Toptic bài tập đây

(1/3) > >>

hackervn:
Ai cần bài tập gì thì mọi người cứ pót bài vào đây nha, cám ơn mọi người nhiều  :D

hackervn:
Bài tập vậy lý cấp hai đây:
Bài 1: (4 điểm)
Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước.
a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x.
b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 2: (4 diểm)
Có hai bình nước, bình I chứa m1= 3,6kg nước ở nhiệt độ t1=60 độ C, bình II chứa m2= 0,9 kg nước ở nhiệt độ t2= 20 độ C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t1=59 độ C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II
b) Sau dó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1(AB) G2(CD) đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay và nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h=AC=20cm, chiều dài mỗi gương là d=AB=CD=85 cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S đoạn l=SO=100 cm.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến và phản xạ hai lần trên G1, một lần trên G2 rồi đến mắt. Tính chiều dài đường đi tia sáng này.
b) Người này nhìn vào gương sẽ thấy tối đa bao nhiêu ảnh của S trong hai gương đó.
Bài 4: (4 điểm)
Mạch điện gồm nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U, vôn kế có điện trở Rv, Ampe kế có điện trở Ra và điện trở thuần R được mắc lần lượt như sau:
1. (R//Rv)ntRA, Ampe kế chỉ 10mA, vôn kế chỉ 2V
2. (R//RA)ntRv, Ampe kế chỉ 2.5mA
a) Lập biểu thức tính chỉ số của vôn kế trong trường hợp 1 theo U, RA, R.
b) Tìm giá trị điện trở thuần R
Bài 5: (4 điểm)
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d1=0.3mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I1=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính d2=0.6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I2=5 A đi qua. Hỏi dòng điện trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.

hackervn:
Một chiếc xe khởi hành từ A lúc 8h15' để đi tới B. Quãng đường AB dài 100km. Xe chạy 15' lại nghỉ 5'. Trong 15' đầu xe chạy với vận tốc không đổi v1=10km/h và các 15' kế tiếp, xe chạy với vận tốc 2v1, 3v1, 4v1, 5v1,...(15' thứ k, xe chạy với vận tốc kv1). Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB. hỏi lúc xe tới B, đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ?

Và sau đây tớ xin được giải nó. Xin các bạn cùng giúp sửa lỗi để tớ rút kinh nghiệm!
Gọi k là số đoạn xe chạy trong thời gian 15'.
Ta có:
         s\geqs1+s2+s3+...+sk
       =>  100\geqv1.t+2v1.t+3v1.t+...+kv1.t
       =>  v1.t.(1+2+3+...+k)\leq100
       =>  v1.t.((k+1).k/2)\leq100
       =>  (k+1).k\leq80       => k\leq8                 (1)
Mặt khác:
             s1+s2+s3+...+sk>100-s9
        => v1.t+2v1.t+...+kv1.t>100-9v1.t
        =>  v1.t.(1+2+3+...+k)>77,5
        =>  (k+1).k/2 >31
        =>  (k+1).k>62       => k>7                                                     (2)
Như vậy, từ (1) và (2) suy ra k=8
 




Một quả bóng nhỏ được thả rơi theo phương thẳng đứng từ độ cao H=7,2m xuống một sàn nhẵn. Hỏi lúc thả phải cho nó sẵn một vận tốc v0 bằng bao nhiêu để sau 2 lần nó va chạm với sàn thì nó lại có thể nẩy lên đến độ cao ban đầu, biết rằng mỗi lần nẩy lên đến độ cao cực đại mới sau va chạm với sàn, quả bóng mất 40% cơ năng. Lấy g=10N/kg

[Khen] [Chê]
Offline Offline

Bài viết: 11



Xem hồ sơ cá nhân Email Personal Message (Offline)
   
   
Re: Những Bài Vật Lý Hay!
« Trả lời #3 vào lúc: 07:16:53 Ngày 24 Tháng Mười Một, 2009 »
   Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn Sửa tin nhắnSửa Xóa tin nhắnXóa Tách chủ đềTách chủ đề
(coi thế năng ở mặt sàn bằng 0 nhé mimeo)
gọi cơ năng ban đầu là W
sau 2 lần rơi cơ năng còn 0.6*0.6*W=mgH
W=mgH/0.36=mgH+0.5mv20

v0=\sqrt{2gH(1/0.36-1)}]=\sqrt{2gH*0.64/0.36}
v0=\sqrt{2*10*7.2*64/36}
v0=16(m/s2)
Cách khác
Quả bóng mất 40% cơ năng tức là giữ lại 60% cơ năng
Ta có cơ năng của quả bóng lúc đầu là:
W = Wt + Wđ = 10.m.H+ m.v2/2 = 72m +mv2/2 = m.(v2+144)/2
Sau lần chạm thứ nhất:
W1 = 0,6W
Sau lần chạm thứ 2:
W2 = 0,6 W1 = 0,36 W = 0,18.m.(v2+144)
Ta có:
0,18.m.(v2+144) = 10.m.H = 72m
=> v= \sqrt{72/0,18 - 144} = 16m/s

Trần Triệu Phú:
wow, bài nhìu wa, giải k hết
sao k de moi bai 1 topic chung tay giai 1 bài, xử xong rồi đến bài khác :))

pizpiz_zep_113:
nhìn bài mà hoa mắt...chóng mặt...nhức đầu... m:-s m:-s m:-s
Phiền bác post từng bài một!  m:-t2

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page