Giai Nobel 2012
06:07:02 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Đề thi HSG Hà Tĩnh 2011

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đề thi HSG Hà Tĩnh 2011  (Đọc 11233 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ngayngay11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 53
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 11:05:45 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2012 »

Nhờ mọi người giải giùm:

Câu 1. Vật A được ném thẳng đứng lên trên từ độ cao 300m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Sau đó 1s vật B được ném thẳng đứng lên trên từ độ cao 250m so với măt đất với vận tốc ban đầu 25m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g =10m/s^2 Chọn gốc toạ độ ở mặt đất, chiều dương hướng thẳng đứng lên trên, gốc thời gian là lúc ném vật A.

1. Viết phương trình chuyển động của các vật A, B; tính thời gian chuyển động của các vật.
2. Thời điểm nào hai vật có cùng độ cao; xác định vận tốc các vật tại thời điểm đó.
3. Trong thời gian chuyển động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là bao nhiêu và đạt được lúc nào.

Câu 2. Thanh CD vuông góc với trục thẳng đứng OZ và quay quanh trục này với vận tốc góc w. Hai hòn bi A và B có khối lượng M và m nối với nhau bằng một lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng k và có chiều dài tự nhiên lo (Hình vẽ 1). Hai hòn bi có thể trượt không ma sát trên thanh.

a) Tính các khoảng cách OA=x,OB=y ứng với trạng thái cân bằng của hai hòn bi; biện luận.
b) Áp dụng: M=0,1kg=2m;lo=0,2m ;k=40N/m;w=3 vòng/s
c) Tính x, y và lực đàn hồi của lò xo.

Câu 3. Một quả cầu nặng đồng chất được treo bằng dây vào một điểm cố định trên tường thẳng đứng. Xác định hệ số ma sát giữa tường với quả cầu sao cho, khi cân bằng, điểm nối dây với quả cầu nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm quả cầu.

Câu 4: Cho cơ hệ như (hình vẽ 2). Biết [tex]\alpha =30^{0}[/tex], m1 = 3 kg, m2 = 2 kg, M = 2 kg, ma sát giữa m2 và M là không đáng kể. Bỏ qua khối lượng dây nối và ròng rọc, dây không dãn, lấy g = 10 m/s2.

1. M đứng yên.
a. Tìm gia tốc của các vật m1 và m2.
b. Tìm áp lực của dây lên ròng rọc.

2. Tìm điều kiện của hệ số ma sát giữa M và mặt bàn nằm ngang để M không bị trượt trên bàn
« Sửa lần cuối: 11:04:07 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:15:39 am Ngày 18 Tháng Tư, 2012 »

Phương trinh c/đ  của vật A và B là
[tex]Xa=300-5t^{2}+20t[/tex]
[tex]Xb=250-5(t-1)^{2}+25(t-1)[/tex]
Thời gian chuyển động của từng vật
[tex]Xa=0\Rightarrow t=10s[/tex]
[tex]Xb=0\Rightarrow t=11s[/tex]
b. Hai có cùng độ cao cho Xa=Xb suy ra t=16/3s, Va=20-10.16/3=-100/3m/s. Vb=25-10.16/3=-85/3m/s
c. Khoang cách giữa 2 vật là d= Xb-Xa= 15t - 80 ( [tex]1\leq t\leq 10[/tex]
nen dmax=15.10-80=70m


Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:19:14 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 »

Nhờ mọi người giải giùm:

 
Câu 2. Thanh CD vuông góc với trục thẳng đứng OZ và quay quanh trục này với vận tốc góc w. Hai hòn bi A và B có khối lượng M và m nối với nhau bằng một lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng k và có chiều dài tự nhiên lo (Hình vẽ 1). Hai hòn bi có thể trượt không ma sát trên thanh.

a) Tính các khoảng cách OA=x,OB=y ứng với trạng thái cân bằng của hai hòn bi; biện luận.
b) Áp dụng: M=0,1kg=2m;lo=0,2m ;k=40N/m;w=3 vòng/s
c) Tính x, y và lực đàn hồi của lò xo.




