Giai Nobel 2012
09:15:05 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp  (Đọc 3188 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
huyngo
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 31
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 10:47:47 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

 Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)


Logged


Huỳnh Phước Tuấn
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 304

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 453



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:58:36 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)
Đây là bài toán con lắc trùng phùng
Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A nên Ta>TB
Gọi n là số lần dao động đến khi gặp nhau, ta có thời gian gặp nhau:t = nTB = (n-1)Ta = 314s
Do đó n= 1571 suy ra TB = 314/1571
[tex]TB/TA=\sqrt{mB/mA}[/tex]
hay [tex]mB/mA =(TB/TA)^{2}=0,998[/tex]. Đáp án B
« Sửa lần cuối: 11:04:16 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged

Trong cơ duyên may rủi cũng do trời
Đời vinh nhục cách nhau mấy bước?!
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:02:41 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

Xin góp thêm để bạn hiểu rõ Cheesy

Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)

Sau lần dao động thứ nhất của con lắc T1, con lắc T2 sẽ cần thêm một khoảng thời gian là (T2 - T1) để trở về vị trí xuất phát của nó. Nghĩa là con lắc T2 bị trễ so với con lắc T1 một khoảng thời gian là (T2 - T1) .
(Thời gian trễ của con lắc T2 so với T1 : (T2 - T1)
             Sau n lần dao động của con lắc T1, khoảng thời gian trễ này sẽ được nhân lên n lần, nghĩa là n*(T2 - T1).
             Để hai vật gặp nhau: 2 con lắc đến vị trí xuất phát tại cùng một thời điểm thì khoảng thời gian trễ ở trên phải bằng đúng 1 chu kỳ của con lắc T1.          
             Nghĩa là: n.(T2 - T1)  = T1
             Hay   n.T2 = (n+1).T1 = t ( t Thời gian ngắn nhất để hai con lắc gặp nhau)  (1)
   ==> [tex]n = \frac{t}{T2}[/tex]
Thay lại vào (1) ta có: [tex]\frac{T1}{T2} = \frac{n}{n + 1} = \frac{\frac{t}{T2}}{\frac{t}{T2} + 1} = \sqrt{\frac{m2}{m1}}[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:04:48 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:17:17 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)

Thật ra bài này giải chính xác phải có hai trường hợp :

+ Hai vật trùng nhau ở vị trí ban đầu và chuyển động cùng chiều

+ Hai vật trùng nhau ở vị trí ban đầu và chuyển động ngược chiều

Vậy tổng quát ta phải xét thêm trường hợp  : [tex]nT_{A} = nT_{B}+\frac{T_{B}}{2}[/tex]

Trước đây trong các bài toán về con lắc trùng phùng , người ta có thêm giả thiết :

+ Chu kì của hai con lắc xấp xỉ nhau
+ sau thời gian denta t chúng lại đồng thời qua VTCB theo chiều cũ  
« Sửa lần cuối: 11:49:47 am Ngày 04 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7393_u__tags_0_start_0