Giai Nobel 2012
06:53:40 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Một số bài vật lý ôn thi đại học khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó  (Đọc 32949 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 07:02:09 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn!

Bài 1: một con lắc lò xo có k=100 N/m, m=400gam, được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Ban đầu người ta kéo vật ra dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo biến dạng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tốc độ vật khi nó qua vị trí O lần hai tính từ lúc buông vật bằng:
A.0,95m/s   B. 1,39m/s   C.0,88m/s   D. 1,45m/s
Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo pt: x=4cos[(pi/2)*t] (cm).Để các vectơ v, vectơ a cùng với chiều dương trục Ox thì thời điểm t phải thuộc khoảng:
A.1s<t<2s   B.2s<t<3s   C.0<t<1s   D.3s<t<4s
Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5(micromet) chiếu đến hai khe Iang S1, S2 với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm   B.5mm    C.0,3mm   D.0,5mm
Bài 4:Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ở cuối nguồn dung máy hạ thế có tỉ số vòng dây bằng 2. Cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần nhưg vẫn đảm bảo công suất nơi tiêu thụ nhận được là không đổi.Biết điện áp tức thời u cùng pha với hiệu dòng điện tức thời I và ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ.
A.10    B.7,5    C.8,7    D.9,3
Bài 5:Một chất điểm điều hòa dao động xung quanh vị trí cân bằng O. Thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương, đến thời điểm t1= 1/3(s) vật chưa đổi chiều chuyển động và có vận tốc bằng (can3)/2 lần vận tốc ban đầu. Đến thời điểm t2= 5/3(s), vật đã đi được quãng đường 6cm.
Vận tốc ban đầu của vật:
A.2pi B. 3pi C.pi D. 4pi
đơn vị: cm/s
Bài 6: Sóng có tần số 20Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc 2m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng, nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn.Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất.Sau thời điểm đó, khoảng thời gian ngắn nhất để điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất là:
A.7/160 B. 3/20 C. 1/160 D.3/80
đơn vị: giây
Bài 7: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài l=1m, quả cầu có khối lượng m=100g và mang điện tích q=2.10^-5(C) đặt trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường hướng theo phương ngang, độ lớn E=5.10^4(V/m). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều của vecto cường độ điện trường sao cho dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc 54(do) rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2. Tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng:
A.0,5m/s   B.2,87m/s   C.4m/s    D.0,7m/s
« Sửa lần cuối: 06:55:22 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:30:53 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Đúng vậy em nên chia nhỏ câu hỏi ra sẽ có người giúp em nhiều hơn
Bài 1: một con lắc lò xo có k=100 N/m, m=400gam, được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Ban đầu người ta kéo vật ra dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo biến dạng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tốc độ vật khi nó qua vị trí O lần hai tính từ lúc buông vật bằng:
A.0,95m/s   B. 1,39m/s   C.0,88m/s   D. 1,45m/s
+ vị trí lực ma sát cân bằng lực đàn hồi cách VTCB O 1 khoảng [tex]|x|=\mu.m.g/k=0,4cm[/tex]
+ Cứ sau 1/2 chu kỳ biên độ dao động giảm [tex]2|x|[/tex] hay [tex]A'=A-2|x|=9,2cm[/tex]
+ Quãng đường vật đi từ A đến VTCB O lần 2 ==> vật đi được quãng đường S=A+2A'=28,4cm
+ ADĐLBTNL [tex]==> -1/2kA^2 + 1/2m.v^2=-\mu.m.g.S ==> v=1,39m/s[/tex]