a,b.  Giả sử tại VTCB lò xo giãn đoạn [tex]\Delta l[/tex]
 ta có [tex]\Delta l + l_0 = x + y[/tex]  (1)
Chọn HQC gắn với thanh quay. Xét sự CB của vật M.
Fqt = Fđh  [tex]M\omega ^2 x = k\Delta l[/tex]  (2)
Tương tự với vật m. [tex]m\omega ^2 y = k\Delta l[/tex]
  (3)
(1)(2)(3) cứ thế à giải ra thôi
c,  [tex]F_{dh}=k\Delta l[/tex]



Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:34:49 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 »



Câu 3. Một quả cầu nặng đồng chất được treo bằng dây vào một điểm cố định trên tường thẳng đứng. Xác định hệ số ma sát giữa tường với quả cầu sao cho, khi cân bằng, điểm nối dây với quả cầu nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm quả cầu.


bài 3 k cho dữ kiện nào hả em. chị cũng chịu thôi. ít nhất cũng phải cho m, l hay R chứ


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:16:37 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 »

Câu 4: Cho cơ hệ như (hình vẽ 2). Biết ( = 300, m1 = 3 kg, m2 = 2 kg, M = 2 kg, ma sát giữa m2 và M là không đáng kể. Bỏ qua khối lượng dây nối và ròng rọc, dây không dãn, lấy g = 10 m/s2.

1. M đứng yên.
a. Tìm gia tốc của các vật m1 và m2.
b. Tìm áp lực của dây lên ròng rọc.

2. Tìm điều kiện của hệ số ma sát giữa M và mặt bàn nằm ngang để M không bị trượt trên bàn
a/PT Niuton vật 1: theo Phương chuyên động
[tex]T-p1sin(\alpha)=m1.a1[/tex]
Phương trình Nitom vật 2
[tex]P2-T=m2.a2[/tex]
(Dây không dãn) ==> a1=a2
[tex]==> p2-p1sin(\alpha)=(m1+m2)a ==> a[/tex]
Thế vào PT tìm T ==> [tex]Q = 2Tcos([90-\alpha]/2)[/tex]
b/ Phương trình II của nêm.
Áp lực N1,T  do m1 và dây tác dụng lên nêm M có xu hướng làm nêm chuyển độn, để nêm không chuyển động thì
[tex]Fms = |N1sin(\alpha)-Tcos(\alpha)| < Fmsn[/tex]
[tex]==> |N1sin(\alpha)-Tcos(\alpha)|<\mu.(Mg+N1.cos(\alpha)+T+Tsin(\alpha))[/tex]
[tex](N1=m1gcos(\alpha))[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:34:44 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:19:42 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012 »


Câu 4: Cho cơ hệ như (hình vẽ 2). Biết [tex]\alpha =30^{0}[/tex], m1 = 3 kg, m2 = 2 kg, M = 2 kg, ma sát giữa m2 và M là không đáng kể. Bỏ qua khối lượng dây nối và ròng rọc, dây không dãn, lấy g = 10 m/s2.

1. M đứng yên.
a. Tìm gia tốc của các vật m1 và m2.
b. Tìm áp lực của dây lên ròng rọc.

2. Tìm điều kiện của hệ số ma sát giữa M và mặt bàn nằm ngang để M không bị trượt trên bàn

may quá là thầy Trieubeo giải r. 
mình chỉ gửi hình vẽ có ptich' lực thôi. lười nên làm còn sơ sài. các thông tin còn lại bạn tự điền 


Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:04:57 am Ngày 19 Tháng Tư, 2012 »

hình vẽ dưới đã sửa lại dựa theo lời giải của thầy Trieubeo
tuy nhiên chiều của lực ma sát do đất tác dụng lên M (Fms) còn phụ thuộc vào độ lớn giữa Q và Q2 (lực nén của m2) theo phương ngang
« Sửa lần cuối: 12:07:56 am Ngày 19 Tháng Tư, 2012 gửi bởi nữ nhi »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7816_u__tags_0_start_msg36410