Giai Nobel 2012
05:33:01 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Sóng và lượng tử ánh sáng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sóng và lượng tử ánh sáng  (Đọc 7993 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« vào lúc: 01:23:14 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »

Bài 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng ,khe hẹp S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 ,khoảng cách từ S tới mặt phẳng chứa 2 khe S1 , S2 là 80cm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,6mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m.O là vị trí vân trung tâm .Cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với màn .Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển 1 đoạn tối thiếu bằng :
A.0,4mm            B.0,2mm              C.0,6mm              D.0,8mm

Bài 2:Chiếu lần lượt 3 bức xạ có bước sóng theo tỷ lệ [tex]\lambda _{1}:\lambda _{2}:\lambda _{3}=3:4:5[/tex] vào catốt của 1 tế bào quang điện thì nhận được các electron có vận tốc ban đầu cực đại tỷ lệ [tex]v_{1}:v_{2}:v_{3}=3:k:1[/tex]Trong đó k bằng:
[tex]A.\sqrt{3}[/tex]         [tex]B.\sqrt{2}[/tex]          [tex]C.2[/tex]            [tex]D.\sqrt{5}[/tex]

Bài 3: Xét nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản [tex]r=r_{0}=5,3.10^{-11}\left(m \right)[/tex].Tính cường độ dòng điện do chuyển động của e trên quỹ đạo K gây ra:
A.0,05mA             B.0,95mA             C.1,05mA             D.1,55mA
« Sửa lần cuối: 01:27:28 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 gửi bởi arsenal2011 »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:21:51 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »

Bài 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng ,khe hẹp S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 ,khoảng cách từ S tới mặt phẳng chứa 2 khe S1 , S2 là 80cm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,6mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m.O là vị trí vân trung tâm .Cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với màn .Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển 1 đoạn tối thiếu bằng :
A.0,4mm            B.0,2mm              C.0,6mm              D.0,8mm
Để vân sáng tại O chuyển thành vân tối ==> hệ vân dịch chuyển dx=0,5i ==> nguồn phải dịch chuyền 1 đoạn dy=|d/D|.dx=(0,8/2).0,5i=0,2.i=0,2.0,6.2/0,6=0,4mm
(d khoãng cách S đến 2 khe, D khoảng cách 2 khe đến màn)



Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:14:24 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »

Bài 2:Chiếu lần lượt 3 bức xạ có bước sóng theo tỷ lệ [tex]\lambda _{1}:\lambda _{2}:\lambda _{3}=3:4:5[/tex] vào catốt của 1 tế bào quang điện thì nhận được các electron có vận tốc ban đầu cực đại tỷ lệ [tex]v_{1}:v_{2}:v_{3}=3:k:1[/tex]Trong đó k bằng:
[tex]A.\sqrt{3}[/tex]         [tex]B.\sqrt{2}[/tex]          [tex]C.2[/tex]            [tex]D.\sqrt{5}[/tex]
Thử cách này nhé (cũng hơi dài) có ai có cách khác thì post lên cho anh em tham khảo


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:24:37 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »



Bài 2:Chiếu lần lượt 3 bức xạ có bước sóng theo tỷ lệ [tex]\lambda _{1}:\lambda _{2}:\lambda _{3}=3:4:5[/tex] vào catốt của 1 tế bào quang điện thì nhận được các electron có vận tốc ban đầu cực đại tỷ lệ [tex]v_{1}:v_{2}:v_{3}=3:k:1[/tex]Trong đó k bằng:
[tex]A.\sqrt{3}[/tex]         [tex]B.\sqrt{2}[/tex]          [tex]C.2[/tex]            [tex]D.\sqrt{5}[/tex]


[tex]3 \frac{hc}{\lambda _{1}} = 3A + 3E_{1}[/tex] (1)

[tex]4 \frac{hc}{\lambda _{2}} = 4A + 4E_{2}[/tex] (2)

[tex]5 \frac{hc}{\lambda _{3}} = 5A + 5E_{3}[/tex] (3)

