HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 10

 

1. SGK điện tử Vật Lí 10 gồm 7 chương chia làm 2 phần Cơ học và Nhiệt học, mỗi chương có các "bài học" được đánh số thứ tự dành cho các em học sinh theo chương trình chuẩn và thêm các "bài học thêm" không đánh số thứ tự để dành cho các em học sinh theo chương trình nâng cao.

2. Cấu trúc mỗi 1 bài học gồm có các phần theo trình tự sau:

a) Tên bài học: Ví dụ

1

 

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

 

b) Mục tiêu bài học(mức độ cần đạt): chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ (nếu có).

1. Kiến thức

 

2. Kỹ năng

c) Đặc vấn đề: Nêu lên các vấn đề gợi mở, thắc mắc và thường thấy trong cuộc sống.

Chuyển động của các vật xảy ra hằng ngày xung quanh ta: ôtô, xe máy,...

d) Phần nội dung bài học được chia làm 2 cột:

- Cột chính: các kiến thức chính được trình bày (kiến thức bổ sung, nếu có, dạng chữ nhỏ-nghiêng), có các liên kết (Ví dụ: hệ quy chiếu) liên quan,...

- Cột phụ: chữ nhỏ hơn phía bên phải, gồm: một số hình vẽ, video minh hoạ, thí nghiệm ảo (Flash Video), những biểu bảng, những ghi chú và các ví dụ cụ thể để làm rõ hơn các kiến thức đã trình bày ở cột chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Muốn xem, ta cần nhấn trái chuột (click chuột trái) vào các nút (biểu tượng) có dạng sau: , , , , , , , , ...

 

Ngoài ra còn có các câu hỏi kí hiệu

4. Lúc 8h5’ ôtô chạy từ Đà Nẵng ra đến Huế lúc 10h15’. Hỏi thời gian ôtô đã chạy? Nếu chọn mốc thời gian lúc 7h00’ thì thời điểm ôtô ở Đà Nẵng và Huế mấy giờ?

để nêu vấn đề và gợi mở trong bài học.

e) Sau phần nội dung bài học là phần tóm tắt bài học bao gồm các kiến thức trọng tâm (tóm tắt) của bài:

Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

Khi kích thước của vật là nhỏ so với phạm vi chuyển động, ta có thể coi vật như một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật. Những vật có hình dạng và kích thước không thay đổi theo thời gian gọi là vật rắn.

Để xác định vị trí của một vật trong không gian ta chọn một vật làm mốc, một hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc và xác định các toạ độ của vật đó. Đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một điểm làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo.

Để xác định thời gian trong chuyển động, ta chọn một gốc thời gian và dùng đồng hồ.

Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ trục toạ độ, thước đo, mốc thời gian và đồng hồ.

f) Sau đó là phần câu hỏi giáo khoa và bài tập về nhà:

Câu 1. Chất điểm là gì?

Câu 2. Quỹ đạo là gì?

Câu 3. Cách xác định vị trí của vật trong không gian?

Câu 4. Cách xác định thời gian trong chuyển động?

 

 

1.1...

1.2...

g) Tiếp theo là phần "Em có biết?" (nếu có) gồm các thông tin, kiến thức thú vị :

 

 

 

Hoa tuyết

h) Tiếp theo là phần "Kiểm tra" (nếu có) gồm các câu hỏi - bài tập trắc nghiệm khách quan (tương tác) kiểm tra kiến thức đã học của học sinh, có đánh giá - chấm điểm sau khi làm bài:

 

 

Gồm có 2 hình thức trắc nghiệm Offline và trắc nghiệm Online, đề bài không hoàn toàn giống nhau:

- Offline (chạy file trên đĩa)

Ví dụ:

 

- Online (phải có kết nối Internet)

Ví dụ: (nhấn vào liên kết bên dưới)

http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=3206

 

3. Bài học thêm có cấu trúc như bài học chính.

 

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC

Tuy nhiên, có 1 số đoạn Video Clip phải kết nối Internet mới hiển thị. Ví dụ:

(Link: http://d.violet.vn/uploads/resources/184/Mo_phong_Becnuli.flv

hoặc http://ltt-physics.violet.vn/document/show/entry_id/3815866)

4. Ở cuối mỗi chương có bài:

ÔN TẬP CHƯƠNG I - ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

 có các câu hỏi và bài tập ôn tập, luyện tập; có đề kiểm tra, đánh giá kiến thức chương (dạng tương tự như trên 2h).

5. Có 2 bài Ôn tập và 2 đề KTHK (dạng tương tự như trên 4, 2h)./.