Giai Nobel 2012
04:17:34 am Ngày 25 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Thắc mắc từ đề CĐ 2010 đến đề ĐH 2011 - Nhờ gỡ rối!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thắc mắc từ đề CĐ 2010 đến đề ĐH 2011 - Nhờ gỡ rối!  (Đọc 15229 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 05:36:33 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

Vấn đề này em thắc mắc từ đề thi CĐ 2010, nhưng em nghĩ nó ở mức độ CĐ chứ chưa phải ĐH nên chẳng dám nói ra. Nhưng không ngờ đề ĐH năm nay lại gặp "kẻ thù" này lại nên nêu lên đây mong mọi người cùng trao đổi, giúp em gỡ rối.
Theo em (mà em cũng kiểm tra kỹ chuẩn nội dung kiến thức và kiến thức trong chương trình Chuẩn rồi): lực quán tính chỉ được học trong chương trình Nâng cao, vậy mà hai đề thi đều có câu hỏi liên quan đến lực quán tính.
Vậy có nghĩa là câu hỏi này chỉ dành cho HS học chương trình Nâng cao thôi hay lên lớp 12 HS học theo chương trình Chuẩn phải tự mua SGK lớp 10 Nâng cao để tự học phần này rồi đi thi ĐH.
Khó nghĩ quá... Huh


Logged


Huỳnh Nghiêm
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:35:59 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

"He he, tui cũng từng hỏi như thế, "người ta" trả lời rất thuyết phục là "chuẩn" kiến thức  chỉ là mức độ "thấp nhất"  cần đạt. Còn không có "giới hạn trên" cho một đề TS.  Em đọc báo chính thống đi (các số ra ngày 6/7), các "chuyên gia" đều đồng loạt khen là "đề hay", "tính phân hoá cao", he he. Chúng ta đạt được sự đồng thuận cao thật.


Logged
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:01:25 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

Nói thật, em vẫn không phục từ "giới hạn trên" cho một đề TS.
Đồng ý là đề mở rộng, đào sâu; nhưng ít nhất cũng phải như phần thuyết tương đối là trong SGK cơ bản có ở phần chữ nhỏ. Đằng này, ở SGK 10 cơ bản làm gì có đả động đến lực quán tính đâu!?!?!?
Muốn xây nhà cao tầng thì phải có tầng một rồi mới xây lên, nhưng không có tầng một thì ta lấy gì xây tầng II.
Hic, chỉ tội mấy em HS học chương trình chuẩn.
TB: hình như em để ý thì hầu hết các em HS thi đậu ĐH lý điểm cao đều học chương trình nâng cao hay sao ý (hoặc là phải đi "luyện" rồi...) 8-x


Logged
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:51:08 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

Đối với bài toán nếu không dùng lực quán tính (của nâng cao) thì học sinh có thể dùng công thức cộng gia tốc (của cơ bản) thế là OK!


Logged
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:55:10 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

Xem thử đây coi nè!!!!
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5911540


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:34:45 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2011 »

hình như em để ý thì hầu hết các em HS thi đậu ĐH lý điểm cao đều học chương trình nâng cao hay sao ý (hoặc là phải đi "luyện" rồi...) 8-x
Thật ra, học trong SGK và trên lớp mới chỉ đủ để thi tốt nghiệp. Chuẩn của Bộ GD là ở mức độ tốt nghiệp 12 thôi. Nếu các bạn muốn thi đạt điểm cao trong kì thi đại học, chắc chắn phải đi "luyện".Có vậy, mới có các trung tâm luyện thi đại học....


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #6 vào lúc: 07:54:09 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Đối với bài toán nếu không dùng lực quán tính (của nâng cao) thì học sinh có thể dùng công thức cộng gia tốc (của cơ bản) thế là OK!
Đối với hệ quy chiếu đất, có vật nào là dao động ở đây!!!
Tôi đồng tình với Bộ GD là phải thi theo chương trình nâng cao, như thế vẫn còn ít. Vì theo tôi, công thức AnhXtanh trong lượng tử cũng nên ra.
Nhưng tôi không đồng tình với lý giải của thầy Biên, của thầy Giáp vì đã nói dao động phải xét trong hệ quy chiếu thang máy


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 09:09:38 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Nhưng tôi không đồng tình với lý giải của thầy Biên, của thầy Giáp vì đã nói dao động phải xét trong hệ quy chiếu thang máy
Thầy Hiếu nghĩ lại đi nhé! Với khuôn khổ bài toán cơ học cổ điển, chỉ cần sử dụng 3 định luật Niuton là giải được (ba định luật này cb cũng học!)


