11:53:02 am Ngày 10 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Hạt nhân - Cơ ...

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạt nhân - Cơ ...  (Đọc 4927 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
trankientrung
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 65


Email
« vào lúc: 05:29:42 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »

Câu 1 : Cho hạt [tex]\alpha [/tex] bắn phá vào hạt nhân [tex]14_N[/tex] đứng yên gây ra phản ứng : [tex]\alpha + 14_N \rightarrow 1_H + 17_O. [/tex] Ta thấy 2 hạt nhân sinh ra có cùng vận tốc ( cả hướng và độ lớn thì động năng của hạt [tex]\alpha [/tex]là 1,56 MeV . Xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u [tex](1u\approx 1,66.10^{-27}kg)[/tex]gần đúng bằng số khối của nó . Năng lượng của phản ứng hạt nhân là bao nhiêu?

Câu 2 :Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 10cm. Biết trong một chu kì , khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không nhỏ hơn [tex]10 \pi \sqrt{2} cm/s [/tex] là [tex]\frac{T}{2}[/tex].  Lấy [tex]\pi ^2=10[/tex] Tân số dao động của vậy là = ?

Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khi Iang , khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1mm , khoảng cách từ hai khi đến màn là D = 50cm , ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bước sóng : [tex]\lambda _1=0,64\mu m; \lambda _2=0,6\mu m; \lambda _3=0,48\mu m[/tex] . Trong khoảng giữa 2 vân trùng màu với vân trung tâm liên tiếp có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc ?


Mong mọi người tận tình giúp đỡ ( đã giúp thì giúp cho chót thế nên mình mong các bạn giải đáp + phân tích dùm mình luôn nha )
Xin chân thành cám ơn trước !


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:36:51 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »


Câu 1 : Cho hạt [tex]\alpha [/tex] bắn phá vào hạt nhân [tex]14_N[/tex] đứng yên gây ra phản ứng : [tex]\alpha + 14_N \rightarrow 1_H + 17_O. [/tex] Ta thấy 2 hạt nhân sinh ra có cùng vận tốc ( cả hướng và độ lớn ) . Biết động năng của hạt [tex]\alpha [/tex]là 1,56 MeV và xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u [tex](1u\approx 1,66.10^{-27}kg)[/tex]gần đúng bằng số khối của nó . Năng lượng của phản ứng hạt nhân là bao nhiêu?

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần ta có :
[tex](m_{\alpha }+m_{N})c^{2}+ K_{\alpha }=(m_{H }+m_{O})c^{2}+K_{H}+K_{O}[/tex]
[tex]\Rightarrow \Delta E=(m_{\alpha} + m_{N} -m_{H}-m_{O})c^{2}=K_{H}+K_{O}-K_{\alpha }[/tex]
Mặt khác theo giả thiết
[tex]K_{H}=\frac{m_{H}v^{2}}{2}[/tex]
[tex]K_{O}=\frac{m_{O}v^{2}}{2}= \frac{m_{O}}{m_{H}}\frac{m_{H}v^{2}}{2}= \frac{m_{O}}{m_{H}}K_{H}[/tex] (1)
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có
[tex]p_{\alpha }=p_{H}+p_{O}\Rightarrow p^{2}_{\alpha }= p^{2}_{H}+p^{2}_{O}+2p_{H}.p_{O}[/tex](2)
Thay (1) vào (2) ta có
[tex]m_{\alpha }K_{\alpha} = K_{H} [m_{H}+ \frac{m_{O}^{2}}{m_{H}} + 2m_{O}]_[/tex]
Thay số ta tính được [tex]K_{H}[/tex] thay v[tex]K_{O}[/tex] thay vào delta E
« Sửa lần cuối: 06:41:24 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Huỳnh Nghiêm
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 07:31:53 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »

Vì v cũng biến thiên điều hoà theo t như li độ x, vẽ đường tròn => [tex]v_{max} = v\sqrt{2} = 20\pi(rad/s)\Rightarrow \omega = \frac{v_{max}}{A} = 2\pi \Rightarrow f = 1Hz[/tex]
Ủa, đâu cần [tex]\pi^{2} = 10[/tex]


