Giai Nobel 2012
05:50:32 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập trong đề thi thử

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập trong đề thi thử  (Đọc 2258 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« vào lúc: 11:18:53 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1: Lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật [tex]m_{0}=100g[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] theo phương ngang với vận tốc [tex]v_{0}=1m/s[/tex], va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vật [tex]M[/tex] dao động điều hoà, chiều dài cực đại và cực tiểu của của lò xo lần lượt là 28cm và 20cm. Khoảng cách giữa 2 vật sau 1,5s từ lúc bắt đầu va chạm là :
A. 90cm.   
B. 94cm.   
C. 92cm.   
D. 96cm.

Câu 2: Hai sóng [tex]u_{A}=4cos2\pi t\left(cm \right)[/tex] và [tex]u_{B}=5cos\left(2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\left(cm \right)[/tex] , đặt tại hai điểm A và B và AB = 1,5m. Hai sóng lan truyền cùng bước sóng 0,12m. Điểm M là cực đại giao thoa thì
A. MA = 150cm và MB=180cm.   
B. MA= 230cm và MB=210cm.
C. MA=170cm và MB=190cm.   
D. MA = 60cm và MB= 80cm.

Câu 3: Ba điện tích [tex]q_{A}=q_{B}=q_{C}=2\mu C[/tex] cùng khối lượng [tex]m=0,18mg[/tex] , đặt tại ba điểm thẳng hàng theo thứ tự A, B, C sao cho AB=BC= 1m. Người ta dịch điện tích [tex]q_{B}[/tex] theo phương AC đến M sao cho MB = 1cm (AB>>MB) rồi thả điện tích [tex]q_{B}[/tex] cho chuyển động theo phương AB . Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Thời gian chuyển động từ M đến B là
[tex]A.\frac{\pi }{30}s[/tex]
[tex]B.\frac{\pi }{10}s[/tex]
[tex]C.\frac{\pi }{2}s[/tex]
[tex]D.\frac{\pi }{40}s[/tex]




Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:26:46 am Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1: Lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma Sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật [tex]m_{0}=100g[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] theo phương ngang với vận tốc [tex]v_{0}=1m/S[/tex], va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vật [tex]M[/tex] dao động điều hoà, chiều dài cực đại và cực tiểu của của lò xo lần lượt là 28cm và 20cm. Khoảng cách giữa 2 vật sau 1,5s từ lúc bắt đầu va chạm là :
A. 90cm.   
B. 94cm.   
C. 92cm.   
D. 96cm.


Hướng dẫn cho em :
+ Dùng định luật bảo toàn động lượng ta có : [tex]m_{0}v_{0} = m_{0}v + MV_{0}\Rightarrow v_{0} - v = \frac{M}{m_{0}}V_{0}[/tex]

+ Dùng định luật bảo toàn cơ năng ta có : [tex]\frac{1}{2}m_{0}v_{0}^{2} = \frac{1}{2}m_{0}v^{2} + \frac{1}{2}MV_{0}^{2}\Rightarrow v_{0}^{2} - v^{2} = \frac{M}{m_{0}}V_{0}^{2}[/tex]

Từ hai kết quả trên ta suy ra : [tex]V_{0} = \frac{2v_{0}}{1+M/m_{0}}[/tex] và [tex]v = v_{0}\frac{m_{0} - M}{m_{0} + M} < 0[/tex]

+ Chiều dài cực đại và cực tiểu của của lò xo lần lượt là 28cm và 20cm do đó biên độ là 4cm

+  Dùng định luật bảo toàn cơ năng ta có : [tex]\frac{1}{2}kA^{2} = \frac{1}{2}MV_{0}^{2} \Rightarrow \sqrt{\frac{M}{k} }= \frac{A}{\left| V_{0}\right|} \Rightarrow T[/tex]

+ Dùng vecto quay để xác định vị trí của M lúc t = 1,5s

+ Quãng đường m0 đi được : S = v.t

+ Suy ra khoảng cách cần tìm


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 03:06:58 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »


Câu 2: Hai Sóng [tex]u_{A}=4cos2\pi t\left(cm \right)[/tex] và [tex]u_{B}=5cos\left(2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\left(cm \right)[/tex] , đặt tại hai điểm A và B và AB = 1,5m. Hai Sóng lan truyền cùng bước Sóng 0,12m. Điểm M là cực đại giao thoa thì
A. MA = 150cm và MB=180cm.   
B. MA= 230cm và MB=210cm.
C. MA=170cm và MB=190cm.   
D. MA = 60cm và MB= 80cm.

Độ lệch pha của hai sóng tại một điểm : [tex]\Delta \varphi =\left( 2\pi t - \frac{2\pi d_{2}}{\lambda }+ \frac{\pi }{3} \right) - \left( 2\pi t - \frac{2\pi d_{1}}{\lambda }\right) = 2\pi\frac{ d_{1} - d_{2}}{\lambda } + \frac{\pi }{3}[/tex]

Tại Điểm cực đại giao thoa ta có : [tex]\Delta \varphi = 2k\pi[/tex]

[tex]\Rightarrow \frac{ d_{1} - d_{2}}{\lambda } + \frac{1}{6}= k[/tex]

Không có đáp án !


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:39:25 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Còn bài 3 làm sao vậy mọi người


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:07:36 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012 »

Còn bài 3 làm sao vậy mọi người

Em chịu khó up hình lên để minh họa đề bài !


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.