Luyện thi ĐH môn Hóa cùng TVVL (phần LT)

(1/3) > >>

mark_bk99:
Lý thuyết là phần dễ kiếm điểm và cũng trở nên khó khăn nếu bạn không học bài, và có học bài nhưng không hiểu bản chất vấn đề !!! Đôi khi phạm chút sai lầm ,hoặc bị lỗ hỗng ở phần nào đó mà làm ta lúng túng, phân vân dẫn đến sai sót đáng tiếc và điều đó xảy ra ở hầu hết những người học Hóa. Với đề thi ĐH cũng vậy ,nếu khá giỏi cũng chỉ làm đúng 2/3 lý thuyết là cao(Đại đa số ,chứ ko nói thiểu số ), ví dụ điển hình là câu lý thuyết trong đề thi ĐH năm 2011 , một câu hỏi rất bình thường nhưng số người làm sai chiếm tỷ lệ khá lớn!!!! " Hợp chất nào của canxi dùng để đúc tượng,bó bột khi gãy xương????"Bạn nghĩ sao 8-x  .ĐỂ nhằm một phần nào đó nâng cao điểm mạnh,khắc phục điểm yếu , topic này sẽ dành về vấn đề thảo luận về những câu hỏi về lý thuyết,ứng dụng của hóa học trong đời sống. !!!. Các bạn có thể đóng góp ý kiến ,câu hỏi của mình tại đây.
  
Trình độ có hạn, nên một số phần mình cũng ko chuẩn lắm (đang trau dồi thêm các phản ứng lạ, mau quên, phần lý thuyết hết sức ngô khoai  :D ) mong các bạn cùng chung tay ôn tập với mình nhé.Thân

mark_bk99:
Câu1. Khi thủy phân este C7H602 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y trong đó X cho phản ứng tráng gương, còn Y không có phản ứng tráng gương nhưng tác dụng với dung dịch Br2 cho kết tủa trắng.CTCT của este là:
A.CH[tex]\equiv[/tex]C-COO[tex]\equiv[/tex]C-C2H5   B.CH3COOCH=CH-C[tex]\equiv[/tex]CH
C.HCOOC6H5                 D.HCOOCH=CH-C[tex]\equiv[/tex]C-CH-CH2


Este khi thủy phân trong môi trường acid mà cho 2 sản phẩm 1 tráng gương thì este đó phải chứa gốc -CHO, 1 sản phẩm không có pư tráng gương mà chỉ tác dụng với Br2 cho KT trắng , phải có  nhân bezen ==>Đó là phenol  (KT 2,4,6tribrom phenol)
==>Đáp án chính xác là C ,HCOOC6H5 + H20 --H2SO4-->HCOOH + C6H5OH

Câu2. X có CTPT C4H1102N.Khi cho X tác dụng với dd NaOH thu được etyl amin.Vậy CTCT của X là
A.CH3COONH3C2H5                                         B.CH3COONH2C2H5
C.C2H5COOCH2NHCH3                                      D.HCOONH3C3H7

X tác dụng với NaOH thu được amin --> X là muối của amin (RCOONH3R')
==>loại B,C,D  (loại D vì ko tạo etyl amin )
Tổng quát: RCOONH3R' + NaOH ---->RCOONa + C2H5NH2 + H20 

mark_bk99:
Câu3. Cho a gam P205 vào dung dịch a gam KOH thu được dung dịch X.Chất tan có trong dung dịch X là:  A.KH2P04 và H3PO4                B.K2HP04 và K3PO4         C.KH2PO4 và K2HP04   D.K3PO4 và KOH

Nhắc lại lý thuyết phần này !!!!
Khi cho H3PO4 tác dụng với dd bazo  thỉ có 3 sản phẩm tạo ra (tùy theo tỷ lệ mol của chúng ) :2 muối acid và 1 muối trung hòa

Nếu tỷ lệ bazo/acid =x
Nếu x=1 thì pư xảy ra vừa đủ sinh muối acid 1(MH2..) <1 có acid dư
1<x<2: sinh 2 muối (MH2 và M2H ...)  =2 thì sinh muối M2H
2<x<3: sinh 2 muối M2H và M3)       =3 thì sinh muối M3   >3 thì sinh muối M3 và bazo dư

Vậy đối với bài trên: P205 --->2H3PO4
                             a/142        a/71

Vậy tỷ lệ bazo/acid= a/40/a/71=1,775  Nằm trong vùng 1<x<2 ==>Đáp án C là đáp án chọn


Câu4.Phản ứng nào sau đây mạch polime bị thay đổi
A.PVA +NaOH---->                         B.PVC +Cl2---->
C.Cao su isopren +HCl---->              D.Nhựa Rezol-----t*C-->

PVA (Poli vinyl acetat ) thủy phân trong môi trường kiềm tạo thành poli vinyl ancol (giữ nguyên mạch Cacbon)
PVC(poli vynyl clorua) cộng hợp Cl2 -->pư giữ nguyên mạch Cacbon Tương tự caosu isopren +HCl

