Giai Nobel 2012
03:48:15 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

4 bài dao động cơ cần sự giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 4 bài dao động cơ cần sự giúp đỡ  (Đọc 5107 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 11:50:16 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ và sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài 2,5m. Kéo quả cầu lệch ra khỏi vị trí cân bằng O một góc 600 rồi buông nhẹ cho nó dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Bỏ qua ma sát rồi lấy gia tốc trọng trường là 10m/s2. Khi quả cầu đi lên đến vị trí có li độ góc 450 thì dây bị tuột ra rồi quả cầu chuyển lên đến độ cao cực đại so với O là
A. 0,89m
B. 0,99m
C. 0,34m
D. 0,75m

Bài 2: Một quả cầu có kích thước nhỏ và khối lượng m =50g được treo dưới sợi dây mảnh không dãn có chiều dài 6,4m ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h =0,8m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường và lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Nếu khi qua O dây bị đứt thì sau khoảng thời gian bao lâu quả cầu chạm đất?
A. [tex]0,8\sqrt{2}s[/tex]
B. 0,3s
C. 0,4s
D. 0,5s

Bài 3: Một quả cầu A có kích thước nhỏ được treo dưới sợi dây mảnh, không dãn ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường. Nếu khi qua O dây bị đứt thì quỹ đạo chuyển động của quả cầu A là một phần của
A. đường tròn
B. đường parabol
C. đường elip
D. đường thẳng

Bài 4: Một con lắc chỉ có thể dao động theo phương nằm ngang trùng với trục của lò xo có độ cứng [tex]\pi ^{2}N/m[/tex] và quả cầu nhỏ dao động có khối lượng m1 =1kg. Con lắc đơn gồm sợi dây dài 16cm và quả cầu dao động m2 giống hệt m1. Ban đầu hệ ở vị trí cân bẳng phương dây treo thằng đứng lò xo không biến dạng và hai vật m1 và m2 tiếp xúc với nhau. Kéo m1 sao cho sợi dây lệch một góc nhỏ rồi buông nhẹ, biết khi qua vị trí cân bằng m1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với m2. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = [tex]\pi ^{2}[/tex] =10m/s2. Chu kì dao động của cơ hệ
A. 1,4s
B. 0,6s
C. 1,2s
D. 0,81s

Mong mọi người giúp em giải những bài tập trên! Cảm ơn.


Logged


ODD
HS cuối cấp
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 118
-Được cảm ơn: 33

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 166


kid_1412yeah@yahoo.com.vn
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:04:54 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

bài 1 cần XĐ gia tốc, vận tốc, hướng CĐộng của vật tại điểm 45* đó rùi làm kiểu vật ném xiên đúng không???


Logged

To live is to fight
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:06:10 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ và sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài 2,5m. Kéo quả cầu lệch ra khỏi vị trí cân bằng O một góc 600 rồi buông nhẹ cho nó dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Bỏ qua ma sát rồi lấy gia tốc trọng trường là 10m/s2. Khi quả cầu đi lên đến vị trí có li độ góc 450 thì dây bị tuột ra rồi quả cầu chuyển lên đến độ cao cực đại so với O là
A. 0,89m
B. 0,99m
C. 0,34m
D. 0,75m

Lây cái hình vẽ cho bạn hum trước minh họa cho bài này:

[tex]v_{45} = \sqrt{2gl(cos45^{o} - cos60^{o}}[/tex] [tex]\approx[/tex] 3,218 (m/s)

[tex]y = v_{45}sin45^{o}t - \frac{1}{2}gt^{2}[/tex]   (1)

Lên đến độ cao cực đại: [tex]v_{y} =  v_{45}sin45^{o} - gt1[/tex] ==> t1 [tex]\approx[/tex] 0,228s

thay vào (1) ==> y. Độ cao cực đại so với O = y + h [tex]\approx[/tex] 0,99m

p/s O là vị trí cân bằng ko phải O trong hình vẽ  
« Sửa lần cuối: 12:34:30 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:08:35 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »



