Một bai dien xoay chieu nhiều người hỏii

<< < (2/4) > >>

litikali:
Làm khác đi 1 chút cho dễ hiểu hơn:
[tex] I_0 = \frac{NBS\omega}{\sqrt{R^2 + (\omega L - \frac{1}{\omega C})^2}} <=> \frac{\sqrt{R^2 + (\omega L - \frac{1}{\omega C})^2}}{\omega} = \frac{NBS}{I_0}[/tex]
[tex] <=> \frac{R^2}{\omega ^2} + (L - \frac{1}{C\omega ^2})^2 = \left[\frac{NBS}{I_0}\right]^2 [/tex]
[tex]  <=> \frac{1}{C^2}.\frac{1}{\omega ^4} + (R^2 - 2\frac{L}{C}).\frac{1}{\omega ^2} + L^2 = \left[\frac{NBS}{I_0}\right]^2[/tex] (1)

Xem (1) như 1 phương trình bậc 2 với [tex] x = \frac{1}{\omega ^2}; a = \frac{1}{C^2}; b = R^2 - 2\frac{L}{C} [/tex]
không cần thiết phải đặt c vì không cần dùng tới.
Khi Io cực đại thì bế bên phải của (1) cực tiểu => vế bên trái cũng cực tiểu; mà vế trái là 1 đa thức bậc 2 nên điều kiện để nó cực tiểu là:
[tex] \frac{1}{\omega _0 ^2} = - \frac{b}{2a}[/tex]
Ta lại có [tex] \frac{1}{\omega _2 ^2} ; \frac{1}{\omega _2 ^2}[/tex] là 2 nghiệm của (1) nên:
[tex] \frac{1}{\omega _1 ^2} + \frac{1}{\omega _2 ^2} = -\frac{b}{a} = \frac{2}{\omega _0 ^2} [/tex]

=> [tex] \frac{1}{n_0 ^2} = \frac{1}{n_1 ^2} + \frac{1}{n_2 ^2} [/tex]

kiet321:
Cho mình hỏi là dạng bài này bạn lấy từ tài liệu nào vậy.

dhmtanphysics:
Bài toán trên nếu biết nhìn theo quan điểm toán học thì chỉ mất vài giây là có kết quả :
- Viết công thức tinh I ra, trong I có chứa tham số là w, đem w chuyển vào trong căn dưới mẫu số, bây giờ trong căn có dạng pt bậc 2 với biến x = 1/w^2.
- Lí thuyết hàm bậc 2 : x0 = -b/2a ; tổng hai nghiệm x1 + x2 = -b/a => x0 = (x1 + x2)/2.
- Ta có ngay : 1/w0^2 = (1/w1^2 + 1/w2^2)/2 hay 1/n0^2 = (1/n1^2 + 1/n2^2)/2 => kết quả.
Áp dụng giải đề 2011 : Đặt điện áp xoay chiều có U không đổi và w thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, với CR^2 < 2L. Khi w = w1 hoặc w = w2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ C có cùng một giá trị. Khi w = w0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ C đạt cực đại. Tìm hệ thức liên hệ giữa w1, w2, w0.
- Viết công thức tinh Uc ra, trong Uc có chứa tham số là w, đem w chuyển vào trong căn dưới mẫu số, bây giờ trong căn có dạng pt bậc 2 với biến x = w^2.
- Ta có ngay : w0^2 = (w1^2 + w2^2)/2.
Tương tự: đối với UL ta có : 1/w0^2 = (1/w1^2 + 1/w2^2)/2 hay 2/w0^2 = 1/w1^2 + 1/w2^2
Đó là 1 bí quyết nhỏ tôi chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn thành công!

huongxinh1608:
Đặt điện áp xoay chiều vào mạch RLC mắc nối tiếp,cuộn dây thuần cảm.Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng gữa 2 đầu R tăng 2 lần và dòng điện trog 2 trường hợp vuông pha nhau.Hệ số công suất trong mạch luc sau.?đáp án 2/[tex]\sqrt{5}[/tex]

kydhhd:
Trích dẫn từ: huongxinh1608 trong 12:31:22 am Ngày 08 Tháng Sáu, 2012

Đặt điện áp xoay chiều vào mạch RLC mắc nối tiếp,cuộn dây thuần cảm.Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng gữa 2 đầu R tăng 2 lần và dòng điện trog 2 trường hợp vuông pha nhau.Hệ số công suất trong mạch luc sau.?đáp án 2/[tex]\sqrt{5}[/tex]


do I1 vuông pha I2 nên ta có:[tex]tan\varphi 1=cotan\varphi 2\Rightarrow \frac{Zc-Zl}{R}=\frac{R}{Zl}\Rightarrow R^{2}=Zl(Zc-Zl)[/tex]
khi nối tắt tụ C thì hiệu điện thé 2 đâu R tăng gấp 2 lần tức là dòng điện tăng gấp 2 lần nên:
[tex]I2^{2}=4I1^{2}\Rightarrow 4R^{2}+4Zl^{2}=R^{2}+(Zl-Zc)^{2}\Rightarrow 3(R^{2}+Zl^{2)}=Zc^{2}-2ZlZc[/tex]
[tex]\Rightarrow 3ZlZc=Zc^{2}-2ZcZl\Rightarrow Zc=5Zl\Rightarrow R=2Zl[/tex]
[tex]cos\varphi =\frac{R}{\sqrt{R^{2}+Zl^{2}}}\frac{R}{\sqrt{R^{2}+(0,5R)^{2}}}=\frac{2}{\sqrt{5}}[/tex]

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page