Nhựa rezol có cấu trúc mạch không phân nhánh khi trộn với các hợp chất khác đem ép khuôn sẽ thu được nhựa rezit có cấu trúc mạch không gian ==>D đúng 

Câu5. Cho các phản ứng sau:
(1)FeCO3  +H2SO4d --->khí X + khí Y +...                   (4) FeS + H2SO4l --->khí G +...
(2)NaHCO3 + KHSO4---->khí X +....                         (5)NH4NO3----->Khí H + ....
(3) Cu + HNO3d--->khí Z   + .....                         (6)AgNO3---->khí Z + khí I

Trong các khí sinh ra ở các phản ứng trên số chất khí tác dụng với dung dịch NaOH là:
A.4         B.5           C.3                       D.6

Ta có khí X:C02, Y:S02, Z:N02 ,G:H2S,H:N2 ,I:02
Các bạn nên xem lại các phản ứng đặc trưng của từng chương lớp dưới
--->Những chất tác dụng với dd NaOH là CO2,SO2,NO2, và H2S (cái này nhiều người hay quên lắm ,quan trọng lắm nha, nên xem lại lý thuyết phần lưu huỳnh bài hidro sunfua)
P/s thêm H2S tác dụng với NaOH cũng có phần bài tập giống như CO2 và SO2 tác dụng với dd kiềm vậy ,tổng quát thế này nhé
H2S+ NaOH ---->NaHS +H20           H2S + 2NaOH ---->Na2S + 2H20
 

mark_bk99:
Câu5.Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được axeton là:
A.C2H5OH,CH3CHO,CH3COOH
B.C2H5Oh,CH3-CH=CHBr,C6H5CH(CH3)2
C.C6H5CH(CH3)2,CH3CH2CH2OH,HCOOCH3
D.CH3CHOHCH3,(CH3COO)2Ca,CH2=CBr-CH3.

Có thể giải thích như thế này: Nhận thấy C2H5OH là ancol no đơn chức bậc 1 nên ko thể đc được axeton(oxihoa chỉ thu được andehit) -->loại A,B .Mặt khác HCOOCH3 một là thủy phân trong mt axit hai là trong mt bazo ,các pư còn lại cũng ko tạo axeton --->D là đáp án chọn
Câu6.Cho các phát biểu sau
1.Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt chống gỉ.
2.Chì có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ
3.Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép.
4.Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.
5.Au(vàng) có thể hòa tan trong dung dịch KCN có mặt không khí
6.Có thể dùng NH3 để phân biệt 2 dung dịch CuSO4 và ZnSO4
7.Tất cả kim loại kiềm và  kiềm thổ khử nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí H2.
Số phát biểu đúng là : A. 5    B.6           C.4          D.7
Thiếc là kim loại đứng trước Fe trong dãy điện hóa, nên khi chịu tác động của mt nó sẽ bị ăn mòn trước, chì ngăn cản tia px thì ai cũng bik rồi (liên hệ bên VL,hoặc coi ứng dụng của chì), 3 giải thích giống 1, Nhôm dẫn điện tốt hơn vàng là sai !!!! Theo thứ tự dẫn điện Ag,Cu,Au,Al,Fe
NH3 có thể phân biệt được CuS04 và ZnSO4 tuy cùng tạo phức!!!! Nhưng màu sắc khác nhau  (Cu(OH)2 màu xanh, còn Zn(OH)2 màu trắng trước khi tạo phức) ,Xem thêm bài vàng!!!
Chỉ riêng tất cả  Kim loại kiềm là tác dụng với H20 sinh khí H2 ,còn Kim loại kiềm thổ loại Be và Mg!!
Vậy đáp án đúng là 5

Câu7.Ancol và amin nào sau đây có cùng bậc
A.(C6H5)2NH và C6H5CH2OH                             B.C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
C.(CH3)3COH và (CH3)3CNH2                            D.(CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
Cần xem lại khái niệm cùng bậc, Ancol cùng bậc cacbon, còn amin cùng bậc N
Nhận thấy đáp án A không cùng bậc vì amin bậc 2 còn ancol bậc 1 tương tự C và D chỉ có B là cùng bậc 2

Câu8.Polime có công thức (-NH-[CH2]5-CO-)n.Số phát biểu đúng là?
A.% khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị n   B.X thuộc poliamit
C.X chỉ tạo được ra từ phản ứng trùng ngưng                  D.X có thể kéo sợi
E.Tên của X là nilon 6                                         F. X có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm
A.3              B.6              C.4                       D.5
Với mọi giá trị của n thì M thay đổi -->C cũng thay đổi theo vì thế khi tăng hay giảm n thì %mC ko đổi
X có liên kết -NH-R-CO -->poliamit, X chỉ tạo được ra pư trùng ngưng là sai vì nó có thể trùng hợp từ caprolactam, X có thể kéo sợi và có thể bị thủy phân ,có 6C nên tên gọi là nilon 6
Tổng cộng có 5 đáp án đúng

truonglongmoto:
Ý kiến mình thế này:
Câu 5: Đáp án D
Câu 6: Các câu đúng là: 1,2,3,5,6. Đáp án A
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Các câu đúng là: A, B,D,E,F. Đáp án D   

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page