02:53:30 am Ngày 11 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.4)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.4)  (Đọc 5282 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 02:50:47 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 »

Bài 1: Một khung dây điện phẳng gồm 100 vòng dây hình vuông cạnh 10cm, có thể quay quanh một trục nằm ngang ở trong mặt phẳng của, đi qua tâm O của khung và song song với cạnh của khung. Cảm ứng từ B tại nơi đặt khung B = 0,2T và khung quay đều 300 vòng/phút. Biết điện trở của khung là 1[tex]\Omega[/tex] và của mạch ngoài là 4[tex]\Omega[/tex]. Cường độ cực đại của dòng điện cảm ứng trong mạch là:
A. 0,628A          B. 1,256A         C. 6,280A         D. 1,570A

Bài 2: Một vật khối lượng 100g nối với một lò xo có độ cứng 100N/m. Đầu còn lại của lò xo gắn cố định, sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 9cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2. Biên độ dao động của vật sau 5 chu kì dao động là:
A. 3cm              B. 5cm             C. 4cm             D. 6cm

Bài 3: Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình u1 = acos200[tex]\pi[/tex]t(cm) và u2 = acos(200[tex]\pi[/tex]t+[tex]\pi[/tex])(cm) trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA - MB = 12mm và vân bậc (k + 3) (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA - NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:
A. 12                B. 13                C. 11               D. 14

Các thầy giúp em giải những bài tập này với hình vẽ chi tiết nhé! Ok
« Sửa lần cuối: 09:38:32 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:20:54 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 »


Bài 2: Một vật khối lượng 100g nối với một lò xo có độ cứng 100N/m. Đầu còn lại của lò xo gắn cố định, sao cho vật có thể dao động trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 9cm rồi buông nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2. Biên độ dao động của vật sau 5 chu kì dao động là:
A. 3cm              B. 5cm             C. 4cm             D. 6cm

Các thầy giúp em giải những bài tập này với hình vẽ chi tiết nhé! Ok
Để giải quyết bài này em xem mục sau : http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5047.0
« Sửa lần cuối: 09:37:02 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:44:47 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 »

Vì lý do tên topic của bạn quá dài, dẫn đến việc khi có ai vào trả lời thì bên ngoài sẽ không hiện ra tên bài viết mà chỉ có một màu trắng xoá, do đó tôi đổi tên topic này từ:

Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 4)

thành tên:

Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.4)

 ~O) Một số ý kiến:

1) Tôi cũng sẽ đổi tên mấy topic khác của bạn như vậy, để tiện lợi cho mọi người khi trả lời

2) Sau này bạn nên đặt tên ngắn gọn thôi, để mọi người nhìn vào là biết topic nói về bài tập phần nào, ví dụ như phần này bạn chỉ cần đặt tên: "Ba bài dao động cơ"

3) Còn về việc nhờ giúp (để mọi người biết bạn không phải đang ra đề bài) hay cảm ơn bạn nên ghi bên trong bài viết (để cho tên topic ngắn bớt).

Cám ơn bạn!
« Sửa lần cuối: 09:47:26 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:25:15 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 »


Bài 1: Một khung dây điện phẳng gồm 100 vòng dây hình vuông cạnh 10cm, có thể quay quanh một trục nằm ngang ở trong mặt phẳng của, đi qua tâm O của khung và song song với cạnh của khung. Cảm ứng từ B tại nơi đặt khung B = 0,2T và khung quay đều 300 vòng/phút. Biết điện trở của khung là 1[tex]\Omega[/tex] và của mạch ngoài là 4[tex]\Omega[/tex]. Cường độ cực đại của dòng điện cảm ứng trong mạch là:
A. 0,628A          B. 1,256A         C. 6,280A         D. 1,570A

Các thầy giúp em giải những bài tập này với hình vẽ chi tiết nhé! Ok
Gọi a là cạnh của hình vuông a = 10cm ; vận tốc góc quay của khung : [tex]\omega = \frac{300.2\pi }{60} = 10\pi rad/s[/tex]

Biên độ của suất điện động cảm ứng : [tex]E_{0} = NBS\omega = NBa^{2}\omega[/tex] (công thức trong SGK)

Biên độ dòng điện cảm ứng trong mạch ( Cường độ cực đại ) là:

 [tex]I_{0} = \frac{E_{0}}{R + r}[/tex]

 Với r là điện trở của khung  ; R là điện trở của mạch ngoài . Thay số ta sẽ có kết quả
« Sửa lần cuối: 10:29:08 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:15:57 pm Ngày 24 Tháng Hai, 2012 »


Bài 3: Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình u1 = acos200[tex]\pi[/tex]t(cm) và u2 = acos(200[tex]\pi[/tex]t+[tex]\pi[/tex])(cm) trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA - MB = 12mm và vân bậc (k + 3) (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA - NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:
A. 12                B. 13                C. 11               D. 14

Các thầy giúp em giải những bài tập này với hình vẽ chi tiết nhé! Ok
Đây là giao thoa do hai nguồn ngược pha nên
Vị trí của các điểm dao động với biên độ cực đại : [tex]d_{1}-d_{2} = (n+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Vị trí của các điểm dao động với biên độ cực tiểu : [tex]d_{1}-d_{2} = n\lambda[/tex]

Nếu xem tại M là vân cực đại .Theo giả thiết ta có : [tex]MA - MB = (k+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

và [tex]NA - NB = (k+3+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Trừ vế với vế ta được : [tex]24 = 3\lambda \Rightarrow \lambda = 8 mm [/tex]

( Do hai vân cùng loại nên tôi xem là vân cực đại ;  em có thể dùng vân cực tiểu cũng thu được kết quả trên )

Theo bất đẳng thức trong tam giác ta có : [tex]-AB < d_{1}-d_{2} < AB \Leftrightarrow -\frac{50}{8} < k +\frac{1}{2} < \frac{50}{8}[/tex]

Vậy : [tex]-6,75 < k < 5,75[/tex]

k nhận 12 giá trị nghĩa là có 12 đường cực đại và cũng là số điểm cần tìm

Em có thể xem cách chứng minh công thức vị trí vân khi hai nguồn lệch pha theo địa chỉ sau : http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5972.msg28242#msg28242
« Sửa lần cuối: 05:19:07 pm Ngày 24 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6785_u__tags_0_start_0