Giai Nobel 2012
01:56:16 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.7)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.7)  (Đọc 11516 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 10:11:32 pm Ngày 27 Tháng Hai, 2012 »

Tiếp tục là những bài tập rất khó với em, mong các thầy và các bạn giúp đỡ! Phần này là dao động cơ, em hy vọng trong lời giải có hình vẽ chi tiết.
Bài 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm: lò xo có độ cứng k = 20N/m, một đầu nối giá đỡ cố định, một đầu gắn vật M = 100g, bên trên vật M đặt vật m=300g, hệ số ma sát giữa m và M là [tex]\mu[/tex]. Kích thích cho hệ vật dao động điều hòa không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang bằng cách: tại t = 0 đưa vật đến vị trí lò xo nén 2cm rồi cung cấp cho vật tốc độ v0 hướng về vị trí cân bằng. Chọn gốc O trùng với vị trí cân bằng. Cho v0 = 10[tex]\sqrt{6}[/tex] (cm/s). Biết m nằm yên trên M. Tìm lực ma sát do M tác dụng lên m khi hệ có li độ x = -1cm?
A. Fms = 0,15N         B. Fms = -0,05N          C. Fms = 0,05N          D. Fms = -0,15N

Bài 2: Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A một chút và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2[tex]\pi[/tex] (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
A. 0,986          B. 0,998         C. 0,988          D. 0,996

Bài 3: Một con lắc lò xo gồm vật M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn với biên độ A1. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có khối lượng bằng khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0 bằng vận tốc cực đại của vật M, đến va chạm với M. Biết va chạm giữa hai vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A2. Tỉ số biên độ dao động [tex]\frac{A_{1}}{A_{2}}[/tex] của vật M trước và sau va chạm là:
A. [tex]\frac{1}{2}[/tex]          B. [tex]\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]          C. [tex]\frac{2}{3}[/tex]          D. [tex]\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]

Bài 4: Một lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m=100g được treo vào đầu tự do của một lò xo có độ cứng k=20N/m. Đầu trên của lò xo gắn vào điểm cố định. Vật m được đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Ban đầu giữ giá đỡ để lò xo không biến dạng, rồi cho giá đỡ chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc a=2m/s2. Lấy g=10m/s2. Vật m rời khỏi giá đỡ trong thời gian bao lâu?
A. 0,2s          B. 1,5s          C. 0,1s          D. 0,5s

Bài 5: Hai loa nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn kết hợp cùng pha đặt cách nhau AB=5m phát ra âm có tần số f=440Hz với tốc độ truyền âm là v=330m/s. Tại M người nghe được âm to nhất lần thứ hai khi đi từ A đến B.Khoảng cách AM là:
A. 0,625m          B. 0,25m          C. 1,25m          D. 0,75m

Bài 6: Hai nguồn S1 và S2 được coi là các nguồn sáng điểm (S1 và S2 cách màn một khoảng như nhau, S1S2 song song với màn). Hình ảnh giao thoa sẽ thay đổi như thế nào nếu ta cho hai nguồn S1 và S2 dịch chuyển lại gần nhau?
A. Không thay đổi         
B. Các vân giao thoa sẽ tách xa nhau hơn         
C. Các vân giao thoa sẽ dịch chuyển lại gần nhau hơn         
D. Các vân giao thoa tách xa nhau đến một giá trị nào đó thì dừng lại




Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:15:16 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012 »

Tôi đề nghị lần sau bạn post ít bài thôi, khoảng 4 bài là đủ rồi, vì Lý 12 những bài tập luyện thi đại học khi giải ra tương đối dài, post quá nhiều làm người khác ngộp.

Bạn đăng số bài tập như phần 3 và phần 4 là vừa rồi.

Còn việc loãng vấn đề hay không là do bản thân mỗi người thôi, tôi không nghĩ là post bài chia theo chuyên đề thì có thể loãng được.

Thêm nữa, phần tên của topic nên đặt đúng nội dung, đừng đặt chung chung. Khi ta đặt nội dung topc rõ ràng (VD như đặt: Vài bài dao động cơ, Bốn bài điện xoay chiều, Hai bài sóng cơ) thì người khác khi xem tên bài cũng biết topic đó nói về cái gì rồi.

Và tôi nhớ không lầm thì đây là lần nhắc nhở thứ 2 của tôi rồi.

