MỤC TIÊU

 

I/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

              1. Mục tiêu tổng quát:

                Góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông:

      - Kế thừa và phát triển kết quả giáo dục Trung học cơ sở;

      - Hoàn thiện học vấn phổ thông;

      - Chuẩn bị cho học sinh học lên (đại học, cao đẳng) hoặc tham gia lao động trong xã hội.

               2. Các mục tiêu cụ thể:

                  2.1 Mục tiêu về kiến thức:

          Cung cấp cho HS kiến thức phổ thông ở trình độ tú tài (tương đương các nước trong khu vực), cụ thể:

       - Những khái niệm tương đối chính xác về sự vật, hiện tượng;

       - Những định luật cơ bản được trình bày phù hợp với năng lực toán học của HS;

       - Những nét chính của thuyết vật lí cơ bản;

       - Những hiểu biết về phương pháp thực hành và phương pháp mô hình;

       - Những ứng dụng quan trọng trong đời sống, sản xuất.  

                    2.2 Mục tiêu về kĩ năng:

       - Kĩ năng thu lượm thông tin từ quan sát thực tế, thí nghiệm; 

       - Các kĩ năng xử lí thông tin: xây dựng bảng, vẽ đồ thị, rút ra kết luận,...;

       - Các kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày kết quả quan sát, báo cáo TN,...;

       - Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng, giải bài tập;

       - Kĩ năng thực hành: sử dụng dụng cụ, lắp đặt các thí nghiệm,...

                  2.3 Mục tiêu tình cảm, thái độ, tác phong:

       - Hứng thú học tập môn Vật lí;

       - Vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống;

       - Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ;

       - Tính trung thực trong khoa học;

       - Tinh thần nổ lực cá nhân, hợp tác trong học tập.

     II/ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

       1/ Về kiến thức:

    1.1 Tính phổ thông:

   Là những kiến thức cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, kiến thức SGK là Vật lí cổ điển.

   1.2 Tính cập nhật và tính hiện đại của chương trình:

   - Thay những ứng dụng đã lỗi thời bằng những ứng dụng cập nhật;

   - Coi trọng đúng mức các phương pháp đặc trưng bộ môn: thực nghiệm, mô hình;

   - Phù hợp với nền kinh tế phát triển trong vòng hơn 10 năm tới, đặc biệt là các thí nghiệm: đồng hồ đo thời gian, laser,...

    1.3 Tinh giản chương trình: thể hiện các mặt sau:

   - Kiến thức đưa vào chương trình đã tinh lọc kĩ;

   - Nhắc sơ lượt những kiến thức đã học trong chương trình THCS;

   - Cân đối những kiến thức: lí thuyết và vận dụng. Đề cao vai trò tính thực tế trong việc vận dụng;

   - Đảm bảo sư phối hợp liên môn: Toán, Hoá, Sinh, Công nghệ,...

     2/ Về mặt kĩ năng:

    * Chung cho các môn học

   - Kĩ năng thu thập thông tin;

   - Kĩ năng xử lí thông tin;

   - Kĩ năng truyền đạt thông tin;

   - Kĩ năng tự học;

   - Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập.

    * Khả năng chuyên biệt của Vật lí:

   - Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường phổ thông: thước, cân, nhiệt kế, các đồng hồ đo điện,...;

   - Kĩ năng lắp ráp và thực hiện những thí ngiệm đơn giản;

   - Kĩ năng xá định sai số và trình bày hợp lí kết qủ thu được;

   - Kĩ năng sử dụng tốt thuật ngữ Vật lí.

   3/ Về tác phong, thái độ:

   - Tính cẩn thận, chu đáo nhất là trong thí nghiệm;

   - Báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm;

   - Tôn trọng thành quả lao động của người khác và của mình;

   - Lòng yêu thích môn Vật lí.

    III/ NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ THPT

     1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu giáo dục của ngành học, cấp học và các ban của môn Vật lí.

    2. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn.

    3. Nguyên tắc đảm bảo sự liên thông giữa chương trình Vật lí hai ban, sự nối tiếp chương trình Vật lí THCS và sự phối hợp với chương trình các môn khác.

    4. Nguyên tắc đảm bảo sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành, giữa truyền thụ kiến thức và thực hành, giữa học và tự học.

    5. Nguyên tắc đảm bảo sự kế thừa những tinh hoa trong CT CCGD và trong CT Trung học chuyên ban trước đây.

   6. Nguyên tắc đảm bảo sự tương đương CT Vật lí cơ bản với CT Vật lí tú tài của các nước trong khu vực và các nước đang phát triển.

   7. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, đảm bảo sự phát triển nền giáo dục phổ thông.

   8. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển của mỗi các nhân HS, đồng thời sự phân luồng học sinh sau THPT.

        

 

  Mục tiêu

 

 

 

  Hi?u ?ng này giúp trang web c?a b?n trông nhu m?t vu tr? bao la