Giai Nobel 2012
12:46:59 am Ngày 10 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập dao động cơ cần sự giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập dao động cơ cần sự giúp đỡ  (Đọc 6623 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 01:17:40 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một cơ hệ có tần số dao động riêng là 10Hz ban đầu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa [tex]F_{1} = F_{0}cos\left<20\pi t + \frac{\pi }{12} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s. Nếu ta thay ngoại lực cưỡng bức F1 bằng ngoại lực cưỡng bức [tex]F_{2} = F_{0}cos\left<40\pi t + \frac{\pi }{6} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s, thì biên độ dao động cưỡng bức của hệ
A. sẽ không đổi vì biên độ của lực không đổi
B. sẽ giảm vì mất cộng hưởng
C. sẽ tăng vì tần số biên thiên của lực tăng
D. sẽ giảm vì pha ban đầu của lực giảm

Bài 2: Một con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 10N/m, đầu dưới gắn vật nhỏ m =100g. Đưa vật tới vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Lực cản của không khí lên con lắc có độ lớn không đổi và bằng Fc =0,01N. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10m/s2. Li độ cực đại của vật sau khi qua vị trí cân bằng là
A. 9,8cm
B. 6cm
C. [tex]4\sqrt{2}[/tex]cm
D. 5cm

Bài 3: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ dao động có khối lượng m, dao động với biên độ góc [tex]\alpha _{max}[/tex]. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng 3kg đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính liền vào nhau và cùng dao động với biên độ góc [tex]\alpha '_{max}[/tex]. Nếu [tex]cos\alpha _{max} =0,2[/tex] và [tex]cos\alpha '_{max} =0,8[/tex] thì giá trị m là
A. 0,3kg
B. 9kg
C. 1kg
D. 3kg

Bài 4: Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA =200g, treo vào một lò xo có độ cứng k =50N/m, có chiều dài tự nhiên 30 cm. Nâng vật theo phương thẳng đứng lên đến vật có vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất, vật B bị tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo
A. 26cm
B. 24cm
C. 30cm
D. 22cm

Nhờ các thầy và thành viên giúp giải những bài tập trên! Em cảm ơn!


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:21:54 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một cơ hệ có tần số dao động riêng là 10Hz ban đầu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa [tex]F_{1} = F_{0}cos\left<20\pi t + \frac{\pi }{12} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s. Nếu ta thay ngoại lực cưỡng bức F1 bằng ngoại lực cưỡng bức [tex]F_{2} = F_{0}cos\left<40\pi t + \frac{\pi }{6} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s, thì biên độ dao động cưỡng bức của hệ
A. sẽ không đổi vì biên độ của lực không đổi
B. sẽ giảm vì mất cộng hưởng
C. sẽ tăng vì tần số biên thiên của lực tăng
D. sẽ giảm vì pha ban đầu của lực giảm
ĐA B


Logged
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:30:26 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một cơ hệ có tần số dao động riêng là 10Hz ban đầu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa [tex]F_{1} = F_{0}cos\left<20\pi t + \frac{\pi }{12} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s. Nếu ta thay ngoại lực cưỡng bức F1 bằng ngoại lực cưỡng bức [tex]F_{2} = F_{0}cos\left<40\pi t + \frac{\pi }{6} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s, thì biên độ dao động cưỡng bức của hệ
A. sẽ không đổi vì biên độ của lực không đổi
B. sẽ giảm vì mất cộng hưởng
C. sẽ tăng vì tần số biên thiên của lực tăng
D. sẽ giảm vì pha ban đầu của lực giảm
ĐA B

Em muốn hiểu sâu sắc hơn, thầy Triệu giải thích rõ cho em từng đáp án được không thầy?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:30:43 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 2: Một con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 10N/m, đầu dưới gắn vật nhỏ m =100g. Đưa vật tới vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Lực cản của không khí lên con lắc có độ lớn không đổi và bằng Fc =0,01N. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10m/s2. Li độ cực đại của vật sau khi qua vị trí cân bằng là
A. 9,8cm
B. 6cm
C. [tex]4\sqrt{2}[/tex]cm
D. 5cm
+ Độ giãn ở VTCB : [tex]\Delta L_0=10cm.[/tex]
+ Vị trí xảy ra sự cân bằng lực (Lực hồi phục và lực cản) [tex]==> |x|=\frac{F_C}{k}=0,1cm.[/tex]
+ Trong nữa chu kỳ biên độ giảm [tex]\Delta A = 2|x|=0,2cm.[/tex]
+ Kéo cho lò xo không giãn ==> biên độ lúc đầu là A=10cm
[tex]==> 1/2 chu kỳ A'=A-\Delta A=9,8cm[/tex] đó cũng chính là li độ cực đại