Nếu bạn vẫn cứ tiếp tục vi phạm thì BQT sẽ treo nick bạn.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
phantom_hung
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 34
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 46


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:38:53 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012 »

Bài 2: Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A một chút và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2[tex]\pi[/tex] (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
A. 0,986          B. 0,998         C. 0,988          D. 0,996
Đây là hai con lắc trùng phùng:[tex]\theta =\frac{T_{A}+T_{B}}{\mid T_{B}-T_{A} \mid }[/tex]= 5 phút 14s=314s--->[tex]T_{B}=0.632[/tex]
Cùng K nên ta có:[tex]\left(\frac{T_{A}}{T_{B}} \right)^{2}=\frac{mA}{mB}=0.9873[/tex] hai đáp án A và C mình không biết chọn đáp án nào



Logged
phantom_hung
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 34
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 46


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:45:24 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012 »

Trích dẫn
Bài 6: Hai nguồn S1 và S2 được coi là các nguồn sáng điểm (S1 và S2 cách màn một khoảng như nhau, S1S2 song song với màn). Hình ảnh giao thoa sẽ thay đổi như thế nào nếu ta cho hai nguồn S1 và S2 dịch chuyển lại gần nhau?
A. Không thay đổi         
B. Các vân giao thoa sẽ tách xa nhau hơn         
C. Các vân giao thoa sẽ dịch chuyển lại gần nhau hơn         
D. Các vân giao thoa tách xa nhau đến một giá trị nào đó thì dừng lại
theo mình thì [tex]i=\frac{\lambda D}{a}[/tex] hai nguồn S1S2 tiến lại gần nhau nên a giảm ---->i tăng.theo mình thì là đáp án B


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:57:23 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012 »

Bài 4: Một lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m=100g được treo vào đầu tự do của một lò xo có độ cứng k=20N/m. Đầu trên của lò xo gắn vào điểm cố định. Vật m được đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Ban đầu giữ giá đỡ để lò xo không biến dạng, rồi cho giá đỡ chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc a=2m/s2. Lấy g=10m/s2. Vật m rời khỏi giá đỡ trong thời gian bao lâu?
A. 0,2s          B. 1,5s          C. 0,1s          D. 0,5s
Giải:
các lực tác dụng lên quả nặng con lắc: P, N, Fdh
áp dụng định luật II Niuton ta có:
P +N+Fdh = ma ( đây là phương trình vecto)
chiếu lên phương chuyển động ta có:
P - N - Fdh = ma ->N = P - Fdh - ma
vật rời khỏi giá đỡ khi: N=0 -> P - Fdh - ma = 0 <-> mg - k.dentaL - ma = 0 =>
dentaL = (mg - ma)/K = (0,1.10 - 0,1.2)/20 = 0,04
ta có: dentaL = a.t^2/2 -> t = căn(2.dentaL/a) = 0,2s


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:00:42 am Ngày 29 Tháng Hai, 2012 »

Bài 3: Một con lắc lò xo gồm vật M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn với biên độ A1. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có khối lượng bằng khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0 bằng vận tốc cực đại của vật M, đến va chạm với M. Biết va chạm giữa hai vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A2. Tỉ số biên độ dao động [tex]\frac{A_{1}}{A_{2}}[/tex] của vật M trước và sau va chạm là:
A. [tex]\frac{1}{2}[/tex]          B. [tex]\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]          C. [tex]\frac{2}{3}[/tex]          D. [tex]\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]

Khi M đang ở vị trí biên thì nó có vận tốc bằng 0
Để giải bài này cần nhớ 1 bài toán của va chạm đàn hồi xuyên tâm là : cho một vật M đứng yên trên bàn. Nếu có 1 vật m = M chuyển động với vận tốc v0 đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật M thì sau va chạm vật m có vận tốc = 0 và vật M có vận tốc là v0. Điều này có nghĩa là vật m sẽ truyền toàn bộ động năng cho vật M.
Áp dụng vào đây, vật m có vận tốc là v0 bằng vận tốc cực đại của M
=> Động năng vật m bằng với năng lượng dao động của vật M
=> Sau va chạm năng lượng dao động của vật M sẽ tăng lên gấp đôi
=> Biên độ tăng lên căn 2 lần
=> Đáp số là 1/căn 2 ( hoặc căn 2 /2)


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:37:23 am Ngày 29 Tháng Hai, 2012 »

Bài 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm: lò xo có độ cứng k = 20N/m, một đầu nối giá đỡ cố định, một đầu gắn vật M = 100g, bên trên vật M đặt vật m=300g, hệ số ma sát giữa m và M là [tex]\mu[/tex]. Kích thích cho hệ vật dao động điều hòa không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang bằng cách: tại t = 0 đưa vật đến vị trí lò xo nén 2cm rồi cung cấp cho vật tốc độ v0 hướng về vị trí cân bằng. Chọn gốc O trùng với vị trí cân bằng. Cho v0 = 10[tex]\sqrt{6}[/tex] (cm/s). Biết m nằm yên trên M. Tìm lực ma sát do M tác dụng lên m khi hệ có li độ x = -1cm?
A. Fms = 0,15N         B. Fms = -0,05N          C. Fms = 0,05N          D. Fms = -0,15N
tần số góc của con lắc( M+m)
omega=căn[k/(M+m)] = căn(50)
gia tốc của con lắc ở vị trí x=-1cm là: a= -omega^2.x = 0,5m/s^2
xét trong hệ quy chiếu gắn với vật M, thì m chịu tác dụng của các lực: P, N, Fms.Fqt
để m đứng yên trên M thì: Fms = Fqt = m.a = 0,3.0,5 = 0,15N


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6834_u__tags_0_start_0