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #8 vào lúc: 09:11:23 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

 =d> =d>

Lâm Nguyễn rất đồng tình với thầy Hiếu 90% quan điểm của thầy.

Nếu nói như thế chỉ cái mẹo để học sinh có thể làm bài tập trắc nghiệm, còn nếu nhìn về góc nhìn Vật lý có lẽ phải xem xét lại cho thấu đáo.
Vì.
1. Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất thì quỹ đạo của con lắc đơn vẫn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng do đó vẫn gọi là dao động, nhưng không thể coi lúc đó chuyển động của con lắc đơn là dao động điều hòa.
2. Đã không là dao động điều hòa thì không có chu kỳ để thay vào ra kết quả.
« Sửa lần cuối: 11:20:30 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 gửi bởi nguyen_lam_nguyen81 »

Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 10:15:55 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Lamnguyen hãy đọc lại xem ý mọi người nói cái gì nhé! Thân


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #10 vào lúc: 11:24:17 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Cảm ơn thầy Biên. Nhưng Lâm Nguyễn chỉ có ý kiến duy nhất về cách giải bài của con lắc đơn về sự thay đổi chu kỳ trong hệ quy chiếu quán tính gắn với Trái Đất thôi thầy ạ.

Còn những vấn đề khác Lâm Nguyễn không đề cập ở đây thầy ạ.


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #11 vào lúc: 07:29:54 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

=d> =d>

1. Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất thì quỹ đạo của con lắc đơn vẫn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng do đó vẫn gọi là dao động, nhưng không thể coi lúc đó chuyển động của con lắc đơn là dao động điều hòa.

xét trong hqc đất, quỹ đạo của vật là hình zic-zac mà, sao lại dao động


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #12 vào lúc: 07:32:20 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Nhưng tôi không đồng tình với lý giải của thầy Biên, của thầy Giáp vì đã nói dao động phải xét trong hệ quy chiếu thang máy
Thầy Hiếu nghĩ lại đi nhé! Với khuôn khổ bài toán cơ học cổ điển, chỉ cần sử dụng 3 định luật Niuton là giải được (ba định luật này cb cũng học!)
tôi không nói giải được hay không, ở đây, nếu xét trong hệ quy chiếu đất, thì chuyển động của vật không phải là dao động vì quỹ đạo không lặp lại, không có thời điểm vận tốc bằng 0, tức không có vị trí biên...


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #13 vào lúc: 07:35:25 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Đối với hệ quy chiếu đất, có vật nào là dao động ở đây!!!
Tôi đồng tình với Bộ GD là phải thi theo chương trình nâng cao, như thế vẫn còn ít. Vì theo tôi, công thức AnhXtanh trong lượng tử cũng nên ra.
Thầy Hiếu 41A phải không nhỉ?!
 Đồng ý ý kiến này. Khi con lắc ở trong thag máy chuyển động có gia tốc thì khi xét trong HQC gắn với thang nó vẫn dao động điều hòa. Còn khi xét trong HQC gắn với mặt đất theo thầy Biên là sử dụng công thức cộng gia tốc em không đồng ý vì chẳng có ý nghĩa gì cả vì nó có dddh đâu hơn nữa công thức cộng gia tốc SGK cơ bản đâu có đề cập?
 Còn ý kiến: Tôi đồng tình với Bộ GD là phải thi theo chương trình nâng cao, như thế vẫn còn ít. Vì theo tôi, công thức AnhXtanh trong lượng tử cũng nên ra. Em ko ủng hộ ý kiến này. Cấu trúc đề của bộ có hai phần rõ ràng: I. Phần chung cho tất cả thí sinh: đây là phần chung của hai chương trình CB và NC phải bám theo chuẩn kiến thức và kĩ năng để ra. Trong chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình CB ko đề cập tới HQC phi quán tính, công thức Anhxtanh về hiện tượng quang điện.
II. Phần tự chọn có chia 2 phần: Cho CB và NC
 Nói như thấy Hiếu thì phân ra 2 phần làm gì??? chỉ cần 50 câu thôi ra luôn cả hiệu ứng dople hay động lực vật rắn cho HS ban CB cày hic.
hehe, hiếu 41A đây
Cơ bản nhưng mà phải học tự chọn nâng cao chứ,
Vật lý từ 3 tiết, xuống 2,5 tiết, và bây giờ là 2 tiết
Người vật lý đang làm lu mơ vai trò vật lý


