Giai Nobel 2012
12:23:31 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài đồng hồ nhanh chậm

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài đồng hồ nhanh chậm  (Đọc 12485 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
bopchip
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 50
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 57


Email
« vào lúc: 01:11:57 am Ngày 30 Tháng Năm, 2012 »

Em nhờ các thầy và các bạn giúp.
Khi đưa một vật lên một hành tinh, vật ấy chỉ chịu một lực hấp dẫn bằng 1/4 lực hấp dẫn mà nó chịu trên mặt Trái Đất. Giả sử một đồng hồ quả lắc chạy rất chính xác trên mặt trái đất được đưa lên hành tinh đó. Khi kim phút của đồng hồ này quay được 1 vòng thì thời gian trong thực tế là?
A. 0,5 giờ.
B. 2 giờ
C. 0,25 giờ.
D. 4 giờ


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:31:45 am Ngày 30 Tháng Năm, 2012 »

Làm bài này nữa rồi out !
Lực hấp dẫn giảm 4 lần thì gia tốc rơi tự do giảm 4 lần => chu kì tăng 2 lần
                    Ts = 2 Tđ
=> đồng hồ chạy chậm
gọi t là khoảng thời gian thực tế, t' = 1h là thời gian đồng hồ chạy sai chỉ
              t = t' + [tex]\Delta t[/tex]
Với [tex]\Delta t = \left|t(\frac{T_{s}}{T_{đ}}-1) \right|[/tex] = 0,5t[/color]
Vậy t = 2t' = 2 h



traugia dùng công thức không chính xác !

Thời gian chạy sai của đồng hồ chính xác được tính bởi :

[tex]\Delta t = \left|t(\frac{T_{đ}}{T_{s}}-1) \right|[/tex] [/color]

Em nghĩ là đúng đấy chứ thầy !
CM:
 Gọi chu kì chạy sai : Ts
      chu kì chạy đúng: Tđ
  => Trong khoảng thời gian Tđ thì đồng hồ đã chạy sai [tex]\left|T_{s}-T_{đ} \right|[/tex]
  => Trong 1 s khoảng thời gian đồng hồ chạy sai là: [tex]\frac{\left|T_{s}-T_{đ} \right|}{T_{đ}}[/tex]
  => Trong t (s) đồng hồ chạy sai một lượng: [tex]\Delta t = t\frac{\left|T_{s} - T_{đ}\right|}{T_{đ}}= t\left|\frac{T_{s}}{T_{đ}}-1 \right|[/tex]
 Thầy ơi thầy xem dùm em phần chứng minh của em sai chỗ nào ạ !

Em dùng qui tắc tỉ lệ như vậy không có cơ sở !

Để tìm thời gian chạy sai ta dựa trên cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ học : cứ thực hiện được một dao động thì đồng hồ chỉ cho ta thời gian đã trôi qua là T.

+ Khi đồng hồ chạy đúng thì T là thời gian đồng hồ chỉ và cũng là thời gian "thật "

+ Khi đồng hồ chạy sai thì T là thời gian đồng hồ chỉ còn thời gian "thật "là Ts

Xét trong khoảng thời gian "thật " là t . Số chu kì mà con lắc của đồng hồ chạy sai thực hiện được là  : [tex]n = \frac{t}{T_{s}}[/tex]

Vậy thời gian mà đồng hồ chạy sai chỉ là : [tex]t' = nT = \frac{t}{T_{s}}T[/tex]

Thời gian chạy sai của nó là : [tex]\Delta t = |t' - t| = t|\frac{T}{T_{s}}-1|[/tex]
 
« Sửa lần cuối: 05:49:00 am Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:44:17 am Ngày 30 Tháng Năm, 2012 »

Em nghĩ là đúng đấy chứ thầy !
CM:
 Gọi chu kì chạy sai : Ts
      chu kì chạy đúng: Tđ
  => Trong khoảng thời gian Tđ thì đồng hồ đã chạy sai [tex]\left|T_{s}-T_{đ} \right|[/tex]
  => Trong 1 s khoảng thời gian đồng hồ chạy sai là: [tex]\frac{\left|T_{s}-T_{đ} \right|}{T_{đ}}[/tex]
  => Trong t (s) đồng hồ chạy sai một lượng: [tex]\Delta t = t\frac{\left|T_{s} - T_{đ}\right|}{T_{đ}}= t\left|\frac{T_{s}}{T_{đ}}-1 \right|[/tex]
 Thầy ơi thầy xem dùm em phần chứng minh của em sai chỗ nào ạ !
công thức này chỉ áp dụng cho Ts gần bằng T thôi, còn nếu Ts khác T nhiều thì phả dùng công thức của thầy Quang


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 04:03:38 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2012 »

Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ như sau  :

Khi con lắc đến vị trí biên thì nó làm cho bánh răng nhích đi một răng tương ứng với kim nhích qua một vị trí mới ( thông thường là một giây như trong con lắc gõ giây ). Cơ chế này độc lập với chu kì riêng của con lắc nên mới dẫn đến đồng hồ chạy sai khi chỉnh các đặc tính riêng cuỉa nó như chiều dài , gia tốc trọng trường ...

Như vậy khi vật nặng chưa tới biên thì kim chưa nhích đi nên ta cũng chưa biết đồng hồ chạy nhanh hay chậm !

Chính vì thế đê bài luôn yêu cầu tính thời gian chạy sai của đồng hồ trong một thời gian nguyên lần chu kì hoặc trong một thời gian rất lớn so với chu kì ( xem là một số nguyên lần chu kì )
« Sửa lần cuối: 07:04:03 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
__i.s2.N__
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:01:45 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012 »

Chính vì thế ngừoi ta ra đê tính thời gian chạy sai của đồng hồ trong một thời gian nguyên lần chu kì hoặc trong một thời gian rất lớn so với chu kì ( xem là một số nguyên lần chu kì )
Vote cho thầy quang dương...Lập luận của thầy chuẩn không cần chỉnh....hihihi


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:12:00 pm Ngày 31 Tháng Tám, 2012 »

Công thức trên chỉ áp dụng khi thời gian "t" là thời gian "thật - số chỉ của đồng hồ thật"
Trong bài trên, đề cho thời gian "t" là số chỉ của đồng hồ sai do đó áp dụng công thức của thầy Quang ko ổn.
Theo tôi với đề bài trên phải áp dụng công thức: [tex]\Delta t=t\left|\frac{T_{s}}{T_{d}}-1 \right|=1h[/tex]
Thật ra bài này suy luận theo thực tế cũng thấy ngay: Do chu kì của đồng hồ chạy sai gấp 2 lần đồng hồ chạy đúng nên khi đồng hồ sai chỉ 1h thì đồng hồ đúng chỉ 2h
Nếu làm theo công thức của thầy Quang Dương thì thời gian thức tế là 1,5h
Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn học sinh


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_9190_u__tags_0_start_msg42755