Muc luc
Click để về mục lục

 

35

 

BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

 

 

 

 1. Kiến thức

  - Nêu được nguyên nhân gây ra biến dạng cơ của vật rắn. Phân biệt được hai loại biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn (giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng.

  - Phát biểu được định luật Húc.

2. Kỹ năng

  - Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngoại lực gây nên biến dạng.

  - Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập đã cho trong bài.

  

Khi vật rắn chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn thì hình dạng và kích thước của nó bị thay đổi. Sự thay đổi này của vật rắn có đặc điểm gì và tuân theo quy luật nào?

 

 

I - BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI

 1. Thí nghiệm

 Khảo sát sự biến dạng (nén hoặc bị kéo) của thanh rắn (Video 35.1,2).

  a) Chọn một thanh rắn có tiết diện ngang là S và độ dài ban đầu lo. Giữ cố định một đầu kia của thanh và kéo (hoặc nén) đầu kia bằng một lực  làm thanh bị biến dạng đàn hồi. Khi đó thanh rắn có độ dài l và trong thanh rắn xuất hiện lực đàn hồi  cân bằng với ngoại lực .

Mức độ biến dạng (nén hoặc bị kéo) của thanh rắn được xác định bởi độ biến dạng tỉ đối:

     (35.1)

 

  b) Sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn do chịu tác dụng của ngoại ực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực thôi tác dung thì biến dạng của vật gọi là biến dạng đàn hồi, vật rắn đó có tính đàn hồi.

 2. Giới hạn đàn hồi

 Nếu hình dạng và kích thước của vật rắn không trở lại như ban đầu thì vật rắn có tính dẻo và biến dạng của nó là biến dạng dẻo (hay biến dạng còn dư).

  Giới hạn đàn hồi là giới hạn trong đó vật còn giữ được tính đàn hồi (giới hạn đó có thể là độ lớn lực, hướng của lực hoặc thời gian tác dụng của lực).

Video 35.1

Video 35.2

II - ĐỊNH LUẬT HÚC

 1. Ứng suất

Thí nghiệm chứng tỏ độ biến dạng tỉ đối e của thanh rắn không những phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng F mà còn phụ thuộc vào tiết diện ngang S của thanh đó. Nếu F càng lớn thì S càng nhỏ và e càng lớn. Như vậy, độ biến dạng tỉ đối e của thanh rắn phụ thuộc vào thương số:

     (35.2)

 

  Đại lượng s gọi là ứng suất. Đơn vị đo của s là paxcan (Pa):

1 Pa = 1N/m2

 2. Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn

 Nhà bác học người Anh Rô-bớt Húc (Robert Hooke, 1635 - 1703) là người phát minh ra định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn:

  Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (đồng chất, hình trụ) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

 

     (35.3)

 

  với α là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu vật rắn (N/m).

3. Lực đàn hồi

Từ công thức (35.3) suy ra:

    (35.4)

 

  Dưới tác dụng của lực không đổi F, thanh rắn biến dạng một đoạn l. Khi đó, theo định luật III Niutơn và định luật Húc, ta tìm được độ lớn của lực đàn hồi là:

  

 

   (35.5)

  Trong đó:

    

              là suất đàn hồi hay suất Y-âng (Young) đặc trưng cho tính đàn hồi của vật rắn. Đơn vị đo của E cũng là paxcan (Pa).

  với

    

                 là hệ số đàn hồi hay độ cứng (N/m) phụ thuộc bản chất và kích thước của thanh rắn.

 4. Giới hạn bền và hệ số an toàn của vật liệu

  a) Giới hạn bền

 Treo vào một dây thép những vật có trọng lượng tăng dần ta thấy khi lực tác dụng lên dây còn nhỏ thì biến dạng của dây là đàn hồi. Khi lực tác dụng đạt tới một giá trị nào đó thì biến dạng của dây trở thành biến dạng còn dư. Khi lực đạt tới giá trị Fb thì dây đứt.

  Thương số của Fb và tiết diện ngang của dây gọi là giới hạn bền của vật liệu làm dây:

 

  Giới hạn bền được tính ra N/m2.

  b) Hệ số an toàn

 Khi chế tạo máy móc hoặc xây dựng các công trình phải chú ý tới giới hạn bền của vật liệu. Phải tính toán sao cho mỗi đơn vị tiết diện ngang của vật liệu chỉ phải chịu những lực nhỏ hơn giới hạn bền của vật liệu n lần. Hệ số n càng lớn thì công trình càng an toàn. Hệ số n được gọi là hệ số an toàn của vật liệu.

   n thường có giá trị từ 1,7 đến 10.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Video 35.3

 

 

 

 

Sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ.
- Tùy thuộc cường độ của lực và thời gian tác dụng của lực, vật rắn có thể bị biến dạng đàn hồi hoặc biến dạng dẻo.
- Tùy thuộc điểm đặt và phương chiều tác dụng của lực, vật rắn có thể bị biến dạng theo các kiểu khác nhau : kéo, nén, cắt, xoắn và uốn.