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 07:38:42 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

hehe, hiếu 41A đây
Cơ bản nhưng mà phải học tự chọn nâng cao chứ,
Vật lý từ 3 tiết, xuống 2,5 tiết, và bây giờ là 2 tiết
Người vật lý đang làm lu mơ vai trò vật lý
Chính vì cơ bản có học tự chọn nâng cao nên mới có phần II là: Phần tự chọn (thí sinh được phép chọn 1 trong 2 chương trình đó thôi). Còn trong phần chung cho tất cả thí sinh theo e nên bám theo chuẩn KT và kĩ năng. Câu con lắc đơn mặc dù là một câu dễ với HS CB cũng làm đc, nhưng rõ ràng là thuộc CT nâng cao nên đưa vào phần tự chọn hơn. Còn xét trong HQC mặt đất đi tính chu kì là phi nghĩa.
 Năm nay típ tục luyện gà chọi nữa không thầy Hiếu?


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #15 vào lúc: 08:33:26 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

=d> =d>

1. Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất thì quỹ đạo của con lắc đơn vẫn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng do đó vẫn gọi là dao động, nhưng không thể coi lúc đó chuyển động của con lắc đơn là dao động điều hòa.

xét trong hqc đất, quỹ đạo của vật là hình zic-zac mà, sao lại dao động

Thầy Hiếu ơi? Lâm Nguyễn được thầy cô dậy định nghĩa Dao Động cơ là chuyển động qua lại một vị trí đặc biệt, gọi là vị trí cân bằng. ( SGK trang 4 Cb).

Vậy chuyển động ziczac này không được gọi là dao động cơ sao?


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 08:47:56 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Em nghĩ chắc t Hiếu nhầm sang dao động điều hòa.
Cho phép em góp ý thêm về vấn đề này: nếu dùng công thức cộng gia tốc thì ta chỉ giải bài toán này được nhưng chỉ về mặt hình thức thôi, vì lúc này muốn giải quyết triệt để hiện tượng này ta vẫn phải dùng đến lực quán tính, hay nói cách khác là sử dụng kiến thức liên quan đến gia tốc hiệu dụng.


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #17 vào lúc: 08:52:03 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

=d> =d>

1. Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất thì quỹ đạo của con lắc đơn vẫn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng do đó vẫn gọi là dao động, nhưng không thể coi lúc đó chuyển động của con lắc đơn là dao động điều hòa.

xét trong hqc đất, quỹ đạo của vật là hình zic-zac mà, sao lại dao động

Thầy Hiếu ơi? Lâm Nguyễn được thầy cô dậy định nghĩa Dao Động cơ là chuyển động qua lại một vị trí đặc biệt, gọi là vị trí cân bằng. ( SGK trang 4 Cb).

Vậy chuyển động ziczac này không được gọi là dao động cơ sao?

Có lẽ Lâm Nguyễn không đúng chỗ này rồi. Chuyển động này không được gọi là Dao Động cơ trong hệ quy chiếu quán tính rồi.


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #18 vào lúc: 10:07:21 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Đối với bài toán nếu không dùng lực quán tính (của nâng cao) thì học sinh có thể dùng công thức cộng gia tốc (của cơ bản) thế là OK!
Nhưng tôi không đồng tình với lý giải của thầy Biên.
Từ phương trình chứa lực quán tính suy ra được công thức cộng gia tốc và ngược lại.
Thầy Hiếu nhầm to rồi! Thầy có biết khi thầy sử dụng lực quán tính là thầy đang xét trong hệ quy chiếu gắn với thang máy đấy!!!Hãy đọc lại khái niệm lực quán tính ở file đính kèm thầy sẽ biết thầy sai chỗ nào!


