Giai Nobel 2012
04:29:01 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Con lắc đơn

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con lắc đơn  (Đọc 2474 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Journey
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 47


Email
« vào lúc: 07:21:08 am Ngày 11 Tháng Hai, 2012 »

Câu 103:Một quả cầu có kích thước nhỏ có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mảnh, không dãn và có chiều dài 6,4 . Ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt phẳng ngang một khoảng 0,8 m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây lập với phương thẳng đứng một góc [tex]60^0[/tex] rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản của môi trường, lấy [tex]g = 10 m/s^2[/tex] Nếu khi qua vị trí cân bằng dây bị đứt thì sau bao lâu quả cầu chạm đất, tính khoảng cách từ O đến điểm đó.


Câu 108:Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ và sợi dây nhẹ không dãn. Lúc đầu người ta giữ quả cầu ở độ cao so với vị trí cân bằng O là H rồi buông nhẹ cho nó dao động trong mặt phẳng đứng. Khi quả cầu đi lên vị trí có tốc độ bằng nửa tốc độ cực đại thì dây bị tuột ra, sau đó quả cầu chuyển đên độ cao cực đại so với O là h. Nếu bỏ qua mọi ma sát thì:

A. h = H
B. h > H
C. h < H
D. H < h < 2H


Bài tập khó mong các thầy giúp đỡ.



 


Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:06:15 am Ngày 11 Tháng Hai, 2012 »


Câu 103:Một quả cầu có kích thước nhỏ có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mảnh, không dãn và có chiều dài 6,4 . Ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt phẳng ngang một khoảng 0,8 m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây lập với phương thẳng đứng một góc [tex]60^0[/tex] rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản của môi trường, lấy [tex]g = 10 m/s^2[/tex] Nếu khi qua vị trí cân bằng dây bị đứt thì sau bao lâu quả cầu chạm đất, tính khoảng cách từ O đến điểm đó.



 ~O) Xem lại đề (chỗ tô xanh): đơn vị là gì?

Bài này hình như chỉ cần dùng ĐLBT Cơ năng  và Chuyển động ném ngang lớp 10 là ra.

Xem hình đính kèm.

 ~O) Chọn gốc thế năng tại O.

 ~O) Cơ năng tại A cũng bằng thế năng tại A:  [tex]W_{A}= mgh = mgl(1-cos\alpha )[/tex] (1)

 ~O) Cơ năng tại O: [tex]W_{O}= \frac{1}{2}mv_{0}^{2}[/tex] (2)

 ~O) Áp dụng ĐLBT cơ năng:

[tex]W_{O}= W_{A}\Leftrightarrow \frac{1}{2}mv_{0}^{2}= mgl(1-cos\alpha )\Rightarrow v_{0}= \sqrt{2gl(1-cos\alpha )}[/tex]

Thế số tính được [tex]v_{0}[/tex].

Tại O, dây đứt lúc này [tex]\vec{v}_{0}[/tex] đang hướng theo phương ngang, nên khi đó vật chuyển động như một vật được ném ngang.

 ~O) Thời gian quả cầu chạm đất: [tex]t = \sqrt{\frac{2H}{g}}[/tex]

Với H = 0,8m là khoảng cách từ VTCB O đến sàn.

Tầm xa: (vị trí vật chạm đất): [tex]L = v_{0}\sqrt{\frac{2H}{g}}[/tex]

Đây chính là kết quả bài toán yêu cầu.
« Sửa lần cuối: 08:08:52 am Ngày 11 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:05:31 am Ngày 11 Tháng Hai, 2012 »

Câu 108:Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ và sợi dây nhẹ không dãn. Lúc đầu người ta giữ quả cầu ở độ cao so với vị trí cân bằng O là H rồi buông nhẹ cho nó dao động trong mặt phẳng đứng. Khi quả cầu đi lên vị trí có tốc độ bằng nửa tốc độ cực đại thì dây bị tuột ra, sau đó quả cầu chuyển đên độ cao cực đại so với O là h. Nếu bỏ qua mọi ma sát thì:

A. h = H
B. h > H
C. h < H
D. H < h < 2H


Bài tập khó mong các thầy giúp đỡ.

Tốc độ cực đại của vật : [tex] \frac{mv_{max}^{2}}{2}= mgH[/tex]

Khi dây tuột ta có : [tex]\frac{mv^{2}}{2} = \frac{1}{4} \frac{mv_{max}^{2}}{2}= \frac{mgH}{4}[/tex]

Sau đó vật chuyển động ném xiên với góc ném : [tex]\alpha[/tex] với [tex]cos\alpha = 1-\frac{H}{2L}[/tex]; với L là chiều dài của dây treo

Tại vị trí cao nhất của quỹ đạo ném xiên :

[tex]mgH = mgh + \frac{mv_{x}^{2}}{2} = mgh + \frac{mv^{2}cos^{2}\alpha }{2} = mgh + \frac{mgH}{4}cos^{2}\alpha[/tex]

Hay : [tex]h = H ( 1 - \frac{cos^{2}\alpha}{4})[/tex]

Bài toán thiếu giả thiết về chiều dài của dây treo !
« Sửa lần cuối: 09:08:57 am Ngày 11 Tháng Hai, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6716_u__tags_0_start_0