Tiểu sử ANHXTANH
(1879 - 1955)

Anbe Anhxtanh là một trong số những nhà bác học lớn của thế kỉ XX, người đă sáng lập ra thuyết tương đối nổi tiếng. Ông sinh năm 1879 ở Ulm nước Đức. Cha ông là tiểu thương. Khi c̣n trẻ Anbe luôn luôn trầm lặng, giữ ǵn và ít nói. Ở trường ông là một học sinh tồi, không thích các tṛ chơi, cũng không thích các môn thể dục mạnh bạo. Ông cũng không tỏ ra xuất sắc ǵ hơn ở phổ thông. Nhưng nhờ ở những sách phổ biến khoa học, ḷng yêu thích khoa học của ông phát sinh và ngay từ thời trẻ tuổi ấy ông đă muốn hiểu biết tất cả những bí mật của Vũ trụ. Cùng lúc, ông cũng say mê âm nhạc và cây vĩ cầm đă trở thành nhạc cụ ưa thích của ông. Năm ông 15 tuổi gia đ́nh chuyển sang sống ở Italia và để Anbe ở lại Đức tiếp tục học tập. Nhưng chàng trai này lại coi thường kỉ luật trường học nước Phổ, nó biến học sinh thành máy móc không biết suy luận, bóp chết mọi sáng kiến và tính ṭ ṃ khoa học. Chính v́ thế, ông phải về gần gia đ́nh bấy giờ đang ở Milăng.

V́ Anhxtanh không biết tiếng Italia, ông bắt buộc phải theo học trường Bách khoa ở Zuric với rất nhiều khó khăn. Chàng thanh niên chỉ giỏi môn toán, không biết lịch sử và tiếng nước ngoài. Trở thành sinh viên, Anhxtanh đă làm các giáo sư rất đổi ngạc nhiên v́ các kiến thức sâu sắc của ḿnh trong khoa học chính xác. Ông đậu cử nhân và bắt đầu t́m việc làm, một điều không hoàn toàn dễ đối với ông. Sau nhiều thử nghịêm uổng công để làm công tác giảng dạy, Anhxtanh lâm vào hoàn cảnh vo cùng khó khăn về vật chất. Cuối cùng ông t́m được một chỗ khá tồi, lương trả không bao nhiêu ở một văn pḥng tại Becnơ (Thụy Sĩ).

Chính tại nơi này Anbe bắt đầu các nghiên cứu khoa học. Cần nói rơ rằng tất cả các quan điểm của Anhxtanh điều đặt cơ sở trên lí luận và phép tính, bởi v́ ông không bao giờ làm việc trong pḥng thí nghiệm và cũng không làm một thí nghiệm nào.

Năm 1906, một bài viết của ông nêu lên những quan điểm về thuyết tương đối đă rất nhanh chóng làm cho tên tuổi của ông nổi tiếng trong giới các nhà bác học v́ những ư tưởng mới mẻ, mang tính cơ bản và cách mạng của thuyết này đối với vật lí cổ điển.

Khi ấy ông được ngay một ghế ở Đại học tổng hợp Becnơ và sau đó là ở đại học Zuric. Năm 1910, ông được phong giáo sư ở đại học Praha. Một năm sau, ông xuất bản tác phẩm cơ bản: Ảnh hưởng của lực hấp dẫn đối với sự truyền ánh sáng. Tên ông trở thành ngôi sao lớn hàng đầu và Đại học Beclin đă mời ông dạy, tạo cho ông một t́nh trạng vật chất rất đầy đủ.

Và như vậy, Anhxtanh vào ngày hôm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dù đang ở trong một nước hiếu chiến nhất, ông là người đă dám phản đối chế độ quân phiệt rất nổi tiếng. Trong chiến tranh, ông tiếp tục các nghiên cứu và năm 1919 xuất bản tác phẩm về thuyết tương đối tổng quát hóa, công tŕnh được giải thưởng Nôben năm 1921. Nhiều nhà bác học đón nhận những thuyết của Anhxtanh với một sự hoài nghi không dấu được. Nhưng năm 1919, sau khi tác phẩm của ông được xuất bản một thời gian ngắn, một lần nhật thực toàn phần đă xảy ra. Tất cả những pḥng thí nghiệm trên thế giới đă báo cho biết độ lệch của các tia sáng xác định vững chắc những giả thuyết của nhà bác học. Về sau, khi vui đùa người ta nói rằng chính bản thân Mặt Trời đă kí tên vào thuyết tương đối của Anhxtanh.

Năm 1921, Anhxtanh được bầu làm hội viên Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông cũng được mời sang làm việc tại Pháp, nhưng việc ông thử chức giáo sư vật lí vấp phải khó khăn lớn v́ chủ nghĩa bài ngoại của một số “nhà bác học” và những âm mưu của những người khác.