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 01:39:10 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một cơ hệ có tần số dao động riêng là 10Hz ban đầu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa [tex]F_{1} = F_{0}cos\left<20\pi t + \frac{\pi }{12} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s. Nếu ta thay ngoại lực cưỡng bức F1 bằng ngoại lực cưỡng bức [tex]F_{2} = F_{0}cos\left<40\pi t + \frac{\pi }{6} \right>(N)[/tex] với đơn vị t: s, thì biên độ dao động cưỡng bức của hệ
A. sẽ không đổi vì biên độ của lực không đổi
B. sẽ giảm vì mất cộng hưởng
C. sẽ tăng vì tần số biên thiên của lực tăng
D. sẽ giảm vì pha ban đầu của lực giảm
ĐA B

Em muốn hiểu sâu sắc hơn, thầy Triệu giải thích rõ cho em từng đáp án được không thầy?
A. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc tần số và biên độ lực việc biên độ lực không đổi để KL biên độ dao động cũng không đổi là sai.
B. Khi tần số dao động bằng tần số riêng thì xảy ra cộng hưởng biên độ dao động là lớn nhất, độ nhọn của đồ thi (biên độ lớn nhiều hay ít) tùy thuộc vào biên độ lực, độ nhớt môi trường (lực cản môi trường). do vậy so sánh 2 lực cưỡng bức này ta thấy chúng có cùng biên độ, nhưng PT lực 1 có tần số bằng tần số riêng nên biên độ của nó là cộng hướng lớn nhất.
C. Điều này trái với hiện tượng cộng hưởng
D. biên độ không phụ thuộc pha dao động


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 01:53:18 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 3: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ dao động có khối lượng m, dao động với biên độ góc [tex]\alpha _{max}[/tex]. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng 3kg đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính liền vào nhau và cùng dao động với biên độ góc [tex]\alpha '_{max}[/tex]. Nếu [tex]cos\alpha _{max} =0,2[/tex] và [tex]cos\alpha '_{max} =0,8[/tex] thì giá trị m là
A. 0,3kg
B. 9kg
C. 1kg
D. 3kg
Vận tốc vận m trước khi va chạm [tex]v=\sqrt{2gl(1-cos(\alpha_{max})}=\sqrt{1,6gl}[/tex]
Vận tốc hệ sau khi va chạm [tex]v'=mv/(m+3)=\frac{m.\sqrt{1,6gl}}{m+3}[/tex]
Vận tốc của hệ ở VTCB còn được tính bằng công thức [tex]v'=\sqrt{2gl(1-cos(\alpha'_{max})}=\sqrt{0,4gl}[/tex]
[tex]==> \frac{m.\sqrt{1,6gl}}{m+3}=\sqrt{0,4gl} ==> 2m=m+3 ==> m=3kg[/tex]


Logged
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 02:54:39 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Còn bài 4 nữa, các thầy và các bạn giúp em giải bt đó đi!


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 03:11:50 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 4: Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA =200g, treo vào một lò xo có độ cứng k =50N/m, có chiều dài tự nhiên 30 cm. Nâng vật theo phương thẳng đứng lên đến vật có vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn lớn nhất, vật B bị tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo
A. 26cm
B. 24cm
C. 30cm
D. 22cm
Bài này bạn phải vẽ hình ra mới hình dung được
khi có cả hai vật thì VTCB cách vị trí lò xo không biến dạng là:
(mA+mB)g=k.dantaL ->dentaL=0,3.10/50 =0,06m=6cm
đưa hai vật lên đến vị trí lò xo không biến dạng ròi thả cho dao động, nên biên độ là 6cm. lực đàn hồi lò xo lớn nhất khi 2 vật ở biên dưới, cách VTCB 6cm. ngay khi đó vật B tách ra. như vậy đó cũng chính là cách kích thích để cho A dao động
VTCB của A cách lò xo không biến dạng là
mA.g=k.dentaL' -> dentaL'=0,1.10/50=0,02m=2cm.
vẽ hình ra sẽ thấy biên độ dao động của khi chỉ có A là 10cm.
khi lò xo lên vị trí cao nhất thì lò xo nén 8cm. vậy chiều dài lò xo khi đó dài:22cm


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
boyhungmubonly
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 11


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 10:20:55 am Ngày 27 Tháng Tám, 2012 »

thầy ơi. em vẽ hình mà mãi không hiểu tại sao biên độ khi chỉ có A là 10cm. thầy giúp em chỗ này với


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 04:57:39 pm Ngày 27 Tháng Tám, 2012 »

thầy ơi. em vẽ hình mà mãi không hiểu tại sao biên độ khi chỉ có A là 10cm. thầy giúp em chỗ này với
em xem hình


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7184_u__tags_0_start_0