Giai Nobel 2012
01:22:00 am Ngày 27 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

3 bài điện xoay chiều cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 3 bài điện xoay chiều cần giải đáp  (Đọc 4327 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 04:51:51 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều [tex]u=120\sqrt{6}cos\omega t(V)[/tex] vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở r và có độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng trên MB gấp đôi điện áp hiệu dụng trên R và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là 0,5A. Điện áp trên đoạn MB lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là [tex]\frac{\pi }{2}[/tex]. Công suất tiêu thụ toàn mạch là
A. 150W       B. 20W       C. 90W        D. 100W

Câu 2: Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp, f = 50Hz. Hiệu điện thế hiệu dụng 2 đầu đoạn mạch, 2 đầu cuộn dây, 2 đầu tụ điện lần lượt là 150V, 150V, 240V. Khi mắc nối tiếp thêm điện trở thuần R=70[tex]\Omega[/tex] vào đoạn mạch thì hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch vẫn là 150V nhưng hiệu điện thế 2 đầu tụ điện trở thành 180V. Giá trị điện dung của tụ điện và độ tự cảm của cuộn dây là
A. 0,38H; 13[tex]\mu F[/tex]
B. 0,64H; 13[tex]\mu F[/tex]
C. 0,64H; 26[tex]\mu F[/tex]
D. 0,318H; 26[tex]\mu F[/tex]

Câu 3: Một mạch điện gồm 3 đoạn mạch mắc nối tiếp AM, MN, NB lần lượt chứa điện trở thuần R, tụ C có thể thay đổi được, cuộn dây. Đặt vào mạch điện một điện áp xoay chiều [tex]u=90\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex]. V1, V2, V3, V4 là 4 vôn kế đo lần lượt UAM, UMN; UNB; UMB. V1 chỉ 40V, V2 chỉ 40V, V3 chỉ 70V. Điều chỉnh C để V4 cực tiểu. Giá trị UMB khi đó là
A. 49,77V
B. 42V
C. 90V
D. 57,3V

Mong các thầy, các bạn giúp. Em cảm ơn!


Logged


Huỳnh Phước Tuấn
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 304

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 453



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:11:15 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »

Bài 1 nhé:
URC = 2UR suy ra Zc = Rcăn3, suy ra PhiRC = - Pi/3
Do đó phiAB = pi/6
Công suất của mạch: Pab = UI.cosphiAB = 90W


Logged

Trong cơ duyên may rủi cũng do trời
Đời vinh nhục cách nhau mấy bước?!
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:23:55 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »


Câu 2: Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp, f = 50Hz. Hiệu điện thế hiệu dụng 2 đầu đoạn mạch, 2 đầu cuộn dây, 2 đầu tụ điện lần lượt là 150V, 150V, 240V. Khi mắc nối tiếp thêm điện trở thuần R=70[tex]\Omega[/tex] vào đoạn mạch thì hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch vẫn là 150V nhưng hiệu điện thế 2 đầu tụ điện trở thành 180V. Giá trị điện dung của tụ điện và độ tự cảm của cuộn dây là
A. 0,38H; 13[tex]\mu F[/tex]
B. 0,64H; 13[tex]\mu F[/tex]
C. 0,64H; 26[tex]\mu F[/tex]
D. 0,318H; 26[tex]\mu F[/tex]

Mong các thầy, các bạn giúp. Em cảm ơn!

Vẽ giản đồ vecto cho lúc đầu và lưu ý tam giác tạo bởi ba vecto U ;  Ud ; Uc là tam giác cân. Từ đó suy ra Zc = 2ZL và R =  3ZL / 4 suy ra Z = 5ZL / 4

Lập tỉ số : [tex]\frac{U'_{C}}{U_{C}} = \frac{I'}{I} = \frac{Z}{Z'} = \frac{4}{3}[/tex]

[tex]\Rightarrow Z' = \frac{4}{3}Z = \frac{5}{3}Z_{L}[/tex]

Thay Zc = 2ZL và R  = 3ZL / 4  vào biểu thức Z' ta được

[tex](70 + \frac{3}{4}Z_{L})^{2} + Z_{L}^{2} = \frac{25}{9}Z_{L}^{2} \Rightarrow Z_{L} = 120\Omega[/tex]

suy ra ZC

« Sửa lần cuối: 11:32:47 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:48:58 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 »


Câu 3: Một mạch điện gồm 3 đoạn mạch mắc nối tiếp AM, MN, NB lần lượt chứa điện trở thuần R, tụ C có thể thay đổi được, cuộn dây. Đặt vào mạch điện một điện áp xoay chiều [tex]u=90\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex]. V1, V2, V3, V4 là 4 vôn kế đo lần lượt UAM, UMN; UNB; UMB. V1 chỉ 40V, V2 chỉ 40V, V3 chỉ 70V. Điều chỉnh C để V4 cực tiểu. Giá trị UMB khi đó là
A. 49,77V
B. 42V
C. 90V
D. 57,3V

Mong các thầy, các bạn giúp. Em cảm ơn!

- Ta có: [tex]U^{2} = (U_{R} + U_{r})^{2} + (U_{L} - U_{C})^{2} = U_{AM}^{2} + 2U_{AM}U_{r} + U_{NB}^{2} + U_{MN}^{2} - 2U_{MN}U_{L}[/tex]

Thay số vào ta có: [tex]U_{r} = U_{L}[/tex]

- Mặt khác: [tex]U_{NB}^{2} = U_{r}^{2} + U_{L}^{2} = 2U_{r}^{2} = 70^{2}[/tex]

==> [tex]U_{r} = \frac{70}{\sqrt{2}}[/tex]

==> [tex]\frac{R}{r} = \frac{U_{R}}{U_{r}} = \frac{4\sqrt{2}}{7}[/tex]   (1)

- [tex]U_{V4} = \frac{U\sqrt{r^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}}{\sqrt{(R+r)^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}} = \frac{U}{\sqrt{1 + \frac{R^{2} + 2Rr}{r^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}}}[/tex]

==> [tex]U_{V4}_{min} \Leftrightarrow Z_{L} = Z_{C}[/tex]

Vậy [tex]U_{V4}_{min} = \frac{U}{\sqrt{1 + \frac{R^{2} + 2Rr}{r^{2}}}} = \frac{U}{\sqrt{1+ (\frac{R}{r})^{2} + 2\frac{R}{r}}}[/tex]

Thay (1) vào ==> [tex]U_{V4}_{min}[/tex] = 49,77540134 V

« Sửa lần cuối: 09:08:10 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7388_u__tags_0_start_msg34457