« Sửa lần cuối: 08:50:20 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:36:08 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo pt: x=4cos(\frac{\pi}{2}t) (cm).Để các vectơ v, vectơ a cùng với chiều dương trục Ox thì thời điểm t phải thuộc khoảng:
A.1s<t<2s   B.2s<t<3s   C.0<t<1s   D.3s<t<4s
+ T=4s
+ vecto v và a cùng chiều khi vật đi từ Biên về VTCB ==> theo đề bài chỉ có thể là đi từ -A đến 0
+ t=0 vật bắt đầu từ biên A ==> đến -A hết 2s và từ -A đến 0 hết thêm 1 s nữa vậy 2s<t<3s
« Sửa lần cuối: 09:01:50 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:48:00 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5 chiếu đến hai khe Iang S1, S2  với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm   B.5mm      C.0,3mm   D.0,5mm
gọi Bề rộng tối thiểu của khe S là b.
gọi d là khoảng cách từ S đến 2 khe S1S2
ĐK để không thấy giao thoa là : [tex]i=\frac{b.D}{d}[/tex] hay [tex]b=\frac{di}{D}=\frac{\lambda.d}{a}[/tex]
« Sửa lần cuối: 07:45:33 am Ngày 24 Tháng Năm, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:10:50 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Bài 5:Một chất điểm điều hòa dao động xung quanh vị trí cân bằng O. Thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương, đến thời điểm t1= 1/3(s) vật chưa đổi chiều chuyển động và có vận tốc bằng (can3)/2 lần vận tốc ban đầu. Đến thời điểm t2= 5/3(s), vật đã đi được quãng đường 6cm.
Vận tốc ban đầu của vật:
A.2pi B. 3pi C.pi D. 4pi
+ t=0 vật ở VTCB [tex]==> v_{max}[/tex], khi vật có [tex] v=\frac{\sqrt{3}}{2}v_{max} ==> x=A/2[/tex] (Bạn dùng công thức độc lập) ==> thời gian [tex]1/3s = T/12[/tex] (Bạn dùng vecto quay) [tex]==> T=4s[/tex]
+ Khi đến thời điểm [tex]t2=5/3(s)=T/4+T/6 ==>[/tex] vật đi từ VTCB đến biên A và quay về vị trí A/2 (Bạn dùng vecto quay nhé) [tex]==> S=A+A/2=6 ==> S=4cm ==> v_{max}=2\pi(cm/s)[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:18:10 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Bài 6: Sóng có tần số 20Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc 2m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng, nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn.Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất.Sau thời điểm đó, khoảng thời gian ngắn nhất để điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất là:
A.7/160 B. 3/20 C. 1/160 D.3/80
đơn vị: giây
+[tex] \lambda=10cm[/tex]
+ N chậm pha hơn M 1 góc :[tex]\Delta \varphi=\frac{2\pi.MN}{\lambda}=4,5\pi ==>[/tex] M nhanh pha với N [tex]\pi/2[/tex].
+ N hạ thấp nhất (-A) thì M đang ở VTCB và đang đi lên ==> để M hạ thấp nhất thì M phải di chuyển [tex]3/4T=3/80(s)[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 09:33:44 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Bài 7: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài l=1m, quả cầu có khối lượng m=100g và mang điện tích q=2.10^-5(C) đặt trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường hướng theo phương ngang, độ lớn E=5.10^4(V/m). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều của vecto cường độ điện trường sao cho dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc 54(do) rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2. Tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng:
A.0,5m/s   B.2,87m/s   C.4m/s    D.0,7m/s
+góc lệch của dây ở vị trí cân bằng so với phương ngang.
[tex]tan(\alpha_1)=\frac{q.E}{m.g}=1 ==> \alpha_1=45^0[/tex]. và [tex]g'=\sqrt{g^2+(\frac{q.E}{m})^2}=10\sqrt{2}[/tex]
+ khi kéo lệch ra VTCB với góc hợp so với phương thẳng đứng là [tex] 54^0 ==> \alpha_0=9^0[/tex] (góc lệch dây treo so với phương ở VTCB mới) [tex]==> v_{max}=\sqrt{2g'l(1-cos(\alpha_0))}[/tex]


