4) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời bức xạ đơn sắc có bứoc sóng [tex]\lambda _1=0.4\mu m, \lambda _2=0.6\mu m, \lambda _3=0.72\mu m[/tex]. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu 2 vân sáng của bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là?
theo mình là thế này:
[tex]k_1:k_2:k_3=27:18:15[/tex]
ta có
[tex]\frac{k_1}{k_2}=\frac{3}{2}=\frac{6}{4}=\frac{9}{6}=\frac{12}{8}=\frac{15}{10}=\frac{18}{12}=\frac{21}{14}=\frac{24}{16}[/tex]
[tex]\frac{k_1}{k_3}=\frac{9}{5}=\frac{18}{10}[/tex]
[tex]\frac{k_2}{k_3}=\frac{6}{5}=\frac{12}{10}[/tex]
vậy số vân sáng là: [tex]26+17+14-(8+2+2)=45(vân)[/tex]
có đúng không
Số vân sáng giữa 2 vân cùng màu vân trùng tâm cũng bằng số vân sáng giữa vân trung tâm và vân cùng màu gần vân trung tâm nhất
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{3}{2} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{6}{5} [/tex]
BCNN: [tex] K_1=9 ; K_2=6 ; K_3=5 [/tex]
Tổng số vân sáng trên màn là : 8 + 5 +4 =17 vân
Lại có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{3}{2}=\frac{6}{4}=\frac{9}{6} [/tex] (Không tính vị trí 9,6 do trùng của 3 bức xạ)
[tex] \frac{K_1}{K_3}=\frac{9}{5} ; \frac{K_2}{K_3}=\frac{6}{5} [/tex] (K1,K3 và K2,K3 không trùng )
Nên số vân sáng quan sát được là :17 - 2=15 vân