Hoạt động của ống Cu-lit-gio |
|
|||
Những ống phát tia X đầu tiên chỉ là những ống Cơ-rúc-xơ, có gắn thêm một đối âm cực, tức là một miếng kim loại, đặt đối diện với catôt, để hứng các êlectron phóng ra từ catôt. Do số êlectron phóng từ catôt không lớn, nên cường độ tia X thu được không cao. Ngày nay, để tạo tia Rơn-ghen, người ta dùng ống Cu-lít-giơ. 1. Cấu tạo Ống Cu-lít-giơ (còn gọi là ống tia X) là một ống thủy tinh, trong là chân không, có gắn ba điện cực: a) Một dây nung bằng vonfam FF’, dùng làm nguồn êlectron. b) Một catôt K bằng kim loại hình chỏm cầu, để làm cho các êlectron phóng ra từ FF’ đều hội tụ vào anôt A. c) Một anôt A, vừa dùng làm đối catôt, làm bằng kim loại, được làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động. 2. Hoạt động Dây FF’ được cuộn thứ cấp N của biến thế nung nóng; cường độ dòng nung có thể thay đổi, nhờ biến trở BT, do đó, có thể điều chỉnh cường độ dòng điện qua ống, tức là điều chỉnh cường độ chùm tia X . Cuộn thứ cấp CT của biến thế tạo một hiệu điện thế cao, có thể điều chỉnh được từ 10kV tới 50kV, hoặc hơn, giữa anôt và catôt. Do đó, các êlectron bay ra từ dây nung FF’, sẽ chuyển động trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt. Trong nửa chu kì đầu, khi anôt A có điện thế dương so với catôt K, các êlectron bay về A với vận tốc lớn, đập vào A và làm cho A phát ra tia X. Trong nửa chu kì tiếp theo, anôt A có điện thế âm so với catôt, êlectron bị đẩy lùi về K và ống không phát tia X. Như vậy, ống chỉ hoạt động trong một nửa chu kì của dòng điện xoay chiều, nhưng điều đó không trở ngại gì cho việc quan sát hoặc chụp ảnh tia X. Chỉ có một số ít êlectron (chưa tới 1%) có tác dụng tạo tia X, phần còn lại (trên 99%) khi đập vào anôt chỉ có tác dụng làm nóng anôt. Do đó, đối catôt nóng lên rất nhanh, và phải được làm bằng một dòng nước. |
|||
|
|||
![]() ![]() Click vào đây để thêm vào Bộ Sưu Tập của bạn [Đóng]
|
|