Logged
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:52:19 am Ngày 22 Tháng Hai, 2012 »

Em xin cảm ơn! Chỉ còn bài 4 nữa, mong mọi người giúp.


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 04:12:56 am Ngày 23 Tháng Hai, 2012 »


Bài 4:Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ở cuối nguồn dung máy hạ thế có tỉ số vòng dây bằng 2. Cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần nhưg vẫn đảm bảo công suất nơi tiêu thụ nhận được là không đổi.Biết điện áp tức thời u cùng pha với hiệu dòng điện tức thời I và ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ.
A.10    B.7,5    C.8,7    D.9,3


Gọi điện áp của nguồn ; hai đầu cuộn sơ cấp và hai đầu cuộn thứ cấp ( của máy hạ thế ) lúc đầu lần lượt là U01 ; U'1 và U1

Gọi điện áp của nguồn ; hai đầu cuộn sơ cấp và hai đầu cuộn thứ cấp ( của máy hạ thế ) lúc sau lần lượt là U02 ; U'2 và U2

Do máy hạ thế có tỉ số vòng dây bằng 2 nên : [tex]U'_{1} = 2U_{1}[/tex]

Cường độ hiệu dụng trên dây tải và trong tải lúc đầu và lúc sau lần lượt là I'1 ; I1 và I'2 ; I2

Hao phí trên đường dây tải ( [tex]\Delta P = RI'^{2}[/tex] ) giảm 100 lần nên I'1 = 10. I'2

Do đó độ giảm thế ( [tex]\Delta U = RI'[/tex]) trên đường dây tải giảm 10 lần

Bỏ qua hao phí trên máy hạ thế và do công suất của tải là không đổi nên ta có :

[tex]U_{1}.I_{1} = U'_{1}I'_{1} = U_{2}I_{2} = U'_{2}I'_{2}\Rightarrow U'_{2} = 10U'_{1} = 20 U_{1} [/tex]

Ta có : [tex]U_{01} = U'_{1} + \Delta U_{1} = 2 U_{1} + \frac{15U_{1}}{100} = \frac{43U_{1}}{20}[/tex]

Tương tự : [tex]U_{02} = U'_{2} + \Delta U_{2}  = 20 U_{1} + \frac{15U_{1}}{1000} = \frac{4003U_{1}}{200}[/tex]

Lập tỉ số ta có : [tex]\frac{U_{02}}{U_{01} } = \frac{4003}{430} \approx 9,3[/tex]
« Sửa lần cuối: 03:26:00 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 06:43:31 am Ngày 23 Tháng Hai, 2012 »

Để bài toán gần với thực tế hơn là ta thử xét lại bài toán sau :

       Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ở cuối nguồn ban đầu dùng máy hạ thế có tỉ số vòng dây bằng 2. Cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần nhưng vẫn đảm bảo công suất và điện áp nơi tiêu thụ nhận được là không đổi? Biết điện áp tức thời u cùng pha với hiệu dòng điện tức thời i và ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ.
« Sửa lần cuối: 10:44:20 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
thanhthienbkav
Học sinh
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 60


Tình tình tứ <=> Từ từ tính

galaxy_1505@yahoo.com
Email
« Trả lời #10 vào lúc: 03:01:14 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012 »

Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo pt: x=4cos(\frac{\pi}{2}t) (cm).Để các vectơ v, vectơ a cùng với chiều dương trục Ox thì thời điểm t phải thuộc khoảng:
A.1s<t<2s   B.2s<t<3s   C.0<t<1s   D.3s<t<4s
+ T=4s
+ vecto v và a cùng chiều khi vật đi từ Biên về VTCB ==> theo đề bài chỉ có thể là đi từ -A đến 0
+ t=0 vật bắt đầu từ biên A ==> đến -A hết 2s và từ -A đến 0 hết thêm 1 s nữa vậy 2s<t<3s
thưa thầy bài này em nghĩ đáp án phải là C chứ ạ
« Sửa lần cuối: 03:29:59 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged

Biển Học Vô Biên=====>Quay Đầu Là Giường. sr
Daniel Phung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 24

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 129


Một phút ham vui


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 10:42:52 am Ngày 24 Tháng Năm, 2012 »

Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5 chiếu đến hai khe Iang S1, S2  với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm   B.5mm      C.0,3mm   D.0,5mm
gọi Bề rộng tối thiểu của khe S là b.
gọi d là khoảng cách từ S đến 2 khe S1S2
ĐK để không thấy giao thoa là : [tex]i=\frac{b.D}{d}[/tex] hay [tex]b=\frac{di}{D}=\frac{\lambda.d}{a}[/tex]

thầy giải thích cho em nguyên nhân vì sao đc ko thầy.
Cảm ơn thầy


Logged

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ thất bại
thienhavosodoi
Sinh viên ĐHKTQD
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 47
-Được cảm ơn: 36

Offline Offline

Bài viết: 130


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 02:05:10 pm Ngày 24 Tháng Năm, 2012 »