Biến dạng đàn hồi kéo (hoặc nén của thanh rắn tuân theo định luật Hooke:
Lực đàn hồi Fđh có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng Δl = 38của thanh rắn:

F = kΔl

trong đó k là hệ số đàn hồi phụ thuộc bản chất và kích thước của thanh rắn:

k = ES/lo

với E là suất đàn hồi đặc trưng cho tính chất đàn hồi của thanh rắn bị biến dạng. Đơn vị đo E là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2.

 

Câu 1. Trong điều kiện nào vật rắn bị biến dạng?

Câu 2. Hãy kể tên các kiểu biến dạng của thanh rắn và nếu thí dụ minh họa.

Câu 3. Phân biệt tính đàn hồi và tính dẻo của vật rắn. Các tính chất này phụ thuộc những yếu tố nào?

Câu 4. Khái niệm ứng suất. Biểu thức? Đơn vị?

Câu 5. Phát biểu định luật Húc cho biến dạng đàn hồi của thanh rắn bị kéo hay nén? Biểu thức?

Câu 6. Suất đàn hồi (suất Young), giới hạn đàn hồi là gì? Biểu thức độ biến dạng tỉ đối và khái niệm biến dạng cơ của vật rắn?

Câu 7. Viết biểu thức và đơn vị đo giới hạn bền của thanh rắn. Hệ số an toàn của thanh rắn là gì?

 

 

 

35.1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứn gở cột bên phải để thành một câu có nội đúng.

1. Sự thay đổi hình dạng và kích thướt của vật rắn do tác dụng của ngoại lực là

a) niutơn trên mét (N/m).

2. Biến dạng mà vật rắn lấy lại được kích thướt và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng là

b) độ biến dạng kéo (hoặc nén) của thanh rắn.

3. Đại lượng xác định bởi thương số giữa ngoại lực làm biến dạng than rắn và tiết diện ngang của thanh đó gọi là

c) giới hạn đàn hồi.

4. Biến dạng có tác dụng làm tăng độ dài và giảm tiết diện ở phần giữa của thanh rắn gọi là

d) biến dạng kéo.

5. Biến dạng có tác dụng làm giảm độ dài và tăng tiết diện ở phần giữa của thanh rắn gọi là

đ) ứng suất cơ.

6. Đơn vị đo độ cứng của thanh rắn là

e) độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của thanh rắn.

7. Đơn vị đo suất đàn hồi của thanh rắn là

g) paxcan (Pa).

8. Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi gọi là

h) suất đàn hồi (hay suất Y – âng).

9. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ thuận với

i) biến dạng đàn hồi.

10. Đại lượng đặc trưng cho tính đàn hồi, phụ thuộc bản chất và kích thướt thanh rắn là

k) biến dạng nén.

11. Đại lượng đặc trưng cho tính đàn hồi , phụ thuộc bản chất thanh rắn là

l) biến dạng cơ.

35.2. Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?

A. Bản chất của thanh rắn.

B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.

C. Tiết diện ngang của thanh.

D. Cả ba yếu tố trên.

35.3. Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?

A.Trụ cầu.

B. Móng nhà.

C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển động.

D. Cột nhà.

35.4. Vật nào dưới đây chịu biến dạnh nén?

A. Dây cáp của cầu treo.

B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.

C. Chiếc xà beng đang bẩy một tảng đá to.

D. Trụ cầu.

35.5. Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như  thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn?

A. Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.

B. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.

C. Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh.

D. Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

35.6. Một sợi dây sắt dài gấp đôi nhưng có tiết diện nhỏ bằng nữa tiết diện của sợi dây đồng. Giữ chặt đầu trên của mỗi sợi  dây và treo vào đầu dưới của chúng hai vật nặng giống nhau. Suất đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu lần so với sợi dây đồng?

A. Sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần.

B. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần.

C. Sợi dây sắt bị dãn  ít hơn 2,5 lần.

D. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần.

35.7. Một thanh thép dài 5,0 m có tiết diện 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Lực kéo tác dụng lên đầu kia của thanh thép bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 2,5 mm?

A. F = 6,0.1010 N.

B. F = 1,5.104 N.

C. F = 15.107 N.

D. F = 3,0.105 N.

35.8. Một sợi dây đồng lúc đầu được căng thẳng ngang để phơi quần áo. Sau vài lần phơi quần áo nhẹ, sợi dây vẫn nằm thẳng ngang. Nhưng sau nhiều lần phơi chiếu ướt hoặc bông, ta thấy sợi dây đồng bị võng xuống rõ rệt. Tại sao?

35.9. Các thanh ray của đường xe lửa được chế tạo bằng các thanh thép chữ I. Tại sao?

35.10. Một thanh xà ngang bằng thép dài 5,0 m có tiết diện 25 m2. Hai đầu của thanh xà được gắn chặt vào hai bức tường đối diện. Hãy tính áp lực do thanh xà tác dụng lên các bức tường khi thanh xà dãn dài thêm 1,2 mm do nhiệt độ nó tăng. Thép có suất đàn hồi E = 20.1010 Pa. Bỏ qua biến dạng của các bức tường.

35.11. Một chiếc cột bê tông cốt thép chịu lực nén thẳng đứng F của tải trọng đè lên nó. Giả sử suất đàn hồi của bê tông bằng khoảng  của thép, còn diện tích tiết diện ngang của thép bằng khoảng của bê tông. Hãy tính phần lực nén do tải trọng tác dụng lên phần bê tông của chiếc cột.