Giai Nobel 2012
08:52:14 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Nhờ thầy cô giải giúp điện xc

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhờ thầy cô giải giúp điện xc  (Đọc 2873 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
santacrus
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 253
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 216


Email
« vào lúc: 02:32:24 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

C1 Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động: [tex]e=220\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex], t tính bằng s. Tốc độ quay của roto =600v/phút. Biết rằng ứng với mỗi cặp cực có một cặp cuộn dây, mỗi cuộn dây có 5000 vòng dây. Các cuộn dây được mắc nt với nhau. từ thông cực đại gửi qua một vòng dây =?
đ/s: 19,8uWb

C2 Cho đoạn mạch RLC nt: [tex]R=60\Omega ; L=\frac{8}{5\pi }H; C=\frac{10^{-4}}{\pi }F[/tex]. điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u=120cos100pit (V), t tính bầng giây. Tại thời t=30ms, cường độ dòng điện chạy trong mạch có độ lớn:
Đ.s: 1A

C3 Mạch điện xc chứa hai trong ba phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện thuần dung C mắc nt. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp có biểu thức [tex]u=U_{0}cos\left(\omega t-\pi /4 \right)V[/tex] thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: [tex]i=I_{0}cos\left(\omega t+\frac{3\pi }{2} \right)A[/tex]. Hai phần tử có trong mahcj điện trên :
đ/s: R và L với R=wL

C4 Cho mạch điện RLC nt, tụ điện C có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Thay đổi điện dung của tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa các bản tụ điện đạt cực đại thì hệ số công suât của mạch bằng 0,5. Khi đó ta có hệ thức ?
đ/s: R=[tex]\sqrt{3}Z_{L}[/tex]


Logged


onehitandrun
Học sinh gương mẫu
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +11/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 119
-Được cảm ơn: 277

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 311


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:23:37 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

C1 Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động: [tex]e=220\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex], t tính bằng s. Tốc độ quay của roto =600v/phút. Biết rằng ứng với mỗi cặp cực có một cặp cuộn dây, mỗi cuộn dây có 5000 vòng dây. Các cuộn dây được mắc nt với nhau. từ thông cực đại gửi qua một vòng dây =?
đ/s: 19,8uWb
Ta có [tex] f=\frac{pn}{60}=50 \to p=5 [/tex]
Ứng với 1 cặp cực thì có 2 cuộn dây nên ứng với 5 cặp cực thì số vòng dây sẽ là:
[tex] N=2.5.5000=50000 [/tex] vòng
Có [tex] E_0={\phi}_0N\omega \to {\phi_0}=19,8{\mu}Wb [/tex]


Logged

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến-Mây xanh không lối lấy chí cả dựng lên
onehitandrun
Học sinh gương mẫu
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +11/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 119
-Được cảm ơn: 277

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 311


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:38:27 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »



C4 Cho mạch điện RLC nt, tụ điện C có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Thay đổi điện dung của tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa các bản tụ điện đạt cực đại thì hệ số công suât của mạch bằng 0,5. Khi đó ta có hệ thức ?
đ/s: R=[tex]\sqrt{3}Z_{L}[/tex]
Thay đổi C để điện áp trên tụ đạt giá trị cực đại thì:[tex] Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L} [/tex]
Ta có [tex] cos{\varphi}=0,5 \to \frac{Z_L-Z_C}{R}=-\sqrt{3} [/tex]
                                            [tex] \leftrightarrow \frac{Z_L-\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}}{Z_L}=-R\sqrt{3} [/tex]
Từ đây dễ dàng có [tex] R=\sqrt{3}Z_L [/tex]


Logged

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến-Mây xanh không lối lấy chí cả dựng lên
onehitandrun
Học sinh gương mẫu
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +11/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 119
-Được cảm ơn: 277

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 311


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:42:35 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

C2 Cho đoạn mạch RLC nt: [tex]R=60\Omega ; L=\frac{8}{5\pi }H; C=\frac{10^{-4}}{\pi }F[/tex]. điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u=120cos100pit (V), t tính bầng giây. Tại thời t=30ms, cường độ dòng điện chạy trong mạch có độ lớn:
Đ.s: 1A
Ta có [tex] Z=60\sqrt{2} ; tan{\varphi}=1 [/tex]
Vậy biểu thức của: [tex]i=\sqrt{2}cos(100{\pi}t-\frac{\pi}{4})(A) [/tex]
Mà đề hỏi độ lớn của i tại t=30ms thế vào ta được [tex] i=|\sqrt{2}.\frac{-\sqrt{2}}{2}|=1A [/tex]


Logged

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến-Mây xanh không lối lấy chí cả dựng lên
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 02:28:01 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012 »

C3 Mạch điện xc chứa hai trong ba phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện thuần dung C mắc nt. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp có biểu thức [tex]u=U_{0}cos\left(\omega t-\pi /4 \right)V[/tex] thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: [tex]i=I_{0}cos\left(\omega t+\frac{3\pi }{2} \right)A[/tex]. Hai phần tử có trong mahcj điện trên :
đ/s: R và L với R=wL
Bài này đáp án hơi vô lý hoặc đề bài có vấn đề em ạ! Ta cứ việc dùng phép tính:[tex]\varphi _{u}-\varphi _{i}=-\frac{\pi }{4}-\frac{3\pi }{2}=-\frac{7\pi }{4}(rad)[/tex]


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 06:01:36 pm Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »

C3 Mạch điện xc chứa hai trong ba phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện thuần dung C mắc nt. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp có biểu thức [tex]u=U_{0}cos\left(\omega t-\pi /4 \right)V[/tex] thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: [tex]i=I_{0}cos\left(\omega t+\frac{3\pi }{2} \right)A[/tex]. Hai phần tử có trong mahcj điện trên :
đ/s: R và L với R=wL
Bài này đáp án hơi vô lý hoặc đề bài có vấn đề em ạ! Ta cứ việc dùng phép tính:[tex]\varphi _{u}-\varphi _{i}=-\frac{\pi }{4}-\frac{3\pi }{2}=-\frac{7\pi }{4}(rad)[/tex]

Mình nhầm mất! Bài này không vấn đề gì cả! Ta có:[tex]\varphi =-\frac{7\pi }{4}rad[/tex] cũng tức là góc[tex]\varphi =\frac{\pi }{4}rad[/tex] như vậy mạch có R và L. [tex]tan\varphi =\frac{Z_{L}}{R}=tan\frac{\pi }{4}=1\Rightarrow R=\omega L[/tex]




Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_9833_u__tags_0_start_0