Newton và Einstein, hai người khổng lồ cô đơn

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa on 30 October, 2008

Làm thế nào chúng ta có thể đo lường thiên tài của Einstein? có thể nói đó là một nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nếu chúng ta làm một cuộc hành tŕnh trở lại quá khứ để t́m kiếm một nhân vật khác khả dĩ có thể so sánh được với Einstein về những thành tựu khoa học, th́ từ những nhân vật kiệt xuất như Maxwell, Boltzmann, Darwin, Pasteur, Lavoisier, th́ chúng ta vẫn cứ phải lùi xa tới tận Newton. Và trước Newton th́ có thể nói rằng không có một ai.

Cả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến co mọi người đều biết về những cống hiến của họ và noài đó nữa. Newton đă phát minh ra phép tính vi tích phân, đă phát biểu các định luật cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. C̣n Einstein đă đặt cơ sở cho hai toàn nhà chọc trời của vật lư hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lư lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lư thuyết mới về hấp dẫn.

Nhưng ngoài những thành tựu cụ thể đó ra, cả hai ông đều làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học. Cả hai đều đă phát triển một thế giới quan mới, mà ngày hôm nay chúng ta thường gọi là Vũ trụ NewtonVũ trụ Einstein – vũ trụ thứ nhất là thế giới của những cái tuyệt đối và vũ trụ thứ hai là thế giới của những cái tương đối. Trong Vũ trụ Newton, thời gian trôi không ǵ ngăn cản nổi với nhịp độ đều đặn, cả trước kia, bây giờ và măi măi. Quan hệ nhân quả ở đó được đảm bảo một cách nghiêm ngặt như mệnh lệnh của Thượng đế. Hoàn toàn không có ngoại lệ, mỗi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Tương lai hoàn toàn tiên đoán được từ quá khứ. Trong vũ trụ Einstein, thời gian không c̣n là tuyệt đối nữa. Nhịp độ trôi của thời gian phụ thuộc vào người quan sát. Hơn thế nữa, theo lư thuyết lượng tử, một lư thuyết mà Einstein đă góp phần tạo dựng cho nó mặc dù có những phản đối quyết liệt sau đó, thĩn bất định có tính chất nội tại của tự nhiên ở quy mô nội nguyên tử, đă cản trở sự tiên đoán tương lai từ quá khứ. Những hiểu biết chắc chắn được thay thế cho những hiểu biết mang tính xác suất [*].
Có thể nói những ư tưởng đó c̣n lớn lao hơn những lư thuyết khoa học cụ thể. Chúng là triết học, là chủ đề của bản giao hưởng, là những con đường tồn tại khác nhau trong thế giới này.

Cả Newton lẫn Einstein đều chủ yếu là những nhà vật lư lư thuyết. Và cũng giống như nhiều nhà lư thuyết khác, họ đă hoàn tất những công tŕnh vĩ đại nhất của đời họ ở lứa tuổi hai mươi. Nhưng cả hai cũng đều đă thử nhúng tay vào thực nghiệm. Newton, nhà thực nghiệm vĩ đại hơn, người mà ngoài những điều khá ra, đă phát hiện ra ánh sáng trắng là tổ hợp của các màu sắc khác nhau. Newton đă phát minh ra những công cụ toán học mà ông cần. Einstein th́ không, nhưng trực giác sáng chói của ông đă dẫn ông tới nghiên cứu và sử dụng h́nh học Riemann, một thứ h́nh học phi Eucild phức tạp, cho lư thuyết h́nh học của ông về hấp dẫn.

Cả hai thiên tài này đều là những nghệ sĩ. Cả hai đều đắm ḿnh trong hành tŕnh t́m kiếm sự giản dị, sự tao nhă và vẻ đẹp toán học. Và cũng giống như các nghệ sĩ lớn, họ đều thích làm việc trong sự đơn độc. Newton giam ḿnh hàng tháng trời liền để hoàn tất một công tŕnh. Einstein hầu như không có một học tṛ nào và cũng hiếm khi ông tham gia giảng dạy. Cả hai đèulà những người đơn độc. Nhưng Newton cô đơn hơn. Ông dường như rất ghét sự giao du, và như nhà văn Pháp vĩ đại Voltaire đă viết lúc Newton qua đời: “Trong suốt cuộc đời khá dài của ḿnh, ông (Newton) không có một sự mê đắm hay yếu ḷng nào; ông cũng chưa bao giờ tới gần một người đàn bà”. Newton c̣n lập một kế hoạch để giữ ǵn sự đơn chiếc của ḿnh: “Một cách để giữ sự trinh khiết của ḿnh đó là không nên giày ṿ với những suy nghĩ không tự chủ được mà nên né tránh những ư nghĩ đó bằng một công việc nào đấy, hoặc đọc sách hoặc suy tư về những điều khác”.