Logged
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #19 vào lúc: 10:29:39 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Cho phép em góp ý thêm về vấn đề này: nếu dùng công thức cộng gia tốc thì ta chỉ giải bài toán này được nhưng chỉ về mặt hình thức thôi, vì lúc này muốn giải quyết triệt để hiện tượng này ta vẫn phải dùng đến lực quán tính, hay nói cách khác là sử dụng kiến thức liên quan đến gia tốc hiệu dụng.
Em đã nhầm, tương đương nhau thôi!! Dùng khái niệm lực quán tính là để "làm đẹp" mà thôi. Em xem file đính kèm sẽ hiểu! nếu muốn hiểu thật kĩ em có thể đọc giáo trình cơ lí thuyết là vui liền,


Logged
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #20 vào lúc: 10:59:35 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

không biết mọi người cứ nói tôi nhầm to là thế nào!
Ý kiến của tôi:
- Đứng trong hệ quy chiếu đất mà quan sát, vật nặng không dao động vì vật không đi qua lại bất kỳ một vị trí nào (tất cả các vị trí mà vật đi qua đều di chuyển theo thang máy) như thế bạn Lâm Nguyễn bảo tôi nhầm ở đâu ? Cái vị trí đặc biệt mà bạn Lâm Nguyễn nói có lẽ là những điểm rời rạc nằm trên đường thẳng đứng đi qua điểm treo con lắc
- vậy đã nói dao động thì phải đứng trong hệ quy chiếu thang máy để quan sát, trong hqc này, muốn giải thì phải dùng lực quán tính. Đứng trong đó mà quan sát thì cộng gia tốc gì nữa (mà tôi mới nghe thầy Biên nói về cộng gia tốc, chứ trong sgk đâu có)
- cộng vận tốc thì có chứ cộng gia tốc trong các hqc chuyển động thẳng thì dễ chứ chuyển động cong thì vô cùng phức tạp, vì thế ở chương trình vật lý phổ thông không có đề cập cộng gia tốc. cái này xin gửi thầy Biên


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #21 vào lúc: 11:04:21 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Đối với bài toán nếu không dùng lực quán tính (của nâng cao) thì học sinh có thể dùng công thức cộng gia tốc (của cơ bản) thế là OK!
Nhưng tôi không đồng tình với lý giải của thầy Biên.
Từ phương trình chứa lực quán tính suy ra được công thức cộng gia tốc và ngược lại.
Thầy Hiếu nhầm to rồi! Thầy có biết khi thầy sử dụng lực quán tính là thầy đang xét trong hệ quy chiếu gắn với thang máy đấy!!!Hãy đọc lại khái niệm lực quán tính ở file đính kèm thầy sẽ biết thầy sai chỗ nào!

thì phải đứng trong thang máy mới thấy vật dao động mà
đứng dưới đất thì vật cứ chạy lên như thế mà vẫn gọi dao động à?


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
trungph
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #22 vào lúc: 11:17:11 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Xin gửi t Biên:
Trích dẫn
Em đã nhầm, tương đương nhau thôi!! Dùng khái niệm lực quán tính là để "làm đẹp" mà thôi. Em xem file đính kèm sẽ hiểu! nếu muốn hiểu thật kĩ em có thể đọc giáo trình cơ lí thuyết là vui liền,
Em đã đọc file của t. Thì em cũng hiểu như  vậy, nhưng cũng trong file đó có câu:
"Nhờ khái niệm lực quán tính, ta có thể giải thích nhiều hiện tượng trong thực tế..."
Như vậy rõ ràng với bài toán CLĐ trong thang máy chuyển động thì phải giải thích bằng lực quán tính thì mới quán triệt được, chứ dùng cộng gia tốc thì chỉ giải quyết bài toán về mặt hình thức thôi.
Nếu em nhớ không nhầm thì trên bài báo gần đây khi nói về lỗi của đề thi ĐH thầy cũng có nêu lên tính thực tế của bài toán vật lý. Vậy thì bản chất vật lý của bài toán này như thế nào nếu ta áp dụng máy móc công thức cộng gia tốc để giải...


Logged
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #23 vào lúc: 11:19:05 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Có lẽ ta nên dừng tranh luận tại đây thầy Hiếu nhỉ! Tôi khẳng bài toán con lắc đơn treo trên vật chuyển động có gia tốc ra ở phần chung là hợp lí.


