Giai Nobel 2012
11:49:22 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Con lắc và tia X cần mọi người giúp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con lắc và tia X cần mọi người giúp  (Đọc 9041 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« vào lúc: 10:16:53 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì [tex]T_{1}=T_{2}[/tex]. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cảm ứng từ nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng 1,44 lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì  là 5/6 s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. 1s   
B. 1,2s.   
C. 5/6s .   
D. 1,44s

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:52:03 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2012 »

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:03:30 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Câu 1: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì [tex]T_{1}=T_{2}[/tex]. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cảm ứng từ nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng 1,44 lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì  là 5/6 s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. 1s   
B. 1,2s.   
C. 5/6s .   
D. 1,44s
Chu kỳ con lắc lò xo không thay đổi theo E ==> chu kỳ con lắc lò xo trong điện trường T1=T2
Xét con lắc đơn:
+ Khi chưa có điện trường [tex]T_2=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]
+ Khi có điện trường [tex]T_2'=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g'}[/tex]
[tex]==> T_2=T_2'.\sqrt{\frac{g'}{g}}(1)[/tex]
Xét con lắc lò xo:
Do chu kỳ của nó không đổi [tex]==> \frac{\Delta L}{g}=\frac{\Delta L'}{g'}[/tex]
[tex]==> \frac{g'}{g}=1,44[/tex]
[tex](1) ==> T_2=5/6.\sqrt{1,44}=T_1[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:05:17 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:08:51 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Thầy cho em hỏi năng lượng của ống Cu-lít-giơ  chuyển thành động năng của electron hết à ,em chưa hiểu phần này lắm mong thầy nói rõ tí ạ


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:20:52 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Thầy cho em hỏi năng lượng của ống Cu-lít-giơ  chuyển thành động năng của electron hết à ,em chưa hiểu phần này lắm mong thầy nói rõ tí ạ
+ Định lý động năng [tex]W_{dA}-W_{dK}=e.U[/tex]
Thường thì [tex]W_{dk}=0 ==>W_{dA}=eU.[/tex]
+ Khi electrong đập vào Anode ==> xuất hiện tia x
ĐLBTNL : [tex]W_{dA}=hf+Q[/tex]
Để tia tia x cứng ứng với [tex]f_{max}[/tex] hay [tex]\lambda_{min}[/tex] ==> Q=0 " Thường thì những tia thỏa ĐK này  ít"
[tex]==> W_{dA}=hf_{max}=hc/\lambda_{min}[/tex]


Logged
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:38:16 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 01:01:00 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]

ta có: tan(15') =i/f ->i=?
D=45-f=40cm
mà: i=lamda.D/a ->lamda=?


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 09:48:07 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »

Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]


Thế này asenal nhé:

- Để mắt ngắm vật ở trạng thái ko điều tiết (mắt thường) thì ảnh của hệ vân qua kính phải ở vô cực ==> Màn cách kính 1 khoảng = f = 5cm (ở tiêu điểm vật của kính) ==> D = 45 - f

- Ảnh ở vô cực ==> mắt đặt ở vị trí bất kì nào sau kính thì góc trông luôn có giá trị không đổi ==> [tex]tan\alpha = \frac{i}{f}[/tex]


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 10:00:59 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012 »



Logged
huyngo
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 31
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 07:07:20 am Ngày 17 Tháng Tư, 2012 »

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Ống Culitgio dùng dòng xoay chiều nên khi tính lamdamin thì dùng Uo mà thầy TrieuBeo?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 07:15:17 am Ngày 17 Tháng Tư, 2012 »

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Ống Culitgio dùng dòng xoay chiều nên khi tính lamdamin thì dùng Uo mà thầy TrieuBeo?
vấn đề này GV tranh luận nhiều, nhưng Đề Thi ĐH ĐA của bộ vẫn lấy U nên thầy lấy U


Logged
havang1895
GV
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +4/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 23
-Được cảm ơn: 154

Offline Offline

Bài viết: 270


WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: 01:56:52 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012 »

Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]

ta có: tan(15') =i/f ->i=?
D=45-f=40cm
mà: i=lamda.D/a ->lamda=?

Tớ nghĩ bài này có vấn đề, ở cả đề ra lẫn cách giải.
Thứ nhất nếu không có màn thì làm gì có khoảng vân cố định để mà tạo ảnh, mà trông được, ở vị trí này cũng có i, vị trí khác cũng có i thì vì sao lại lấy 1 ở tiêu điểm.
Thứ hai vì sao không đặt mắt giữa thấu kính và hệ hai khe mà lại đặt sau thấu kính, đề đâu có nêu vị trí đặt mắt.

Nói chung lại là tớ thấy cái đề này nó không hay, chỉ là do giáo viên ra đề cố gắng để lắp ghép công thức tính góc trông ở lớp 11 vào bài toán giao thoa, không có tính "thời sự" của đề thi ĐH


Logged

havang
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7349_u__tags_0_start_msg34313