Trong giai đoạn sau của cuộc đời, Einstein có dành nhiều thời gian cho những hoạt động xă hội, như đi nhiều nước trên thế giới giảng về chính trị, triết học và giáo dục, giúp đỡ lập quỹ cho trường ĐH Do Thái Jerusalem. Einstein cũng là người có nhiều mối quan hệ lăng mạn. Nhưng ở trong sâu thẳm con người ông, ông vẫn là người đơn độc như Newton. Trong một tiểu luận công bố năm 1931, khi ông 52 tuổi, Einstein viết: “T́nh cảm mănh liêt của tôi về công bằng xă hội lại tương phản một cách lạ lùng với sự thiếu vắng rơ rệt nhu cầu tiếp xúc trực tiếp với những người khác và cộng đồng con người. Tôi thực sự là một “lữ hành đơn độc” và chưa bao giờ thuộc về đất nước tôi, ngôi nhà tôi, bạn bè tôi, và cả gia đ́nh gần gũi của Tôi với toàn bộ trái tim ḿnh”.

Cả Newton lẫn Einstein đều kiêu hănh giữ ǵn sự độc lập và tôn thờ sự cô đơn của ḿnh.

Isaac Newton và Albert Einstein đă để lại những di sản hết sức sâu sắc. Newton đă đánh bại quan niệm cho rằng có một số lĩnh vực của tri thức mà trí tuệ của con người không thể tiếp cận tới được. Ư tưởng này đă bắt rễ trong văn hóa phương Tây nhiều thế kỷ trước đó. Trước Newton, người ta quan niệm rằng loài người chỉ được phép hiểu những ǵ mà Thượng đế đă chiếu cố hé lộ. Tuy nhiên, với sụ ra đời tác phẩm kỳ vĩ Những nguyên lư toán học của triết học tự nhiên (1687) của Newton tất cả những hạn chế cùng những khu vực bị cấm đoán đó đều đă được gạt sang một bên. Ở đây, bằng một ngôn ngữ toán học chính xác, Newton đă khảo sát mọi hiện tượng của thế giới vật lư đă biết, từ con lắc, đến chiếc ḷ xo, đến sao chổi và tới các quỹ đạo xa vời của các hành tinh. Sau Newton, sự phân chia giữa tâm linh và vật lư đă trở nên rạch ṛi hơn. Và con người có thể hiểu được thế giới vật lư đă biết.

C̣n Einstein, với những tiên đề lạ lùng và dường như vô lư của thuyết tương đối hẹp, ông đă chứng tỏ rằng những chân lư vĩ đại của tự nhiên không thể đạt tới chỉ đơn giản bằng sự quan sát kỹ lưỡng thế giới bên ngoài. Thực ra, đôi khi các nhà khoa học phải bắt đầu ngay trong bộ óc của họ, từ đó nêu ra những giả thuyết và những hệ thống logic, rồi sau đó mới đêm kiểm chứng bằng thực nghiệm. Ví dụ, toàn bộ kinh nghiệm của chúng ta từ lúc cất tiếng khóc chào đời đều mách bảo chúng ta rằng thời gian trôi với nhịp độ đều đặn, nhưng niềm tin đó không đúng. Vật lư hiện đại cuối cùng đă vươn tới hiểu được tự nhiên ở bên ngoài những cảm nhận của các giác quan con người, nó dạy chúng ta rằng sự nắm bắt thế giới tự nhiên bằng lẽ phải thông thường và kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm. Trong di sản đó, Einstein đă lật nhào nhiều thế kỷ của tư tưởng về quyền lực tối cao của nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm. Chính ở đây Einstein đă phản đối câu châm ngôn của Newton: Tôi không khuôn ḿnh trong các giả thuyết với ư muốn nói rằng ông (Newton) không phải là nhà triết học trong tháp ngằnh Asistotle, mà là nhà khoa học luôn lấy sự kiện quan sát được làm cơ sở cho những lư thuyết của ḿnh.

Trong bản tự thuật của ḿnh Einstein đă diễn đạt hướng đi khác với Newton của ông như sau: “Newton, mong ông hăy tha thứ cho tôi; ông đă t́m được con đường duy nhất, mà ở thời đại ông, có thể đạt được đối với một con người có sức mạnh và sáng tạo cao nhất. Những khái niệm mà ông sáng tạo ra, thậm chí ngay cả ngày hôm nay, cũng đang dẫn dắt tư duy của chúng tôi trong vật lư, mặc dù giờ đây chúng tôi biết rằng chúng cần phải được thay thế bằng những cái khác, xa rời hơn phạm vi của kinh nghiệm trực tiếp”.

Trong lời giới thiệu cho cuốn Opticks của Newton, Einstein đă viết về Newton, “Thiên nhiên đối với ông là một cuốn sách mở… Trong một con người ông là sự tổ hợp của nhà thực nghiệm, nhà lư thuyết, nhà cơ khí và sau nữa, nhưng không phải là cuối cùng, là nhà nghệ sĩ trong sự tŕnh bày. Đứng trước chúng ta, ông là một con người mạnh mẽ, chắc chắn và đơn độc”. Giả dụ như trong tương lai, bằng thuật du hành theo thời gian, Newton có tái thế, th́ rất có thể ông cũng sẽ viết những lời tương tự về Einstein.

PHẠM NGUYỄN VIỆT HƯNG dịch từ Scientific American