Từ (1) và (3) ta có [tex]2 A = 3E_{1} - 5E_{3}[/tex] (4)

Do [tex]v_{1} = 3v_{3} \Rightarrow E_{1} = 9E_{3}[/tex]

Thay vào (4) ta có [tex]A = 11E_{3}[/tex]

Từ (1) và (2) ta có [tex]4 E_{2} = 3E_{1} - A = 16 E_{3} \Rightarrow E_{2} = 4E_{3}\Rightarrow \frac{v_{2}}{v_{3}} = \sqrt{\frac{E_{2}}{E_{3}}} =2 = k[/tex]





Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 07:24:53 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »

Bài 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng ,khe hẹp S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 ,khoảng cách từ S tới mặt phẳng chứa 2 khe S1 , S2 là 80cm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,6mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m.O là vị trí vân trung tâm .Cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với màn .Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển 1 đoạn tối thiếu bằng :
A.0,4mm            B.0,2mm              C.0,6mm              D.0,8mm
Để vân sáng tại O chuyển thành vân tối ==> hệ vân dịch chuyển dx=0,5i ==> nguồn phải dịch chuyền 1 đoạn dy=|d/D|.dx=(0,8/2).0,5i=0,2.i=0,2.0,6.2/0,6=0,4mm
(d khoãng cách S đến 2 khe, D khoảng cách 2 khe đến màn)

Công thức này ở đâu vậy thầy , giải thích rõ cho em với ,tks



Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 10:04:16 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2011 »

Để vân sáng tại O chuyển thành vân tối ==> hệ vân dịch chuyển dx=0,5i ==> nguồn phải dịch chuyền 1 đoạn dy=|d/D|.dx=(0,8/2).0,5i=0,2.i=0,2.0,6.2/0,6=0,4mm
(d khoãng cách S đến 2 khe, D khoảng cách 2 khe đến màn)

Công thức này ở đâu vậy thầy , giải thích rõ cho em với ,tks

Đây là công thức liên hệ giữa độ lệch của nguồn S so với độ lệch của hệ vân
+ Khi nguồn di chuyển lệch khỏi vị trí đối xứng 1 đoạn dy theo phương đứng thì hệ vân sẽ dịch chuyển theo chiều ngược lại 1 đoạn dx.
dx=|D/d|.dy


Logged
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:37:58 am Ngày 15 Tháng Mười Một, 2011 »

Còn câu 3 nữa nào mọi người, giúp em cái


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 07:55:14 am Ngày 15 Tháng Mười Một, 2011 »


Bài 3: Xét nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản [tex]r=r_{0}=5,3.10^{-11}\left(m \right)[/tex].Tính cường độ dòng điện trung bình do chuyển động của e trên quỹ đạo K gây ra:
A.0,05mA             B.0,95mA             C.1,05mA             D.1,55mA

Yêu cầu của bài toán này là bán lượng tử ( nửa lượng tử , nửa cổ điển ) . Có lẽ là Bộ không ra như vậy đâu !
Với tinh thần bán lượng tử tôi giải bài toán này như sau :
Lực tĩnh điện đóng vai trò lực hướng tâm nên ta có :

[tex]\frac{ke^{2}}{r_{0}^{2}} = m\omega ^{2}r_{0} = 4\pi ^{2} \frac{mr_{0}}{T^{2}}[/tex]

Với [tex]k = 9.10^{9} \frac{N.m^{2}}{C^{2}}[/tex]  và T là chu kì quay của electron trên quỹ đạo đang xét

[tex]\Rightarrow T = \frac{2\pi r_{0}}{e} \sqrt{\frac{mr_{0}}{k}}[/tex]

Cường độ dòng điện trung bình do chuyển động của e trên quỹ đạo K gây ra:

[tex]I=\frac{e}{T} = \frac{e^{2}}{2\pi r_{0}} \sqrt{\frac{k}{mr_{0}}}[/tex]



Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6159_u__tags_0_start_msg29008