Bài 3: Một quả cầu A có kích thước nhỏ được treo dưới sợi dây mảnh, không dãn ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường. Nếu khi qua O dây bị đứt thì quỹ đạo chuyển động của quả cầu A là một phần của
A. đường tròn
B. đường parabol
C. đường elip
D. đường thẳng


Hình vẽ ở bài 1 kìa  =)) B nhé


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:16:16 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »


Bài 4: Một con lắc chỉ có thể dao động theo phương nằm ngang trùng với trục của lò xo có độ cứng [tex]\pi ^{2}N/m[/tex] và quả cầu nhỏ dao động có khối lượng m1 =1kg. Con lắc đơn gồm sợi dây dài 16cm và quả cầu dao động m2 giống hệt m1. Ban đầu hệ ở vị trí cân bẳng phương dây treo thằng đứng lò xo không biến dạng và hai vật m1 và m2 tiếp xúc với nhau. Kéo m1 sao cho sợi dây lệch một góc nhỏ rồi buông nhẹ, biết khi qua vị trí cân bằng m1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với m2. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = [tex]\pi ^{2}[/tex] =10m/s2. Chu kì dao động của cơ hệ
A. 1,4s
B. 0,6s
C. 1,2s
D. 0,81s

Mong mọi người giúp em giải những bài tập trên! Cảm ơn.

- Vì 2 quả cầu giống nhau nên sau VC quả cầu 1 đứng yên, quả cầu 2 bắt đầu chuyển động với vận tốc = vận tốc của quả cầu 1 trước VC( ở VTCB)  ==> chu kì của hệ: T = (T1 + T2)/2 = 1,4s
« Sửa lần cuối: 12:30:24 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:38:52 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »


Bài 2: Một quả cầu có kích thước nhỏ và khối lượng m =50g được treo dưới sợi dây mảnh không dãn có chiều dài 6,4m ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h =0,8m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường và lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Nếu khi qua O dây bị đứt thì sau khoảng thời gian bao lâu quả cầu chạm đất?
A. [tex]0,8\sqrt{2}s[/tex]
B. 0,3s
C. 0,4s
D. 0,5s



- Khi qua VTCB dây đứt ==> vật chuyển động ném ngang: [tex]t = \sqrt{\frac{2h}{g}} = 0,4s[/tex]


Logged
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 02:21:25 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »


Bài 2: Một quả cầu có kích thước nhỏ và khối lượng m =50g được treo dưới sợi dây mảnh không dãn có chiều dài 6,4m ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h =0,8m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường và lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Nếu khi qua O dây bị đứt thì sau khoảng thời gian bao lâu quả cầu chạm đất?
A. [tex]0,8\sqrt{2}s[/tex]
B. 0,3s
C. 0,4s
D. 0,5s



- Khi qua VTCB dây đứt ==> vật chuyển động ném ngang: [tex]t = \sqrt{\frac{2h}{g}} = 0,4s[/tex]

Mong được giải thích rõ hơn bài 2 và bài 3. Nếu gacongnghiep không phiền thì cho thêm cái hình.


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 07:32:57 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012 »

Thế này bạn:
Trong chuyển động của con lắc đơn: Khi dây treo đứt sẽ có 3 trường hợp:
+ Dây đứt khi vật đi từ VTCB lên VT Biên: Vật bị ném lên (ném xiên)
+ Dây đứt khi vậtở VTCB: Vận tốc vật có phương nằm ngang ==> vật bị ném ngang ==> thời gian rơi là [tex]t = \sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex] = thời gian rơi tự do của vật ở cùng độ cao (ko phụ thuộc vận tốc). Đã CM ở lớp 10
+ Dây đứt khi vật từ VTB về VTCB: vật bị ném xuống
Cả 3 trường hợp quỹ đạo vật đều là một phần của hypebol. Vẽ hình chỉ mang tính chất minh họa, bạn có thể CM bằng cách lập phương trình chuyển động của từng trường hợp sau đó suy ra phương trình quỹ đạo sẽ thấy.

p/s: Bạn tham khảo thêm chuyển động ném ngang ở VL 10 cơ bản, ném xiên ở VL 10 NC


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7174_u__tags_0_start_0