01:37:16 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nha !!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nha !!!  (Đọc 16387 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kolle1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 23


Email
« vào lúc: 11:31:01 am Ngày 16 Tháng Mười, 2011 »

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kì
B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
C. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo nên hệ dao động
D. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian
Câu 2 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25.5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu ?
A. v = 36 cm/s
B. v = 24 cm/s
C. v = 24 m/s
D. v = 36 m/s
Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa ?
A. Biên độ dao động phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu
B. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian
C. Biên độ dao động không thay đổi theo thời gian
D. Tần số dao động không đổi theo thời gian
Câu 4 : Chọn câu sai ?
A. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng
B. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần có dao động riêng của hệ f0
C. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường chỉ phụ thuộc vào biên độ ngoại lực cưỡng bức
D. Khi cộng hưởng, biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại


Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:08:44 pm Ngày 16 Tháng Mười, 2011 »

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kì
B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
C. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo nên hệ dao động
D. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian
Đáp án B. SGK có ghi: biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ ngoại lực và tần số góc của ngoại lực.

Câu 2 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25.5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu ?
A. v = 36 cm/s
B. v = 24 cm/s
C. v = 24 m/s
D. v = 36 m/s
Hai nguồn cùng pha thì đường trung trực là đường cực đại (k = 0).

Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác nên tại M có: k = 3

Ta có:

[tex]d_{1}-d_{2} = k\lambda \Leftrightarrow 30 - 25,5 = 3\lambda \Rightarrow \lambda =1,5cm[/tex]

Tốc độ truyền sóng: [tex]v = \lambda f = 1,5 . 16 = 24 cm/s[/tex]

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa ?
A. Biên độ dao động phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu
B. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian
C. Biên độ dao động không thay đổi theo thời gian
D. Tần số dao động không đổi theo thời gian

Đáp án: B. Biên độ dao động làm sao thay đổi được.

Câu 4 : Chọn câu sai ?
A. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng
B. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần có dao động riêng của hệ f0
C. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường chỉ phụ thuộc vào biên độ ngoại lực cưỡng bức
D. Khi cộng hưởng, biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại
Đáp án: C. Sai chỗ tôi tô xanh.

Đây là những câu lý thuyết đơn giản, em cần nắm vững bản chất. Chỗ nào không hiểu nên hỏi kỹ thầy cô ở trường.

Bài tập này cũng là dạng cơ bản. Em cần rèn luyện thêm. Chúc em học tốt.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
kolle1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 23


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:40:57 pm Ngày 16 Tháng Mười, 2011 »

Thêm vài câu nữa, bạn giúp mình trả lời luôn nha. Cảm ơn bạn trước :
Câu 5 : Một dây đàn có chiều dài L được giữ cố định ở hai đầu. Hỏi âm do dây phát ra có bước sóng dài nhất bằng bao nhiêu ?
A. L/2
B. 2L
C. 4L
D. L
Câu 6  : Cho 2 nguồn kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng 2cm. Trong S1, S2 quan sát được số cực đại giao thoa là
A. n = 9
B. n = 7
C. n = 5
D. n = 3


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 02:19:34 pm Ngày 16 Tháng Mười, 2011 »

Thêm vài câu nữa, bạn giúp mình trả lời luôn nha. Cảm ơn bạn trước :
Câu 5 : Một dây đàn có chiều dài L được giữ cố định ở hai đầu. Hỏi âm do dây phát ra có bước sóng dài nhất bằng bao nhiêu ?
A. L/2
B. 2L
C. 4L
D. L
Dây đàn có sóng dừng, trường hợp 2 đầu cố định.

[tex]l = k\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda = \frac{2l}{k}\Rightarrow \lambda _{max} \Leftrightarrow k =1 \Rightarrow \lambda _{max}= 2l[/tex]

Câu 6  : Cho 2 nguồn kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng 2cm. Trong S1, S2 quan sát được số cực đại giao thoa là
A. n = 9
B. n = 7
C. n = 5
D. n = 3
Ta làm dạng này theo các bước sau:

Bước 1: So sánh độ lệch pha của 2 nguồn (bài này là cùng pha)

Bước 2: Tính [tex]\lambda[/tex] (nếu đề chưa cho)

Bước 3: Tính số cực đại cực tiểu:

    ~O) Hai nguồn cùng pha:

  Số cực đại: [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}< k < \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}[/tex]

  Số cực tiểu: [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}- \frac{1}{2}< k' < \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}- \frac{1}{2}[/tex]

  Tính ra, lấy giá trị k và k' là số nguyên, được bao nhiêu giá trị thì bấy nhiêu điểm.

    ~O) Hai nguồn ngược pha:
 
  Số cực đại: [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}- \frac{1}{2}< k < \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}- \frac{1}{2}[/tex]

  Số cực tiểu: [tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}< k' < \frac{S_{1}S_{2}}{\lambda}[/tex]

[tex]k = 0; \pm 1; \pm 2; ...[/tex]

[tex]k' = 0; \pm 1; \pm 2; ...[/tex]

Em ghi lại cách làm vào tập để lần sau gặp dạng này biết mà làm.



Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6057_u__tags_0_start_0