07:33:32 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Định lí biến thiên động lượng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Định lí biến thiên động lượng  (Đọc 8365 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
lenhhoxung
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 04:14:36 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Bài 7 trang 148 SGK nâng cao:
Một người có khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ một cầu nhảy ở độ cao 3m xuống nước và sau khi chạm mặt nước 0,05s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người.
Trong bài này, cách giải là sử dụng định lí  biến thiên động lượng: mv = Fc[tex]\Delta[/tex]t
trong đó, v là vận tốc khi chạm mặt nước, Fc là lực cản của nước.
Theo định lí biến thiên động lượng, độ biến thiên động lượng bằng xung của hợp ngoại lực. Vậy trong trường hợp này, tại sao ngoại lực chỉ là lực cản của nước?
Xin nhờ các Thầy giải đáp giùm em!


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:30:11 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Bài 7 trang 148 SGK nâng cao:
Một người có khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ một cầu nhảy ở độ cao 3m xuống nước và sau khi chạm mặt nước 0,05s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người.
Trong bài này, cách giải là Sử dụng định lí  biến thiên động lượng: mv = Fc[tex]\Delta[/tex]t
trong đó, v là vận tốc khi chạm mặt nước, Fc là lực cản của nước.
Theo định lí biến thiên động lượng, độ biến thiên động lượng bằng xung của hợp ngoại lực. Vậy trong trường hợp này, tại sao ngoại lực chỉ là lực cản của nước?
Xin nhờ các Thầy giải đáp giùm em!

trong thời gian rất bé nên lực cản khá lớn hơn so với trọng lực, lực làm cho vật thay đổi vận tốc chủ yếu do ngoại lực


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:55:10 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Trieubeo nói đúng rồi đấy!

Nhưng mình Sẽ phân tích thêm để bạn có thể thấy được "hình ảnh" trực quan của hiện tượng này

+ 1 người rơi từ độ cao 3m xuống nc với gia tốc g=10m/S2, cần một khoảng thời gian t
    [tex]h=\frac{gt^{2}}{2} [/tex]   =>  t=0.7746 (S)

+ Vậy vận tốc lúc vật vừa "tiếp" nước
     v=g.t=7.746 (m/S)

+ Nếu như ta đo được bằng thực nghiệm chỉ sau 0.05s người đó dừng lại, ta có thể tính được độ "hụt" động lượng của người
    m.v= 60 x 7.746

+ Theo định lý về biến thiên động lượng ta lại tìm được tổng lực Fn (tổng lực hướng ngược chiều với chuyển động của vật, trong này nó đã bao hàm cả trọng lực)
    Fn= m.v/[tex]\Delta t[/tex] = 9295.2 (N)

+ Như bạn đã nói, lực tác dụng vào vật cần là tổng hợp lực thay vì chỉ là lực cản. Bạn có thể thấy Fn phía trên chính là tổng hợp lực, nhưng vì nó hướng lên nên ta Sẽ có
      Fn = Fc - P           (P là trọng lực)
 => Fc = Fn + P = 9900 (N)

+ Do đó bạn có thể so Sánh giữa lực cản và trọng lực qua tỉ Số Fc / P = 16.5   (lần)

Như vậy có lẻ là đủ lớn để bỏ qua trọng lực trong thời gian tiếp nước này
Còn một lưu ý nữa là lực cản thực ra ko đều để có thể coi là hằng, mà nó thay đổi theo vận tốc của người. Nhưng vì thời gian quá bé nên coi như lực là đều


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6937_u__tags_0_start_0