Bài 5:Một chất điểm điều hòa dao động xung quanh vị trí cân bằng O. Thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương, đến thời điểm t1= 1/3(s) vật chưa đổi chiều chuyển động và có vận tốc bằng (can3)/2 lần vận tốc ban đầu. Đến thời điểm t2= 5/3(s), vật đã đi được quãng đường 6cm.
Vận tốc ban đầu của vật:
A.2pi B. 3pi C.pi D. 4pi
đơn vị: cm/s
Thời điểm t1= 1/3(s) vật chưa đổi chiều chuyển động và có vận tốc bằng (can3)/2 lần vận tốc ban đầu nên Wđ=3/4W nên X=A/2 vật quét góc 30độ suy ra T=t1/12 suy ra T=4s omega=0,5pi
tại thơi điểm t2 vật quét được góc 360.t2/T=150 nên vật đi dược quãng đường là A+A/2=6 ra A=4
Vận tốc ban đầu V=Aomega=2pi đáp án A


Logged
Newtontoday
Thành viên mới
*

Nhận xét: +2/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 13

Offline Offline

Bài viết: 31


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 04:26:55 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2012 »

Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5 chiếu đến hai khe Iang S1, S2  với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm   B.5mm      C.0,3mm   D.0,5mm
gọi Bề rộng tối thiểu của khe S là b.
gọi d là khoảng cách từ S đến 2 khe S1S2
ĐK để không thấy giao thoa là : [tex]i=\frac{b.D}{d}[/tex] hay [tex]b=\frac{di}{D}=\frac{\lambda.d}{a}[/tex]

thầy giải thích cho em nguyên nhân vì sao đc ko thầy.
Cảm ơn thầy
Bai nay dap an phai la [tex]b\geq \frac{\lambda d}{2a}[/tex]


Logged
cuongthich
GV vật lý
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 160

Offline Offline

Bài viết: 205


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 11:37:46 am Ngày 22 Tháng Hai, 2013 »

Bài 3:Một khe S phát ra ánh sang đơn sắc có bước sóng λ=0,5 chiếu đến hai khe Iang S1, S2  với S1S2=0,5mm.Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D=1m. Nguồn S là một khe hẹp, S cách S1S2 một khoảng d=50cm.Mở rộng dần khe S, độ rộng tối thiểu của khe S để hệ vân biến mất là:
A=3mm   B.5mm      C.0,3mm   D.0,5mm
gọi Bề rộng tối thiểu của khe S là b.
gọi d là khoảng cách từ S đến 2 khe S1S2
ĐK để không thấy giao thoa là : [tex]i=\frac{b.D}{d}[/tex] hay [tex]b=\frac{di}{D}=\frac{\lambda.d}{a}[/tex]

thầy giải thích cho em nguyên nhân vì sao đc ko thầy.
Cảm ơn thầy
Bai nay dap an phai la [tex]b\geq \frac{\lambda d}{2a}[/tex]

bài này theo mình thì thế này
Nhận xét: Nguồn sáng S,trung điểm I, và vân trung tâm O luôn thẳng hàng với nhau.
Ví dụ khi bạn dịch nguồn S xuống dưới thì vân trung tâm O sẽ dịch lên phía trên do S,I,O luôn thẳng hàng.
Quay lại bài toán của chúng ta, em hãy tưởng tượng rằng khi mở rộng khe S thì nó gồm rất nhiều nguồn điểm, mỗi nguồn điểm lại gây ra một hệ vân giao thoa riêng
Nếu đề bài không nói rõ mở rộng theo hướng nào thì ta coi nó mở rộng đều về hai phía.Gọi khoảng cách tối thiểu phải mở rộng là AB.A,B hoàn toàn đối xứng qua S
Lúc đó, nguồn điểm A cho hệ vân dịch xuống dứoi và nguồn điểm B cho hệ vân dịch chuyển lên trên như tính chất đã nói ở trên.
Muốn hệ vân hoàn toàn biến mất, thì vân tối của hệ vân A,B phải trùng với vân sáng trung tâm. Khi đó bất kì vân sáng nào của S cũng trùng với vân tối của hai nguồn điểm A,B và hiện tượng giao thoa biến mất.Muốn vậy khoảng cách OO1=i/2
Tam giác ASI đồng dạng tam giác IOO1 nên ta có:
SA/OO1=SI/IO suy ra SA= [tex]\frac{di}{2D}=\frac{d\lambda D}{2Da}=\frac{\lambda d}{2a}[/tex]
đoạn cần mở là: AB=2SA
hình vẽ ở dưới tệp đính kèm