Logged
hoacomay
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 20
-Được cảm ơn: 9

Offline Offline

Bài viết: 36


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:34:12 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »

Câu 2 :Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 10cm. Biết trong một chu kì , khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không nhỏ hơn [tex]10 \pi \sqrt{2} cm/s [/tex] là [tex]\frac{T}{2}[/tex].  Lấy [tex]\pi ^2=10[/tex] Tân số dao động của vậy là = ?

trên diễn đàn cũng có bạn đã hỏi 1 bài tương tự như bài này cậu vào đây tham khảo nha
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5677.0


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:32:39 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »

Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khi Iang , khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1mm , khoảng cách từ hai khi đến màn là D = 50cm , ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bước sóng : [tex]\lambda _1=0,64\mu m; \lambda _2=0,6\mu m; \lambda _3=0,48\mu m[/tex] . Trong khoảng giữa 2 vân trùng màu với vân trung tâm liên tiếp có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc ?

Hướng dẫn cách làm cho em nhé !
Trong khoảng đang xét
+ Tìm số vân sáng của [tex]\lambda _{1}[/tex] : n1
+ Tìm số vân sáng của [tex]\lambda _{2}[/tex] : n2
+ Tìm số vân sáng của [tex]\lambda _{3}[/tex]  : n3
+ Số vị trí trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex]t:n4
+ Số vị trí trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex]:n5
+ Số vị trí trùng nhau của [tex]\lambda _{2}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex]:n6
Số vân cần tìm bằng n1 + n2 + n3 - n4 - n5 - n6


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
trankientrung
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 65


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:51:56 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 »

Em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người , nhất là thầy dauquangduong . Thầy vừa giải vừa phân tích rất dễ hiểu , hì em xin cám ơn thầy cùng các bạn nhiều lắm .
Thưa thầy và các bạn mình còn 3 bài này nè , cũng mong được sự giúp đỡ từ thầy và các bạn . Hì^^!!

Câu 1 : Tế bào quang điện có hai cực phẳng cách nhau d = 1cm , giới hạn quang điện là [tex] \lambda _0 [/tex] cho [tex] U_{AK}=4,55V [/tex]. Chiếu vào tấm catot một tia sáng đơn sắc có [tex]\lambda = \frac{\lambda _0}{2} [/tex] các quang electron rơi vào anot trên một mặt tròn bán kính R = 1cm. Bước sóng [tex]\lambda _0 [/tex] nhận giá trị nào ?
  
Câu 2 : Một máy biến áp lý tưởng gồm một cuộn sơ cấp và hai cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có [tex]n_1=1320 [/tex] vòng, điện áp [tex]U_1 = 220V [/tex] . Cuộn thứ cấp thứ nhất có [tex]U_2=10V,I_2=0,5A[/tex] ; Cuộn thứ cấp thứ 2 có [tex]n_3=25 [/tex]vòng ,[tex] I_3 = 1,2A[/tex]. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là bao nhiêu ? (Nguyên lý của bài toàn này là thế nào nhỉ , mình mới gặp lần đầu ...2 cuộn thứ cấp .... )
 
Câu 3 : Một cuộn dây ghép nối tiếp với một tụ điện . Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều cáo giá trị hiệu dụng không đổi [tex]U=100V[/tex]. Điều chỉnh C để hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ đạt được giá trị cực đại [tex]U_{Cmax}=200V[/tex].Hệ số công suất của mạch khi đó là bao nhiêu ?

Một ngày thôi mà hỏi nhiều câu thề này , mình thấy cũng ngại và phiền mọi người quá , nhưng vì sắp thi nên .....^^!!
« Sửa lần cuối: 09:53:44 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2011 gửi bởi trankientrung »

Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 06:56:12 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011 »

Em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người , nhất là thầy dauquangduong . Thầy vừa giải vừa phân tích rất dễ hiểu , hì em xin cám ơn thầy cùng các bạn nhiều lắm .
Thưa thầy và các bạn mình còn 3 bài này nè , cũng mong được sự giúp đỡ từ thầy và các bạn . Hì^^!!