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #24 vào lúc: 11:25:07 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Ngulau211 có ý kiến: là các thầy nên trao đổi, để đi đến kết luận chung. khi giải bài dạng này nên làm thế nào? chứ cứ tranh cái thế này, học sinh chẳng biết làm theo cách nào cả. học chương trình cơ bản hay nâng cao đi nữa, muốn thi đại học đạt kết quả cao thì phải ôn cho hết dạng. Chứ bảo Bộ GD phải ra như sách giáo khoa thì thi làm gì nữa, xét TN rồi chuyển thẳng lên đại học cho rồi. Công nhận ban ra đề thi ĐH ra đề rất hay. Phân loại được học sinh, thậm chí còn cho các thầy cô giáo, các trường, các lò luyện thi... phải có kinh nghiệm giảng dạy,kinh nghiệm ôn thi, thì học trò của mình mới hy vọng đạt điểm cao.
Trong diễn đàn này, chắc cũng có nhiều thầy cô dạy luyện thi ĐH. học sinh của các thầy cô thi làm bài tốt không. Các thầy co có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình trong ôn thi ĐH được không ạ


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #25 vào lúc: 11:30:48 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Quan điểm mỗi người một khác thầy Biên ạ câu con lắc đơn bộ ra có hợp lí hay ko mỗi người một quan điểm. Riêng bản thân em thấy nó đụng đến CT NC: HQC phi quán tính hay công thức cộng gia tốc ko có trong chuẩn KT&KN của chương trình cơ bản. Nếu hợp lí thì bộ ko nên đưa ra 2 phần: Phần chung và phần tự chọn trong đề thi. Bây giờ pháp lí là chuẩn kiến thức và kĩ năng, ra đề ko bám chuẩn thì đưa ra và yêu cầu GV bám chuẩn làm gi??? Lập luận của Ngọc Hiếu là chính xác theo đúng bản chất vật lí chẳng nhầm chút nào cả, (khi em dạy HS vẫn chỉ rõ cho HS như vậy nên bỏ phiếu ủng hộ thằng bạn  Cheesy). khi dạy cho HS CB học tự chọn NC vẫn đưa ra bài toán con lắc trong HQC phi quán tính tuy nhiên e vẫn ko đồng ý quan điểm đưa câu đó vào phần chung là hợp lí. E nghĩ nên dừng lại là đúng chứ tranh luận mãi chẳng thấy đi đến KQ nào mà ko khéo còn làm HS hoang mang  =))


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #26 vào lúc: 11:39:46 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

=d> =d>

1. Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất thì quỹ đạo của con lắc đơn vẫn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng do đó vẫn gọi là dao động, nhưng không thể coi lúc đó chuyển động của con lắc đơn là dao động điều hòa.

xét trong hqc đất, quỹ đạo của vật là hình zic-zac mà, sao lại dao động

Thầy Hiếu ơi? Lâm Nguyễn được thầy cô dậy định nghĩa Dao Động cơ là chuyển động qua lại một vị trí đặc biệt, gọi là vị trí cân bằng. ( SGK trang 4 Cb).

Vậy chuyển động ziczac này không được gọi là dao động cơ sao?

Có lẽ Lâm Nguyễn không đúng chỗ này rồi. Chuyển động này không được gọi là Dao Động cơ trong hệ quy chiếu quán tính rồi.

Gửi thầy Hiếu.
Lâm Nguyễn đã xác nhận là Lâm Nguyễn đã không đúng ở chỗ, coi chuyển động của con lắc đơn trong hệ quy chiếu quán tính là Dao Động cơ nhé. Và Lâm Nguyễn đã in chữ đỏ chỗ một rồi nhé.


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #27 vào lúc: 11:55:42 pm Ngày 07 Tháng Bảy, 2011 »

Có lẽ phải tổng kết ở đây thôi.
Lâm Nguyễn xin phép thầy biên và hai thầy K41 lý SPHN1.

1. Về vấn đề ra đề có phù hợp hay không ta không lên bàn ở đây.
Lâm Nguyễn có ý kiến là thầy cô  (khi giảng dạy.)phải sử lý như thế nào để có lợi nhất khi đi thi. Đó là cái khéo của người thầy khi dạy học sinh đi thi Đại Học.
 Và trong tất cả những tham luận của Lâm Nguyễn không bàn về vấn đề này mà chỉ tập trung vào ý 2.

2. Bài toán về con lắc đơn trong thang máy.
Đầu tiên chúng ta bàn về cách giải bài toán này đối với học sinh NC và CB

Thầy Biên có đưa ra cách giải của thầy Giáp như sau.
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5911540


Lâm Nguyễn  và thầy Hiếu không đồng ý với cách giải này. ( Cách giải đối với học sinh học ban cơ bản)
Vì chuyển động của con lắc đơn không phải là dao động cơ trong hệ quy chiếu gắn với TD.