Logged
cuongthich
GV vật lý
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 160

Offline Offline

Bài viết: 205


Email
« Trả lời #15 vào lúc: 11:48:37 am Ngày 22 Tháng Hai, 2013 »

Bài 2: Một chất điểm dao động điều hòa theo pt: x=4cos(\frac{\pi}{2}t) (cm).Để các vectơ v, vectơ a cùng với chiều dương trục Ox thì thời điểm t phải thuộc khoảng:
A.1s<t<2s   B.2s<t<3s   C.0<t<1s   D.3s<t<4s
+ T=4s
+ vecto v và a cùng chiều khi vật đi từ Biên về VTCB ==> theo đề bài chỉ có thể là đi từ -A đến 0
+ t=0 vật bắt đầu từ biên A ==> đến -A hết 2s và từ -A đến 0 hết thêm 1 s nữa vậy 2s<t<3s
thưa thầy bài này em nghĩ đáp án phải là C chứ ạ
nếu a và v cùng chiều dương thì đáp B còn a và v cùng chiều âm thì đáp án C
thầy giải đúng rồi mà
« Sửa lần cuối: 11:50:59 am Ngày 22 Tháng Hai, 2013 gửi bởi cuongthich »

Logged
icyheart0906
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 03:02:47 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2013 »

Đúng vậy em nên chia nhỏ câu hỏi ra sẽ có người giúp em nhiều hơn
Bài 1: một con lắc lò xo có k=100 N/m, m=400gam, được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Ban đầu người ta kéo vật ra dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo biến dạng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ.Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí.Tốc độ vật khi nó qua vị trí O lần hai tính từ lúc buông vật bằng:
A.0,95m/s   B. 1,39m/s   C.0,88m/s   D. 1,45m/s
+ vị trí lực ma sát cân bằng lực đàn hồi cách VTCB O 1 khoảng [tex]|x|=\mu.m.g/k=0,4cm[/tex]
+ Cứ sau 1/2 chu kỳ biên độ dao động giảm [tex]2|x|[/tex] hay [tex]A'=A-2|x|=9,2cm[/tex]
+ Quãng đường vật đi từ A đến VTCB O lần 2 ==> vật đi được quãng đường S=A+2A'=28,4cm
+ ADĐLBTNL [tex]==> -1/2kA^2 + 1/2m.v^2=-\mu.m.g.S ==> v=1,39m/s[/tex]
Nhờ thầy (cô) giúp e chỗ này Quãng đường vật đi từ A đến VTCB O lần 2 ==> vật đi được quãng đường S=A+2A'=28,4cm. Tại sao S=A+2A' mà không phải là S=3A' vậy
Cám ơn thầy cô
« Sửa lần cuối: 06:56:18 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged
lan.pey
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« Trả lời #17 vào lúc: 05:31:18 am Ngày 28 Tháng Chín, 2013 »

Ngoài những bài tập đó. Bạn cũng có thể vào trang web của thầy Dũng VTN để xem thêm những bài tập hay nữa. Thầy dạy rất hay và dễ hiểu, đặc biệt thầy chuyên ôn thi trắc nghiệm nên thầy ms có biệt danh là " Vua Trắc Nghiệm". Mình cũng đang học thầy nên bạn có thể tham khảo qua trang web của thầy. http://thaydung.com/


Logged
vietnamtoquoc
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 14
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 24


Email
« Trả lời #18 vào lúc: 09:53:07 am Ngày 21 Tháng Mười, 2013 »

Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn!


Bài 6: Sóng có tần số 20Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc 2m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng, nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn.Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất.Sau thời điểm đó, khoảng thời gian ngắn nhất để điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất là:
A.7/160 B. 3/20 C. 1/160 D.3/80
đơn vị: giây

][tex]\lambda =\frac{v}{f}=10cm[/tex]
[tex]MN=22,5cm=2\lambda +\frac{\lambda }{4}[/tex][tex]\Rightarrow[/tex]M, N dao động vuông pha. Mặt khác M sớm pha hơn N nên cần ít nhất [tex]\frac{3T}{4}[/tex]=3/80 (s) để N hạ xuống thấp nhất.



« Sửa lần cuối: 09:54:58 am Ngày 21 Tháng Mười, 2013 gửi bởi vietnamtoquoc »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6781_u__tags_0_start_0