Câu 11: Khi chiếu một ánh sáng đơn sắc tới bề mặt một kim loại, thì electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi:
A. Năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất.
B. Năng lượng mà electron thu được là lớn nhất.
C. Photon ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất.
D. Công thoát của electron có năng lượng nhỏ nhất.
Hãy chọn lựa và lập luận để giải thích cho chọn lựa đó.
D phải không thầy? vì theo công thức Anh-xtanh: [tex]\varepsilon =A+ W

Sai rồi em. Vì công thoát đối với một kim loại nhất định là không đổi mà.

Theo đề bài cho thì
"một ánh sáng đơn sắc" (tức là có tần số nhất định) vào một kim loại (có A xác định):
Các photon mang năng lượng [tex]\varepsilon =hf[/tex] đập vào cathode của tế bào quang điện, truyền năng lượng này cho electron của cathode.
Tác dụng giữa photon và electron là 1:1, tức là một photon tương tác với một electron.
Để electron bật ra thì năng lượng photon tối thiểu phải bằng công thoát A của kim loại làm cathode.
Về electron thì chúng bắn ra khỏi cathode với các vận tốc khác nhau.

Với các electron trên bề mặt cathode thì toàn bộ năng lượng photon chuyển thành công thoát A và động năng ban đầu của electron.
[tex]\varepsilon = A + W_{d}[/tex]

Với electron ở bên trong cathode thì động năng của nó nhỏ hơn vì một phần năng lượng của electron bị mất do tương tác với nguyên tử khi đi ra khỏi cathode.

Vậy giờ em tự đưa ra đáp án được rồi chứ?