Đoạn clip là cảnh những tia sét lần lượt chớp nháy trên bầu trời Trái đất được quay lại từ ISS khi trạm bay qua khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Phi hành gia Randolph Bresnik cho biết đây là khung cảnh tuyệt đẹp về những tia sét, ánh sáng từ các thành phố, những con tàu đánh cá trong vùng biển Nhật Bản được nhìn từ cánh cửa sổ yêu thích của ông trên trạm vũ trụ.
Nguyệt thực (hay còn gọi là Mặt Trăng máu) hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.
Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực.
Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.
Cái chết của sao là vụ nổ phát sáng cực mạnh khi vòng đời của một ngôi sao kết thúc. Vụ nổ sao là hiện tượng cực hiếm. Trong suốt 1.000 năm qua chỉ có 4 vụ nổ sao xảy ra trong dải Ngân hà. Các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện vụ nổ bằng cách xác định vị trí của một bức xạ lạ. BBC cho biết, các nhà thiên văn thuộc Đài thiên văn Nam Âu sử dụng hệ thống kính thiên văn Very Large Telescope tại Chile để theo dõi vụ nổ của ngôi sao mang tên 1987A cách trái đất 168.000 năm ánh sáng. Vụ nổ diễn ra rất dữ dội và vật chất lan tỏa theo một hướng nhất định. Nhóm nghiên cứu dựng bộ phim 3D đầu tiên về vụ nổ từ những hình ảnh mà họ thu được.