Giai Nobel 2012
11:46:03 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Về dòng điện dịch

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: về dòng điện dịch  (Đọc 3987 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
maithanhthanh11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« vào lúc: 12:39:41 pm Ngày 11 Tháng Mười Một, 2011 »

Thầy Điền Quang giải thích dùm em vì sao khi điện trường tăng thì dòng điện dịch cùng chiều với [tex]\vec{E}[/tex]
và ngược lại khi điện trường giảm thì dòng điện dịch ngược chiều với [tex]\vec{E}[/tex]
Em cám ơn Thầy .


Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:54:22 pm Ngày 11 Tháng Mười Một, 2011 »

Thầy Điền Quang giải thích dùm em vì sao khi điện trường tăng thì dòng điện dịch cùng chiều với [tex]\vec{E}[/tex]
và ngược lại khi điện trường giảm thì dòng điện dịch ngược chiều với [tex]\vec{E}[/tex]
Em cám ơn Thầy .
Những vấn đề mà maithanhthanh hỏi nếu muốn tìm hiểu kỹ thì nên tìm đọc sách Vật Lý Đại Cương về điện, hoặc cuốn Giáo Trình Điện Đại Cương của NXB Giáo Dục 1982, tác giả Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thế Khôi, Vũ Ngọc Hồng. (Sách này hơi lớn tuổi  Cheesy, nên tìm ở nhà sách cũ hoặc vào thư viện địa phương tìm thử  Cheesy)

Ở đây, Điền Quang xin giải thích ngắn gọn thế này:

Ở giữa 2 bản tụ có điện trường với cường độ: [tex]E = \frac{D}{\varepsilon \varepsilon _{0}}[/tex]

D là điện cảm, dạng vector thì là: [tex]\vec{E }= \frac{\vec{D}}{\varepsilon \varepsilon _{0}}[/tex]

Dòng điện dịch được định nghĩa: [tex]i_{dich} = \frac{dD}{dt}[/tex]   (1)

Hoặc ta có thể viết: [tex]\vec{i_{dich}} = \frac{\vec{dD}}{dt}[/tex] (2)

 ~O) Giả sử có xét tụ ở thời điểm tụ đang phóng điện, lúc này bản trái mang điện (+), bản phải (-).

Thì [tex]\vec{D}[/tex] hướng từ trái qua phải ([tex]\vec{E}[/tex] cũng cùng chiều với [tex]\vec{D}[/tex]), nhưng do tụ đang phóng điện nên [tex]\vec{D}[/tex] có độ lớn giảm dần theo thời gian, tức là [tex]\frac{\vec{dD}}{dt}[/tex]ngược chiều với [tex]\vec{D}[/tex].

Có nghĩa là [tex]\vec{i_{dich}}[/tex] ngược chiều với [tex]\vec{E}[/tex].

 ~O) Nếu ta xét trường hợp tụ đang tích điện, thì [tex]\vec{D}[/tex] có độ lớn tăng dần theo thời gian, tức là [tex]\frac{\vec{dD}}{dt}[/tex]cùng chiều với [tex]\vec{D}[/tex].

Lúc này thì [tex]\vec{i_{dich}}[/tex] cùng chiều với [tex]\vec{E}[/tex].

~O) Chú ý:

Thật ra công thức (1) và (2) viết chính xác thì là đạo hàm riêng phần  8-x, mà kiếm không thấy ký hiệu đạo hàm riêng  8-x, nên xài đỡ.  Cheesy Dù sao ý nghĩa vấn đề cũng không sai lệch.  Cheesy

Điền Quang nghĩ là như vậy, nếu có chỗ nào sai sót thì maithanhthanh và các thầy cô chỉ cho. 


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6142_u__tags_0_start_0