TB. ( Trong đó lúc đầu Lâm Nguyễn hiểu chuyển động của con lắc đơn trong thang máy là Đao động cơ, nhưng không phải là điều hòa do đó không thể áp dụng chu kỳ T của dao động điều hòa để thay vào) Nhưng cách hiểu đó là sai vì chuyển động này không được coi là dao động cơ. Lâm Nguyễn đang nói trong hệ quy chiếu quán tính.





« Sửa lần cuối: 12:08:43 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 gửi bởi nguyen_lam_nguyen81 »

Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #28 vào lúc: 07:31:39 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

2. Bài toán về con lắc đơn trong thang máy. Đầu tiên chúng ta bàn về cách giải bài toán này đối với học sinh NC và CB
Thầy Biên có đưa ra cách giải của thầy Giáp như sau.
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5911540
Lâm Nguyễn  và thầy Hiếu không đồng ý với cách giải này. ( Cách giải đối với học sinh học ban cơ bản)
Vì chuyển động của con lắc đơn không phải là dao động cơ trong hệ quy chiếu gắn với TD.
Theo cơ học cổ điển thời gian là như nhau trong mọi hệ quy chiếu vì vậy khi quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau thì hình dạng quỹ đạo khác nhau tuy nhiên chu kì phải như nhau. Vận dụng sáng tạo kiến thức vật lí vào từng bài toán cụ thể là một yêu cầu quan trọng với quá trình dạy và học. Ở cách giải của thầy Giáp là đúng: Khi quan sát quỹ đạo thì thầy chọn hệ quy chiếu thang máy còn khi tính chu kì thầy xét trong hệ quy chiếu đứng yên (chu kì dao động của con lắc bằng chu kì dao động hình chiếu của nó trên phương nằm ngang).
Có người nói trong chương trình cơ bản chỉ có công thức cộng vận tốc không có công thức cộng gia tốc! Điều đó có khó gì đâu. Từ công thức cộng vận tốc đạo hàm theo thời gian một phát là có liền.


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #29 vào lúc: 12:23:36 pm Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

2. Bài toán về con lắc đơn trong thang máy. Đầu tiên chúng ta bàn về cách giải bài toán này đối với học sinh NC và CB
Thầy Biên có đưa ra cách giải của thầy Giáp như sau.
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5911540
Lâm Nguyễn  và thầy Hiếu không đồng ý với cách giải này. ( Cách giải đối với học sinh học ban cơ bản)
Vì chuyển động của con lắc đơn không phải là dao động cơ trong hệ quy chiếu gắn với TD.
Theo cơ học cổ điển thời gian là như nhau trong mọi hệ quy chiếu vì vậy khi quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau thì hình dạng quỹ đạo khác nhau tuy nhiên chu kì phải như nhau. Vận dụng sáng tạo kiến thức vật lí vào từng bài toán cụ thể là một yêu cầu quan trọng với quá trình dạy và học. Ở cách giải của thầy Giáp là đúng: Khi quan sát quỹ đạo thì thầy chọn hệ quy chiếu thang máy còn khi tính chu kì thầy xét trong hệ quy chiếu đứng yên (chu kì dao động của con lắc bằng chu kì dao động hình chiếu của nó trên phương nằm ngang).
Có người nói trong chương trình cơ bản chỉ có công thức cộng vận tốc không có công thức cộng gia tốc! Điều đó có khó gì đâu. Từ công thức cộng vận tốc đạo hàm theo thời gian một phát là có liền.


