Giai Nobel 2012
04:02:56 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Giúp mình bài sóng và điện.cám ơn!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp mình bài sóng và điện.cám ơn!  (Đọc 2581 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ngominhtu237
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« vào lúc: 11:55:12 am Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 4:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1= 0,42 μm (màu tím), λ2= 0,56μm (màu lục) , λ3 =0,7 μm (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có bao nhiêu vân quan sát được có màu tím; lục và đỏ nằm giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên là
A. 11 vân tím; 9 vân lục; 7 vân đỏ.           B. 15 vân tím; 11 vân lục; 9 vân đỏ.
C. 19 vân tím; 14 vân lục; 11 vân đỏ.   D. 12 vân tím; 8 vân lục; 6 vân đỏ.

Câu 8:
Người ta sử dụng máy tăng áp để truyền một công suất điện P đến nơi tiêu thụ. Gọi k (hệ số tăng áp) là tỉ số giữa số vòng dây của cuộn thứ cấp với số vòng dây cuộn sơ cấp; nếu k = n (n > 1) thì hiệu suất truyền tải là 91%; Nếu k = 3n thì hiệu suất truyền tải là 99%. Vậy khi sử dụng máy biến áp có k = 2n thì hiệu suất truyền tải đạt được là
A. H = 98,25 %.   B. H = 96,00 %.   C. H = 93,50 %.   D. H = 97,75 %.

Câu 19:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A và B là hai nút sóng. Biên độ của điểm bụng là 5 cm. Những điểm có biên độ dao động lớn hơn 2,5 trong đoạn AB tạo thành đoạn CD có độ dài 16 cm. Các điểm trong các đoạn AC và DB có biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là
A. 32 cm.   B. 64 cm.   C. 48 cm.   D. 36 cm.

Câu 31:
Một con lắc đơn gồm hòn bi nhỏ bằng kim loại được tích điện q > 0. Khi đặt con lắc vào trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường nằm ngang thì tại vị trí cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc a, có tan a = 3/4; lúc này con lắc dao động nhỏ với chu kỳ T1. Nếu đổi chiều điện trường này sao cho véctơ cường độ diện trường có phương thẳng đứng hướng lên và cường độ không đổi thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc lúc này là:
đáp số T=T1[TEX]\sqrt{5}[/TEX]

Câu 46:
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox (O là vị trí cân bằng) với tần số góc 20 rad/s. Tại thời điểm thời điểm nào đó thì tỉ số giữa thế năng và động năng của vật là 3/4. Ngay sau thời điểm đó [TEX]\Pi[/TEX]/40 (s) thì tỉ số giữa chúng là bao nhiêu?
A. 3/2.   B. 4/3.   C. 3/4.   D. 4/5.

Câu 49:
Năng lượng ở các trạng thái dừng trong nguyên tử hydro được xác định bởi công thức En = - [TEX]\frac{-13,6}{n^2}[/TEX] (eV) (n là số tự nhiên: 1, 2, 3…. ). Xác định số lượng vạch phổ của hydro xuất hiện khi bắn phá đám khí hydro đang ở trạng thái cơ bẳng bằng một chùm electron có động năng 12,6 eV.
A. 6.   B. 3.   C. 1.   D. 10.

Câu 36:
Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng đơn sắc với khe Y-âng, hai vị trí M và N trên màn là các vân sáng, giữa M và N còn có 4 vân sáng nữa. Khoảng cách MN = 2 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe Y-âng đến màn là 1,6 m. Tần số của sóng ánh sáng đơn sắc sử dụng trong thí nghiệm là
A. 6,0.1014 Hz.   B. 5,0.1014 Hz.   C. 7,5.1015 Hz.   D. 6,5.1015 Hz.

Cám ơn mấy bạn!


Logged


onehitandrun
Học sinh gương mẫu
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +11/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 119
-Được cảm ơn: 277

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 311


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:44:45 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 4:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1= 0,42 μm (màu tím), λ2= 0,56μm (màu lục) , λ3 =0,7 μm (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có bao nhiêu vân quan sát được có màu tím; lục và đỏ nằm giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên là
A. 11 vân tím; 9 vân lục; 7 vân đỏ.           B. 15 vân tím; 11 vân lục; 9 vân đỏ.
C. 19 vân tím; 14 vân lục; 11 vân đỏ.   D. 12 vân tím; 8 vân lục; 6 vân đỏ.
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{4}{3} ; \frac{K_2}{K_3}=\frac{5}{4} [/tex]
BCNN: [tex] \begin{cases} K_1=20 \\ K_2=15 \\ K_3=12 \end{cases} [/tex]
Vậy trong khoảng giữa 2 vân sáng cùng màu vân trung tâm có:19 vân tím;14 vân lục và 11 vân đỏ
Xét vân trùng:
[tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{4}{3}=\frac{8}{6}=\frac{12}{9}=\frac{16}{12} [/tex]
[tex] \frac{K_1}{K_3}=\frac{5}{3}=\frac{10}{6}=\frac{15}{9} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{5}{4}=\frac{10}{8} [/tex]
Vậy số vị trí trùng của các vân lần lượt là:
[tex] -K_1 [/tex] có 7 vị trí trùng
[tex] -K_2 [/tex] có 6 vị trí trùng
[tex] -K_3 [/tex] có 5 vị trí trùng
Vậy số vân sáng quan sát của từng màu là:
-Tím: [tex] 19-7 [/tex]
-Lục: [tex] 14-6 [/tex]
-Đỏ:  [tex] 11-5 [/tex]
Bạn ơi bạn post nhiều quá nên chuyển một số bài sang topic khác để tiện hơn.Nhìn vậy nhức đầu lắm


Logged

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến-Mây xanh không lối lấy chí cả dựng lên
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_9809_u__tags_0_start_0