Câu 1 : Tế bào quang điện có hai cực phẳng cách nhau d = 1cm , giới hạn quang điện là [tex] \lambda _0 [/tex] cho [tex] U_{AK}=4,55V [/tex]. Chiếu vào tấm catot một tia sáng đơn sắc có [tex]\lambda = \frac{\lambda _0}{2} [/tex] các quang electron rơi vào anot trên một mặt tròn bán kính R = 1cm. Bước sóng [tex]\lambda _0 [/tex] nhận giá trị nào ?
  
Câu 2 : Một máy biến áp lý tưởng gồm một cuộn sơ cấp và hai cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có [tex]n_1=1320 [/tex] vòng, điện áp [tex]U_1 = 220V [/tex] . Cuộn thứ cấp thứ nhất có [tex]U_2=10V,I_2=0,5A[/tex] ; Cuộn thứ cấp thứ 2 có [tex]n_3=25 [/tex]vòng ,[tex] I_3 = 1,2A[/tex]. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là bao nhiêu ? (Nguyên lý của bài toàn này là thế nào nhỉ , mình mới gặp lần đầu ...2 cuộn thứ cấp .... )
 
Câu 3 : Một cuộn dây ghép nối tiếp với một tụ điện . Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều cáo giá trị hiệu dụng không đổi [tex]U=100V[/tex]. Điều chỉnh C để hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ đạt được giá trị cực đại [tex]U_{Cmax}=200V[/tex].Hệ số công suất của mạch khi đó là bao nhiêu ?

Một ngày thôi mà hỏi nhiều câu thề này , mình thấy cũng ngại và phiền mọi người quá , nhưng vì sắp thi nên .....^^!!
Theo tôi câu 1 em không cần quan tâm nữa vì lời giải khá dài mà sắp thi rồi phải không ?
Câu 2 phương pháp làm như sau :
Xem hệ số công suất của các mạch sơ cấp và thứ cấp bằng 1
+ Công suất mạch sơ cấp :
[tex]P_{1} = U_{1}I_{1}[/tex]
+ Công suất mạch thứ cấp thứ nhất :
[tex]P_{2} = U_{2}I_{2}[/tex]
+ Công suất mạch thứ cấp thứ hai :
[tex]P_{3} = U_{3}I_{3}[/tex]
Với [tex]\frac{U_{3}}{U_{1}} = \frac{N_{3}}{N_{1}}\Rightarrow U_{3}= U_{1} \frac{N_{3}}{N_{1}}= \frac{25}{6}(V)[/tex]
Xem hiệu suất của máy biến thế là 100% ta có
[tex]P_{1} =P_{2} +P_{3}[/tex]
Từ đó tính [tex]I_{1}[/tex]


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 07:03:38 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011 »


Câu 3 : Một cuộn dây ghép nối tiếp với một tụ điện . Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều cáo giá trị hiệu dụng không đổi [tex]U=100V[/tex]. Điều chỉnh C để hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu tụ đạt được giá trị cực đại [tex]U_{Cmax}=200V[/tex].Hệ số công suất của mạch khi đó là bao nhiêu ?

Khi C biến thiên để Uc đạt cực đại thì u và ud vuông pha nhau .
Vẽ giản đồ vecto ta có ba vecto : [tex]\vec{U}; \vec{U_{d}};\vec{U_{C}}[/tex] tạo thành nửa tam giác đều ; lúc này u  chậm pha hơn i [tex]\pi /6\Rightarrow cos\varphi =\sqrt{3}/2[/tex]



Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
trankientrung
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 65


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 07:54:00 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011 »

Theo tôi câu 1 em không cần quan tâm nữa vì lời giải khá dài mà sắp thi rồi phải không ?
Dạ vâng , thưa thầy chúng em sắp thi rồi ạ ^^!! Hì


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_5697_u__tags_0_start_0