Ở đây tôi bắt đầu với vấn đề con lắc đơn trong đề thi DH 2011 :
Ta thử xem lại các khái niệm cơ bản  :
+ Dao động là chuyển động có tính chất lặp đi lặp lại quanh một một vị trí đặc biệt gọi là VTCB
 ( SGK cơ bản - trang 4 )
+ Dao động tuần hoàn phải có tính chất : Sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ ( SGK cơ bản - trang 4 )
Như vậy khái niệm chu kì chỉ có trong dao động tuần hoàn
Trở lại con lắc đơn trong thang máy :
+ Nếu đứng trong thang máy ( gắn hệ quy chiếu vào thang máy ) thì chuyển động của con lắc đơn là dao động tuần hoàn ! và phương trình động lực học sẽ có thêm lực quán tính
+ Nếu đứng ở mặt đất chuyển động của con lắc đơn không thể dược gọi là dao động vì không có vị trí đặc biệt nào và cũng không có vị trí cũ nào . Vậy làm gì có khái niệm chu kì !
Rõ ràng Bộ đưa câu này vào phần chung là hoàn toàn bất hợp lí !
*** Tiện đây tôi có một vài nhận xét về đề thi 2011. Trước hết tôi cũng là một giáo viên dạy luyện thi lâu năm , nhưng tôi không đồng ý với cách ra đề luyện gà chọi kiểu này ! Việc ta luyện thi trúng tủ không thể là lí do chính đáng để khen đề hay !
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì đề thi có khá nhiều sạn !
+ Nhiều câu nằm trong một số lò luyện thi ra đề thi thử ( chính tôi đã trả lời một số câu khi các HS thắc mắc ). Tôi thống kê các câu đó như sau ( theo mã đề 817 ): 2 ; 11 ; 12 ; 14 ; 17 ; 30 ; 31 ; 32 ; 39 ; 45 ; 49. Có thể còn nhiều câu nữa mà tôi chưa phát hiện !
+ Nhiều bài tự luận núp dưới dạng câu trắc nghiệm : ( theo mã đề 817 ) : 13 ; 30 ; 31 ; 32 ; 36 ; 49
Đặc biệt nhất là các câu 30 ; 32 và 36 :
*Với câu 30 đây là câu khó nhất ( theo ý kiến cá nhân )  nếu không biết trước đề thi một HS có năng khiếu về vật lý và tính toán nhanh như một HS giỏi toán thì làm trong khoảng 7 phút ( Tôi đã thử cho các em HS chuyên lí lớp 11 mà tôi đang phụ trách )
*Với câu 32 thuật toán khá dài không thể làm trong 3 phút nếu không được rèn đi rèn lại nhiều lần !
*Với câu 36 vấn đề phức tạp không nằm ở chỗ tư duy mà ở thuật toán dài tính toán nhiều
+ Một số câu quá dễ không mang tính chất phân loại HS : 3 ; 6 ; 7 ; 18 ; 19 ; 20 ; 22 ; 25
Theo tôi các câu này đóng vai trò là bức bình phong để tránh dư luận về đề mang tính chất đánh đố !
Do đó theo ý kiến cá nhân tôi đề thi năm nay không hay vì : Không đánh giá được một HS khá hay giỏi mà chỉ có thể đánh giá được HS đó được luyện kiểu gà chọi trong " lò nào " ?
Thiệt thòi nhất là các HS có năng lực nhưng không có lò để luyện hoặc không luyện đúng lò !
« Sửa lần cuối: 01:08:05 pm Ngày 13 Tháng Bảy, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Nguyễn Ngọc Hiếu
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 168


Hello

hieunktht@yahoo.com.vn
Email
« Trả lời #30 vào lúc: 01:18:43 pm Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Có người nói trong chương trình cơ bản chỉ có công thức cộng vận tốc không có công thức cộng gia tốc! Điều đó có khó gì đâu. Từ công thức cộng vận tốc đạo hàm theo thời gian một phát là có liền.

nhưng khi đạo hàm có tới 3 thành phần gia tốc:
gia tốc tiếp tuyến,
gia tốc pháp tuyến (gia tốc hướng tâm)
gia tốc côriôlit
học sinh nâng cao cũng chưa thể nắm được hết ý nghĩa của phép đạo hàm đơn giản của thầy Biên chứ đừng nói là học sinh cơ bản


Logged

Hãy cố gắng sáng tạo, đừng quan tâm đến những gì đã có !
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #31 vào lúc: 07:11:54 pm Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »


Nói thật, tôi ghi nhận độ cứng vât lí của thầy Hiếu, lamnguyen81, dieumy, gacongnghiep...nên nói hơi nhiều. Chào mọi người. Dù ai cố tình khiêu khích tôi cũng sẽ không tranh luận nữa!
thật sự ko hiểu ý này của thầy Biên. Mọi sự tranh luận cũng chỉ mong tìm được chân lí và thu thập, học hỏi thêm những ji mà mình chưa biết. E xin khẳng định lại là e tham ja chỉ để mún tăng thêm sự hiểu biết không phải để khoe kiến thức hay để khiêu khích một ai như thầy nhận xét. Nếu có gì làm phật ý thầy e chân thành gửi lời xin lỗi đến thầy. Có lẽ Mod hoặc admin nên đóng topic này


