24 |
CÔNG VÀ CÔNG SUẤT |
|
1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng). - Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất. 2. Kỹ năng - Vận dụng công thức tính công để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức tính công suất để giải bài tập. 3. Thái độ - Liên hệ thực tế “hộp số”. |
|
I - CÔNG 1. Khái niệm về công Như đã biết ở lớp 8 THCS, ta đã học: a) Một lực sinh công khi tác dụng lên một vật và vật chuyển dời. Ví dụ: Cần cẩu tác dụng lực lên vật nặng và kéo vật đó lên cao (Video 24.l).
b) Dưới tác dụng của lực
A = Fs (24.1)
|
Video 24.1 |
|
2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
Xét một máy kéo, kéo một cây gỗ trượt trên
đường bằng một sợi dây căng. Lực kéo
trong đó
A = FsMN = Fss (24.2)
Gọi
a
là góc tạo bởi lực Fs = Fcosa Vì vậy, công thức (24.2) có thể viết: A = Fscosα
Khi lực
A = Fscosα (24.3) |
Hình 24.1 |
|
3. Biện luận Theo công thức A = Fscosα, ta thấy:
a) Khi
b) Khi
c) Khi
Ta hãy xét một ôtô đang lên dốc. Mặt dốc
nghiêng một góc β so với mặt phẳng ngang. Trong chuyển dời đó trọng lực
Để giải thích kết quả này, ta phân tích trọng
lực
Trong đó
Kết luận:
Khi α, góc
giữa hướng của lực |
Hình 24.2
Hình 24.3
Hình 24.4
Video 24.2
* Vì quãng đường đi s phụ thuộc vào hệ quy chiếu nên giá trị của công cũng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Nếu ta kéo một cái hòm trên toa xe lửa ngược chiều chạy với tàu với vận tốc có độ lớn bằng vận tốc của tàu, nhưng đối với mặt đất thì hòm vẫn đứng yên, công thực hiện đối với mặt đất bằng không. |
|
4. Đơn vị công Đơn vị công trong hệ đơn vị SI là jun (J). Trong (21.l) nếu F=1N và s=1m thì A = 1N.1m = 1Nm = 1J Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị KJ, là bội số của J: 1KJ = 1000J. Jun là công do lực có cường độ 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực. 5. Chú ý Các biểu thức tính công (24.l) và (21.3) chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình chuyển dời. |
||
II – CÔNG SUẤT 1. Khái niệm công suất Trong sản xuất và đời sống, người ta thường sử dụng các loại máy móc, động cơ, tổng quát hơn là các thiết bị sinh công (công dương). Khi đó ngoài độ lớn của công do thiết bị sinh ra, người ta còn quan tâm đến khoảng thời gian thực hiện công đó. Cùng sản ra một công, thiết bị nào thực hiện trong thời gian ngắn hơn sẽ làm việc khoẻ hơn, có hiệu quả hơn. Nói cách khác, người ta đánh giá mức độ mạnh, mức dộ hiệu quả của một thiết bị sinh công bảng độ lớn của công do thiết bị đố thực hiện trong cùng một khoảng thời gian chọn trước : thường chọn là đơn vị thời gian. Đại lượng đó được gọi là tốc độ sinh công hay công suất. Công suất là là đại lượng được đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
P
= |
|
|
2. Đơn vị công suất Đơn vị công suất là jun trên giây, kí hiệu là Oát (W).
Oát là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong 1s. 1kW = 1000W |
Chú ý: - Trước đây người ta dùng đơn vị mã lực để đo công suất. + Ở nước Pháp: 1 mã lực = 1CV = 736W + Ở nước Anh : 1 mã lực = 1HP = 746W
Hình 24.5. Minh họa
- Đổi đơn vị: 1Wh = 3600J và 1kWh = 3600000J là đơn vị của công.
Hình 24.6. Ảnh chụp mặt trước của công tơ điện (còn gọi tên thông dụng là: đồng hồ điện)
|
|
3. Mở rộng khái niệm công suất Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học như: lò nung, nhà máy điện, đài phát sóng,…là công suất tỏa nhiệt, công suất phát điện, … 4. Mối liên hệ giữa công suất, vận tốc và lực Mối liên hệ này được thể hiện qua công thức sau: ![]() Công thức trên cho thấy nếu công suất máy không đổi và ta thay đổi vận tốc ta có thể thay đổi được lực tác động ra ngoài. Nếu ta tăng vận tốc của một chiếc xe thì lực tác động của xe lên mặt đường sẽ giảm và ngược lại. Vì lý do trên mà người ta còn gọi công thức này là công thức hộp số. Bộ truyền động nhiều bánh răng có thể thay đổi vận tốc chuyển động nhưng không thể thay đổi công suất giữa đầu vào và đầu ra (Hình 24.8).
