11:09:12 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

4 bài dao động cơ cần sự giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 4 bài dao động cơ cần sự giúp đỡ  (Đọc 6175 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 10:21:50 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Trong trò chơi đánh đu ở các hội xuân, từng cặp người tham gia chơi sẽ tác dụng lực lên chiếc đu một cách tuần hoàn để đưa đu lên cao bằng cách nhún người trên đu. Giả sử hệ người đu giống như một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l = 5m, gia tốc trọng trường nơi treo đu là 9,8 m/s2. Để đưa được đu lên độ cao cực đại mỗi phút hai người chơi đu sẽ phải nhún
A. 40 lần
B. 27 lần
C. 13 lần
D. 5 lần

Bài 2: Một con lắc đơn có chiều dài 0992 (m), quả cầu nhỏ có khối lượng 25 (g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 với biên độ góc 40, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50(s) thì ngừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau một chu kì
A. 20[tex]\mu J[/tex]
B. 22[tex]\mu J[/tex]
C. 23[tex]\mu J[/tex]
D. 24[tex]\mu J[/tex]

Bài 3: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có đáng kể có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số [tex]\omega _{F}[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega _{F}[/tex] thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega _{F}[/tex] = 10rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng
A. 40 gam
B. 10 gam
C. 120 gam
D. 100 gam

Bài 4: Một vật khối lượng 100g nối với một lò xo có độ cứng 100N/m. Đầu còn lại của lò xo gắn cố định , sao cho vật có thể dao động trên mặt phằng nằm ngang. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 8 cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2. Biên độ dao động của vật sau 5 chu kì dao động là
A. 2cm
B. 6cm
C. 5cm
D. 4cm


Logged


Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:24:20 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Trong trò chơi đánh đu ở các hội xuân, từng cặp người tham gia chơi Sẽ tác dụng lực lên chiếc đu một cách tuần hoàn để đưa đu lên cao bằng cách nhún người trên đu. Giả Sử hệ người đu giống như một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l = 5m, gia tốc trọng trường nơi treo đu là 9,8 m/S2. Để đưa được đu lên độ cao cực đại mỗi phút hai người chơi đu Sẽ phải nhún
A. 40 lần
B. 27 lần
C. 13 lần
D. 5 lần

Chu kì của ngoại lực phải bằng chu kì riêng của con lắc
T = 4,48s
sau mỗi chu kì thì nhún một lần. vậy sau 1phut=60s phải nhún: N=60/4,48 = 13 lần


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:27:26 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012 »

Bài 2: Một con lắc đơn có chiều dài 0992 (m), quả cầu nhỏ có khối lượng 25 (g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/S2 với biên độ góc 40, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50(S) thì ngừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau một chu kì
A. 20[tex]\mu J[/tex]
B. 22[tex]\mu J[/tex]
C. 23[tex]\mu J[/tex]
D. 24[tex]\mu J[/tex]

HD: Tính cơ năng ban đầu của con lắc W. sau 50s thì cơ năng giảm về không.
Tính chu kì của con lắc. vậy cơ năng giảm sau một chu kì là:dentaw = T.W/50


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:29:26 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012 »

Bài 3: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có đáng kể có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần Số [tex]\omega _{F}[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega _{F}[/tex] thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega _{F}[/tex] = 10rad/S thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng
A. 40 gam
B. 10 gam
C. 120 gam
D. 100 gam

HD: đây là bài dao động cưỡng bức khi có hiện tượng cộng hưởng. Tần số ( chu kì, tần số góc) của ngoại lực bằng tần số ( chu kì, tần số góc) dao động riêng của hệ. Từ đó suy ra khối lượng


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:31:53 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012 »

Bài 4: Một vật khối lượng 100g nối với một lò xo có độ cứng 100N/m. Đầu còn lại của lò xo gắn cố định , sao cho vật có thể dao động trên mặt phằng nằm ngang. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 8 cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường 10m/S2. Khi hệ Số ma Sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2. Biên độ dao động của vật sau 5 chu kì dao động là
A. 2cm
B. 6cm
C. 5cm
D. 4cm
HD: đây là bài toán dao động tắt dần. cứ sau một chu kì dao động, biên độ giảm một lượng: dentaA =4.muy.m.g/k
Từ đó em suy ra: 5 chu kì giảm bao nhiêu? rồi suy ra biên độ dao động còn lại


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_7020_u__tags_0_start_0