Muc luc
Click để về mục lục

 

ÔN TẬP CHƯƠNG IV - CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

 

 

ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Động lượng:  Động lượng của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức  = m

   Đơn vị động lượng là kgm/s.

 

Nếu hệ có nhiều vật: hệ =

2. Xung lượng của lực:

 

                                 Dt

 

Đơn vị của xung lượng của lực là N.s

3. Định luật bảo toàn động lượng:

      * Hệ cô lập: là hệ vật mà không có ngoại lực tác dụng lên hệ .

      * Hệ vật được xem là hệ cô lập:

 

            + ngoại lực = 0

            + nội lực >> ngoại lực

 

      * Định luật bảo toàn động lượng: động lượng của hệ cô lập là một đại lượng được bảo toàn

 

             

      Với : Tổng động lượng của hệ trước tương tác

            : Tổng động lượng của hệ sau tương tác

 

* Chú ý: Định luật bảo toàn động lượng chỉ nghiệm đúng trong hệ cô lập.

CÔNG – CÔNG SUẤT

1. Công : Nếu lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s thì công của lực  được tính theo công thức:

A = Fscosa

F: Độ lớn lực tác dụng (N)

s: Đoạn đường vật dịch chuyển (m)

A: Công (J)

1kJ = 1000J ; 1Wh = 3600J ; 1KWh = 3600KJ

a : góc hợp bởi hướng của lực với hướng chuyển dời của vật

* Khi a là góc nhọn cosa > 0, suy ra A > 0 ; khi đó A gọi là công phát động.

 * Khi a = 90o, cosa = 0, suy ra A = 0 ; khi đó lực  không sinh công.

* Khi a là góc tù thì  cosa < 0, suy ra A < 0 ; khi đó A gọi là công cản.

2. Công suất :  Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P =

A: công (J); t: thời gian thực hiện công (s); P: công suất (W)

1KW =1000W; 1HP = 736W

* Chú ý: Có thể tính công suất bằng công thức:

P = F.v       với F: Độ lớn lực tác dụng (N)

                        v = : vận tốc trung bình

Động năng:  Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.

                        Wđ = mv2

m : Khối lượng vật (kg)

v: vận tốc ( m/s)

Wđ : Động năng (J)

* Định lý động năng :                     

Khi :động năng tăng.

Khi động năng giảm.

Thế năng trọng trường : Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

Wt = mgz

m: khối lượng của vật (kg); g : gia tốc trọng trường (m/s2)

z: Độ cao của vật so với gốc thế năng (m)

* Công của trọng lực: AP = Wt1 – Wt2

* Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương. Ngược lại khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công âm.

* Thế năng đàn hồi :  Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

                        Wt = k(Dl)2

k: Độ cứng vật đàn hồi (N/m); : Độ biến dạng (m)

Wt: Thế năng đàn hồi (J)

Định luật bảo toàn cơ năng: W1 = W2

Hay Wt1 + Wđ1= Wt2 + Wđ2

- Trường hợp vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực:  mv12 + mgz1 mv22 + mgz2

- Trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:

mv12+k(Dl1)2=mv22+k(Dl2)2

* Chú ý: Định luật bảo toàn cơ năng chỉ nghiệm đúng khi vật chịu tác dụng của trọng lực, lực đàn hồi ( gọi là lực thế )

* Nếu vật còn chịu tác dụng của lực ma sát , lực cản , lực kéo …( gọi là lực không thế ) thì:

                ALực không thế  = W2 - W1   

 

Câu 1. Hệ kín là gì?

Câu 2. Định nghĩa và công thức động lượng, ý nghĩa đơn vị và tên gọi từng đại lượng?

Câu 3. Định luật bảo toàn động lượng? Dạng khác của định luật II Niu-tơn?

Câu 4. Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực?

Câu 5. Thế nào là va chạm mềm?

Câu 6. Công - công suất và hiệu suất : Định nghĩa – công thức, ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong hệ SI?

Câu 7. Định nghĩa, công thức và đặc điểm của động năng? Định lí động năng?

Câu 8. Trình bày công của trọng lức và lực thế?

Câu 9. Định nghĩa thế năng – Đặc điểm và công thức thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi?

Câu 10. Định nghĩa cơ năng?

Câu 11. Định luật bảo toàn cơ năng?

Câu 12. Trình bày định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đối với hệ kín?

Câu 13. Mối quan hệ giữa công và năng lượng?

Câu 14. Hiệu suất của máy?

 

 

 

Trong các bài từ IV.1 đến IV.4, câu nào đúng?

IV.1. Một vật nằm yên, có thể có

A. vận tốc.                B. động lượng.

C. động năng.            D. thế năng.

IV.2. Một vật chuyển động không nhất thiết phải có

A. vận tốc.                B. động lượng.

C. động năng.            D. thế năng.

IV.3. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ nhất với

A. động năng.                      B. thế năng.

C. quãng đường đi được      D. công suất.

IV.4. Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi, thì

A. gia tốc của vật tăng gấp đôi.

B. động lượng của vật tăng gấp đôi.

C. thế năng của vật tăng gấp đôi.

D. động lượng ca vt tăng gp bốn.

IV.5*. Một vật nhỏ khối lượng 1,0 kg chuyển động trên trục x dưới tác dụng của lực duy nhất Fx ; dộ dài đại số của Fx biến đổi theo x như hình IV.1.

Cho vận tốc của vật tại x = 0 là 4,0 m/s.

a) Xác định vị trí tại đó động năng của vật bằng 8,0 J.

b) Tại vị trí nào trong khoảng , động năng của vật cực đại ?

IV.6. Lực duy nhất có độ lớn 5,0 N tác dụng vào vật khối lượng 10 kg ban đầu đứng yên theo phương x. Xác định:

a) Công của lực trong giây thứ nhất, thứ hai và thứ ba.

b) Công suất tức thời của vật tại đầu giây thứ tư.

IV.7. Một vật khối lượng 200g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi, trượt trên một mặt thẳng ngang không ma sát ; lò xo có độ cứng 500 N/m và đầu kia được giữ cố định. Khi vật qua vị trí cân bằng (lo xo không biến dạng) thì có động năng 5,0 J.

a) Xác định  công suất của lực đàn hồi tại vị trí đó.

b) Xác định công suất của lực đàn hồi tại vị trí lò xo bị nén 10 cm và vật đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

IV.8. Một lò xo thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên đỡ một vật nhỏ khối lượng m = 8 kg. Lò xo bị vật nén 10 cm. Lấy g = 10 m/s2.

a) Xác định độ cứng của lò xo.

b) Nén vật sao cho lò xo bị nén thêm 30 cm rồi thả vật nhẹ nhàng. Xác định thế năng của lò xo ngay lúc đó. Xác định độ cao mà vật đạt được.

IV.9. Trên hình IV.2, hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 2 kg, ban đầu được thả ra nhẹ nhàng. Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50  cm ? Bỏ qua mọi ma sát ; ròng rọc có khối lượng không đáng kể ; lấy g = 10 m/s2.