07:14:00 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Giới hạn tụ điện và điện tích trong điện trường đều

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới hạn tụ điện và điện tích trong điện trường đều  (Đọc 10604 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nhuutin
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 01:30:20 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2011 »

(1). Ba tụ C1=1F, C2=2F, C3=3F có hiệu điện thế giới hạn U1=1000V, U2=200V, U3=500V mắc thành bộ. Cách mắc nào có hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ lớn nhất? (Giải thích dùm mình cách mắc).

(2). Electron bay vào một tụ phẳng với vận tốc đầu Vo qua một lỗ nhỏ ở bản dương, hợp với bản góc a. Các bản có khoảng cách d, hđt U. Bỏ qua trọng lượng. Hỏi electron có thể cách bản tụ âm khoang cách ngăn nhất bao nhiêu?


Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:09:45 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2011 »

(2). Electron bay vào một tụ phẳng với vận tốc đầu Vo qua một lỗ nhỏ ở bản dương, hợp với bản góc a. Các bản có khoảng cách d, hđt U. Bỏ qua trọng lượng. Hỏi electron có thể cách bản tụ âm khoang cách ngăn nhất bao nhiêu?
Đây là một bài toán ném xiên.

Chọn hệ trục Oxy vuông góc, gốc tọa độ O là nơi e- bắt đầu chuyển động trong tụ. Với Ox là phương của bản tụ, Oy có phương thẳng đứng hướng lên.

e- cách bản âm một khoảng ngắn nhất khi nó đạt độ cao cực đại trong quá trình chuyển động.

Theo công thức ném xiên ta có: Độ cao cực đại e- đạt được là:

[tex]h_{max}= \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha }{2a}[/tex]

Gia tốc a của e- là:

[tex]a = \frac{F}{m_{e}}=\frac{\left|q_{e}E \right|}{m_{e}}= \frac{\left|q_{e}\frac{U}{d} \right|}{m_{e}}= \frac{\left|q_{e} \right|.U}{m_{e}.d}[/tex]

[tex]h_{max}= \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha }{2a}= \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha }{\frac{2\left|q_{e} \right|.U}{m_{e}.d}}= \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha}{2\left|q_{e} \right|.U}.m_{e}.d[/tex]

Khoảng cách ngắn nhất giữa e- và bản âm:

[tex]\Delta h = d - h_{max}= d - \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha}{2\left|q_{e} \right|.U}.m_{e}.d= d \left[1 - \frac{v_{0}^{2}sin^{2}\alpha}{2\left|q_{e} \right|.U}.m_{e} \right][/tex]
 hoc-) hoc-) hoc-)


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:26:08 am Ngày 07 Tháng Mười, 2011 »

(1). Ba tụ C1=1F, C2=2F, C3=3F có hiệu điện thế giới hạn U1max=1000V, U2max=200V, U3max=500V mắc thành bộ. Cách mắc nào có hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ lớn nhất? (Giải thích dùm mình cách mắc).
Qmax1=1000(C), Qmax2=400(c), Qmax3=1500C
1. Ghép nối tiếp ==> Qbmax=Qmax2=400(C) ==> Ub=400+200+400/3=733,3(V)
2. Ghép song song ==>Ub=U2max=200V
3. (1//2)nt3 ==> U12max=U2max=200V ==> Qb=Q1+Q2max=200+400=600(C) ==> Ub=U12max+Qb/C3=400(V)
4. (1//3)nt 2 ==> Qb=Q2max=400 ==> Ub=U13+U2max=300
5. (2//3)nt 1 ==> U12=U2max=200 ==> Qb=Q1+Q2max=1000C ==> Ub=1200(V)
(So sánh 4 TH thì cách 5 tạo ra hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là lớn nhất 1200V)


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6023_u__tags_0_start_0