Giai Nobel 2012
03:05:59 am Ngày 13 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Câu 4 (Mã đề 817) phải chăng cũng sai....

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu 4 (Mã đề 817) phải chăng cũng sai....  (Đọc 2460 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 06:06:21 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Mời mọi người cùng tham gia thảo luận câu hỏi này:
http://news.go.vn/tin/148403/Tranh-cai-ve-de-thi-mon-Vat-ly-Khong-can-dinh-chinh.htm


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:18:36 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Mời mọi người cùng tham gia thảo luận câu hỏi này:
http://news.go.vn/tin/148403/Tranh-cai-ve-de-thi-mon-Vat-ly-Khong-can-dinh-chinh.htm
Nếu nói về không đúng thực tế thì có rất nhiều bài toán từ L10,L11,L12 không đúng thực tế, nhưng ở đây theo tôi nghĩ  HS  chỉ cần làm đúng công thức, đúng lời giải là được. Do vậy câu 4 này không phải sai, chỉ là không đúng thực tế thôi (Thực tế làm gì có vụ khối lượng các hạt coi bằng số khối vì nếu xảy ra "=" thì năng lượng phản ứng bằng 0). Đó là suy nghĩ riêng của trieubeo các anh em chúng ta cùng thảo luận xem nhé


Logged
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:33:23 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Em đã đọc kĩ và em có ý nhận xét như thế này:
+ Thứ nhất: em đồng ý với ý "câu 4 về phương diện vật lý là không thực tế", vì thực tế thì làm gì có bài toán hạt nhân nào mà khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Do đó, đây có thể xem như một mô hình phản ứng lý tưởng mà thôi.
Như vậy, cái không thực tế của bài toán là đã xem khối lượng bằng số khối chứ ta không thể dựa vào phản ứng thu hay tỏa năng lượng được, nguyên nhân là lúc này NL phản ứng W = (m_trước - m_sau).c^2 = 0 (vì ĐL bảo toàn số khối); vậy làm sao ta dựa vào cái này mà so sánh đây.
Hay nói cách khác, phản ứng này đã vi phạm "trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng".
+ Thứ hai: em không đồng ý với ý "góc lệch giữa He và H là phải lớn hơn 69 độ". Nếu đọc kĩ bài viết ta sẽ thấy, để chứng minh được góc > 69 độ thì tác giả đã vi phạm hai lỗi sau:
* Lỗi 1: Như đã nói ở trên, NL phản ứng lúc này bằng không nên không áp dụng W > 0 được.
* Lỗi 2: Tác giả chấp nhận kết quả của bài toán là "tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân He là 4" để biện luận. Nhưng tác giả lại quên rằng từ đâu ta có được tỉ số trên, đó là khi ta đã chấp nhận góc 60 độ. Vậy vần đề này theo kiểu "gà có trước hay trứng có trước".


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:11:01 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Câu 4 -mã đề 817 cũng không chuẩn?

Ngoài câu 53-mã đề 187 đang gây tranh cãi thì nhiều giáo viên cho rằng câu 4, cũng của mã đề 817,  là không chuẩn. Ông Trần Quang Phú, nguyên giáo viên vật lý của Trường THPT Phú Nhuận - TPHCM, cho rằng câu này chỉ đúng về toán học, còn về bản chất vật lý thì không thể xảy ra. Lý do là bởi đề yêu cầu tính tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X. Ở đây, ta dễ dàng xác định hạt nhân X là hêli 24He. Như thế, phản ứng là:


Dùng định luật bảo toàn động lượng, ta sẽ tìm ra đáp án A là 4. Vấn đề chính là khi đó động năng của prôtôn là K(H):

Như thế, phản ứng thu năng lượng: W(thu) = KH – 2KHe = 2KHe. Trong khi đó, khối lượng các hạt nhân có trong bảng ở trang 223 sách Vật lý cơ bản và năng ượng phản ứng là: W = (mH + mLi – 2mHe)c2= 17,4 MeV > 0. Vậy, phản ứng này tỏa năng lượng.

Ở đây, phản ứng tỏa năng lượng mới đúng vì tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng.
Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Dũng, giảng viên vật lý của Trường ĐH Sài Gòn, thì câu 4 về phương diện vật lý là không thực tế, vì phản ứng a bắn phá

là phản ứng tỏa năng lượng trong khi với dữ kiện đề bài cho thì kết quả là phản ứng thu năng lượng. Để cho phù hợp thì góc lệch giữa  24He và 11H không phải  = 60º  như đề bài đã cho mà góc lệch giữa  24He và 11H phải là > 69º3. Nếu gọi  là góc lệch giữa 24He và 11H thì ta có:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: KH + mtc2 = 2ka  + msc2  thì

Hình vẽ dưới đây sẽ minh họa cho chứng minh trên:

Như vậy, với đề bài đã cho, về phương diện toán học thì khi áp dụng hai định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần thì cho ra kết quả nhưng về phương diện vật lý thì không thực tế.  


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_5782_u__tags_0_start_msg27349