Vào lúc mở đầu một trong những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử nước Đức, khi Hitle bắt đầu chính sách ngược đăi chủng tộc, Anhxtanh ở trong số những nạn nhân đầu tiên. Người đă tàn phá ngôi nhà của ông ở Ulm và muốn bắt nhà bác học. Chính v́ thế mùa thu năm 1933 ông sang Châu Mĩ và cư trú ở Prinxơtơn, một thành phố địa phương không xa Niu Oóc và ở luôn tại đây đến khi mất.

Cuộc cách mạng mà Anhxtanh đă thực hiện trong khoa học gồm những ǵ?

1. Anhxtanh đă chứng minh bằng thuyết tương đối của ḿnh rằng khối lượng của một vật tăng theo vận tốc và có thể trở thành vô hạn nếu vật đó đạt tới vận tốc của ánh sáng: V́ gia tốc của một vật chuyển động xác định độ tăng động năng của nó nên khối lượng của một vật là số đo năng lượng nó chứa đựng. Mối quan hệ này đă đưa đến việc nghiên cứu giải phóng năng lượng hạch tâm dưới tất cả các dạng (sự phân hạch tử trong bom nguyên tử và động cơ phản lực, sự nóng chảy trong bom hidrogen). Mối quan hệ này cho phép hiểu tại sao Mặt Trời và các ngôi sao có thể bức xạ hàng triệu năm mà mất đi rất ít khối lượng.

2. Không gian không phải là một tuyệt đối toán học nhưng là số đo những khoảng cách giữa hai điểm vật chất. Nếu trong Vũ Trụ chỉ có mỗi một vật mà thôi th́ ư niệm không gian sẽ trở thành vô ích. Hay nói một cách khác, không gian chỉ hiện hữu v́ sự hiện hữu của các vật chất, như các thiên hà, các v́ sao, các hành tinh hay bất cứ một hạt nào dù nhỏ đến đâu đi nữa.

3. Thời gian không phải là một tuyệt đối toán học mà chỉ là số đo chuyển động của các vật trong không gian, v́ chuyển động chỉ có thể thực hiện trong một thời gian được xác định. Không có chuyển động tức thời ở ngoài thời gian. Từ đó tính chất thời gian trở thành chiều thứ tư (để xác định một biến cố, cần biết ba tọa độ không gian - chiều dài, chiều rộng, chiều cao và một tọa độ thời gian). Theo Anhxtanh, thế giới được biểu diễn như vậy là một liên tục không - thời gian.

Thuyết tương đối không phản đối thuyết mà theo đó, bằng những kiến thức tương đối, con người tiến một cách liên tục đến chân lí tuyệt đối, đến sự hiểu biết hoàn toàn thực tại.

Người ta có thể nói đến Anhxtanh trong một số những người tán thành mạnh mẽ nhất nền ḥa b́nh. Làm sao có thể giải thích khi chính ông đă yêu cầu tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven, năm 1939, thực hiện những nghiên cứu trong lĩnh vực bom nguyên tử? Người ta nhớ, năm 1906 nhà bác học đă chứng minh rằng về mặt lí thuyết năng lượng có thể được giải phóng. Không nên quên rằng Anhxtanh biết những nghiên cứu đang tiến hành ở Đức trong lĩnh vực phân hạch tử các nguyên tử và ông lo ngại rằng phe Đức quốc xă sẽ thành công trong việc chế bom nguyên tử trước phe Đồng minh. Các kết quả thí nghiệm chứng tỏ những hậu quả kinh khủng của những vụ nổ hạch tâm. Lúc ấy Anhxtanh đă gửi vài bức thư khuyến cáo tổng thống nhưng vô ích. Bom đă chế tạo rồi, tổng thống Tơruman đă cho thả xuống hai thành phố Hirosima và Nagadaki. Vụ nổ này mà ông-dù là Anhxtanh-đă có tham gia, là nổi hối hận trong suốt tuổi già của ông.

Nhà bác học tuyệt vời đă dâng trọn những năm cuối đời ḿnh vào lí thuyết trường và đấu tranh để thiết lập một chính quyền thế giới duy nhất cho tất cả mọi nước, mà theo ông, như vậy sẽ bảo đảm được nền ḥa b́nh giữa các dân tộc. Quan điểm này đă khiến một nhóm nhà bác học Xô viết phê b́nh ông trên báo Sự Thật.

Nhà nghiên cứu không mệt mỏi này mà thiên tài và lí luận h́nh như không thể vơi cạn, đă giữ trí thông minh tuyệt đẹp và ḷng nhiệt thành sâu xa của ḿnh đến khi qua đời.

Anhxtanh, người không bao giờ thích công danh, đă yêu cầu trong di chúc là không làm nghi lễ ǵ sau khi ông mất, chính v́ thế mà hài cốt của ông được hỏa thiêu để biến thành tro bay đi trong gió.

(Sưu tầm)