Logged
nguyenquan_08
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #32 vào lúc: 09:23:55 pm Ngày 08 Tháng Bảy, 2011 »

Theo tôi đề bài cho con lắc dao động điều hòa khi thang máy đi lên nhanh dần đều hay chậm dần đều tức là người quan sát phải đứng trong thang máy ( hệ qui chiếu phải gắn với thang máy ). Nếu đứng ở mặt đất quan sát thì quỹ đạo của vật quá phức tạp, bài toán chắc chắn không phải là bài toán dao động. Vậy bài toán này không sai nhưng phải đưa vào phần nâng cao mới hợp lý. Còn trọng lượng là độ lớn của trọng lực chứ không phải là phản lực của T như thầy Biên nghĩ, trong thang máy nó là trọng lượng biểu kiến ( là độ lớn của trọng lực biểu kiến ).


Logged
namhung189
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #33 vào lúc: 12:25:46 pm Ngày 02 Tháng Tám, 2011 »

"He he, tui cũng từng hỏi như thế, "người ta" trả lời rất thuyết phục là "chuẩn" kiến thức  chỉ là mức độ "thấp nhất"  cần đạt. Còn không có "giới hạn trên" cho một đề TS.  Em đọc báo chính thống đi (các số ra ngày 6/7), các "chuyên gia" đều đồng loạt khen là "đề hay", "tính phân hoá cao", he he. Chúng ta đạt được sự đồng thuận cao thật.
[/i]
Tôi thì nghĩ thế này:
1. SGK cơ bản chỉ giúp các em có hiểu biết cơ bản (chuẩn - mức độ thấp nhất!), nghĩa là các em mà học sách cơ bản mà muốn thi đại học thì phải tìm hiểu thêm, còn tìm hiểu thêm bằng cách nào thì người ta (bộ GD) gọi chung nó là "tự học, tự bồi dưỡng! Nếu không thì các em sẽ đạt được điểm chuẩn - thấp nhất, như năm trước là 13/4 = 3,25!
2. Công thức cộng gia tốc có thể suy ra từ định luật II Niuton ở chương trình chuẩn chứ?


Logged
nguyenquan_08
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #34 vào lúc: 12:27:46 pm Ngày 04 Tháng Tám, 2011 »

Người quan sát đứng ở dưới đất, thang máy chuyển động thẳng đều lên trên. Liệu có quan sát thấy con lắc dao động không?


Logged
namhung189
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #35 vào lúc: 12:55:00 am Ngày 22 Tháng Chín, 2011 »

Theo em thì câu 24/mã đề 817 có nói là con lắc dao động điều hòa, vậy thì nó chỉ có trong hệ qui chiếu gắn với thang máy. Còn nếu nó cũng dao động điều hòa (khi chuyển động có gia tốc) đối với hệ qui chiếu gắn với mặt đất thì có lẽ sẽ vi phạm thuyết tương đối của Axt; vì ông này có bảo rằng: mọi hiện tượng vật lí diễn ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính cơ mà? Các thầy xem lại giúp em một chút xem sự tranh luận của mình có đi quá xa không nhỉ?


Logged
tientudung
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #36 vào lúc: 01:44:20 pm Ngày 01 Tháng Mười Hai, 2011 »

Cho em hỏi con lắc dao động trong điện trường như đề ĐH 2010 có phải nó chịu tác dụng của lực điện hay nó chịu tác dụng của lực từ vậy? Vì con lắc (điện tích) chuyển động trong điện trường mà hay là nó không có lực điện hả các bác?


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #37 vào lúc: 03:56:32 pm Ngày 01 Tháng Mười Hai, 2011 »

Cho em hỏi con lắc dao động trong điện trường như đề ĐH 2010 có phải nó chịu tác dụng của lực điện hay nó chịu tác dụng của lực từ vậy? Vì con lắc (điện tích) chuyển động trong điện trường mà hay là nó không có lực điện hả các bác?

Con lắc chỉ chịu tác dụng của lực điện thôi.

Xem bài giải đề 2010: (Câu 43)

http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/phuong-phap-day-hoc/751-giai-chi-tiet-de-thi-dai-hoc-vat-ly-2010


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_5776_u__tags_0_start_msg27356