|
Hình 24.7. Các thiết bị tiêu thụ điện
Hình 24.8
Bài tập ví dụ 1. Vật có khối lượng m= 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 20m. Khi tới chân đó thì vật có vận tốc 15 m/s. Tính công của lực ma sát (g = 10 m/s2). ĐS: - 875 (J) Một vật có khối lượng m= 2 (kg ) bắt đầu chuyển động trên mặt nhẵn nằm ngang từ trạng thái nghỉ dưới tác dụng của một lực theo phương ngang có cường độ F = 5 ( N ) 1/ Tính công do lực F thực hiện sau 2 giây? 2/ Tính công suất trung bình trong khoảng thời gian trên? 3/ Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối t = 2 ( s )? Giải: Ta chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật : a) Trong thời gian 2 giây : + Gia tốc của vật :
a = + Độ dời của vật :
s = Công do lực F A = F.s = 5.5 = 25 (J) b) Công suất trung bình :
c) Vận tốc tức thời : v = at = 5 m/s Công suất trung bình : P = F.v = 25 W. Bài tập ví dụ 2. Một vật có khối lượng 0,3 kg nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang không có ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo 10 N hợp với phương ngang một góc a = 300 a) Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5 giây? b) Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối? Tóm tắt: m = 0,3 kg F = 10 N a = 300 a) A ? ( t = 5s) b) P ? Giải: Câu a) Gia tốc của vật:
Theo định luật II Newton : a =
Quãng đường vật đi
được trong thời gian 5 giây là : s =
Công mà lực thực hiện trong khoảng thời gian 5 giây: A = F.s.cosa = 10. 360,75.cos300 = 3125 J Câu b) Vận tốc tốc tức thời tại thời điểm cuối : v = at = 28,86.5 = 144,3 m/s Công suất tức thời tại điểm cuối : P = F.v.cosa = 10. 144,3. cos300 = 1250 W Bài tập ví dụ 3. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi sau thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu ? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 1,2 s và công suất tức thời tại thời điểm 1,2 s khác nhau ra sao? Giải: Quãng đường vật rơi tự do : h =
Công của trọng lực là : A = P.h = mgh = 2.9,8.7,1 = 139,16 (J) Công suất tức thời của trọng lực : Pcs = P.v = mg.gt = 230,5 W Công suất trung bình của trọng lực :
Bài tập ví dụ 4. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể, hãy tính công suất của máy bơm. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 0,7. Hỏi sau nửa giờ, máy bơm đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Giải: Công của máy bơm nước: A = P.h = mgh = 15.10.10 = 1500 (J) Công suất có ích của máy bơm: Pích = A/t = 1500 (W) Công suất toàn phần của máy bơm: Ptp
= Công máy bơm đã thực hiện trong nữa giờ (1800 giây): Atp = Ptp.t =![]() |
Nếu
lực không đổi
A=Fscos
|
Câu 1. Khi nào có công cơ học? Nêu ví dụ về một số trường hợp có công trong thực tế? Biểu thức? Đơn vị công? Nêu ý nghĩa của công âm.
Câu 2. Viết biểu thức tính công của lực cùng phương với đường đi? Giá trị của công phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trường hợp nào lực sẽ sinh công âm?
Câu 3. Công suất là gì? Biểu thức? Đơn vị công suất là gì?
24.1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.
1. Công của lực khi điểm đặt dịch chuyển theo hướng của lực được tính bằng tích số |
a) Fs |
2. Công của lực khi điểm đặt dịch chuyển ngược hướng của lực được tính là |
b)
|
3. Biểu thức tính công của lực khi điểm đặt dịch chuyển khác hướng của lực là |
c) Fs. |
4. Biểu thức tính công suất (trung bình) là |
d) – Fs. |
24.2. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Hãy kể ra các lực tác dụng lên ô tô và nêu rõ lực nào sinh công dương, sinh công âm và không sinh công.
24.3. Một vật nhỏ khối lượng m, đặt trên một đường nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của một lực kéo ngang, vật bắt đầu chuyển động và sau một khoảng thời gian đạt được vận tốc v. Tính công của lực kéo.
24.4. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (lấy g = 10 m/s2).
24.5. Một vật nhỏ khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ một đỉnh dốc có chiều cao h.
a) Xác định công của trọng lực trong quá trình vật trượt hết dốc.
b) Tính công suất trung bình của trọng lực, biết góc nghiêng của mặt dốc
và mặt ngang là .
Bỏ qua mọi ma sát.
24.6*. Một ô tô khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực ma sát (hệ số ma sát bằng 0,3). Vận tốc đầu của ô tô là 54 km/h; sau một khoảng thời gian thì ô tô dừng.
a) Tính công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian đó.
b) Tính quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian đó (g = 10 m/s2).
24.7*. Một ô tô khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có vận tốc không đổi v = 54 km/h. Hỏi động cơ ô tô phải có công suất bằng bao nhiêu để có thể lăn được dốc trên với vận tốc không đổi là 54 km/h ? Cho độ nghiêng của dốc là 4%; g= 10 m/s2.
Chú thích : Gọi là
góc nghiêng giữa mặt dốc với mặt phẳng ngang. Độ nghiêng của mặt dốc được định
nghĩa (trong trường hợp
nhỏ)
: độ nghiêng
.
Video 24.3. Mô phỏng nguyên tắc hoạt động cuả hộp số
Hình 24.2. Hộp số ô tô