Một số câu trong đề thi thử_ khá hay và mới_giúp mình chi tiết nhé!!

(1/1)

saodoingoinl2010:
1/ Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. nếu chiếu tia tử ngoại lên chất đó để kích thích sự phát quang thì ánh sang phát quang có thể có màu gì??( Ai làm câu này thì giải thích rõ tí nhé)
A vàng    B đỏ     C chàm  D lục
2/  trong thí nghiệm i-âng người ta chiếu 2 khe bằng hỗn hợp gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng là lamda1 = 400nm  và lamda2= 600nm. tại điêm M trên màn có vân sáng bậc 2 của ánh sáng có lamda1. tại điểm N trên màn có vân sáng bậc 7 của buoc song lamda2..... hỏi trong khoảng giữa 2 điểm M,N có nhiêu vân sáng
    A 13         B 10        C 12        D 15
  ( mình làm ra 13 nhưng đáp án la 10 thì phải_ cứu với)
3/ dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua 1 đoạn mạch có biểu thức i = I cos ( wt - pi/2) , I>0..... tính từ lúc t=0, điện lượng chuyển qua tiết diện đó trong thời gian bằng 1 phần tư chu kì của dòng điện là? 
A I/(2w)    B  I/w     C   2I/w                D  I/(4w)
4  / Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng K=100 N/m           , đàu trên cố định đầu dưới treo 2 vật nhỏ có cùng KL  m = 200gam . hệ đang cân bằng, người ta cắt đứt dây nối giữa 2 vật. lấy g=10m/s^2      .  gia tốc của vật còn dính lại với lò xo , khi dây bị cát đứt bằng bao nhiêu?
A 10m/s^2       B 5       C 20       D 5 căn 2
5/ phương trình sóng dạng u=A sin pi( t/0,1 -x/2 )     x đo bằng cm , t đo bằng giây.  quãng đường mà sóng truyền được trong 1,5s bằng:
A 6cm  B 30         C 12         D 15
6/ một đông cơ ko đồng bộ 3 pha mắc hình sao vào mạng điện 3 pha có điện áp dây là 380V , đọng cơ có công suất cơ học là 4kW, hiệu suất 80% và hệ số công suát 0,8........ cường độ dòng ddienj qua các cuộn dây của đọng cơ bằng bao nhiêu
A 28,5 B 9,5        C 5,5   D 3,2
7/ một con lắc lõ xo có K=100N/m , m=400g... ban đầu người ta kéo vật dọc theo truc lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo ko biến dạng , đoạn 10 cm rồi buông nhẹ, lấy g=10, hệ sô ma sát 0,1            .       tốc độ của vât khi qua vị tri O lần thứ 2 là:       
A    0,95m/s          B        1,39              C 0,88              D           1,45
8/    một con lắc đơn có quả lắc làm bằng hợp kim có khối lượng riêng D,  khi đặt trong chân không con lac có chu ki dao động bé T.  đặt trong kkhi có KLRieng D'.             bỏ qua sức cản kk so với lực đẩy acsimet , chu ki dao động của con lắc la
A T'= T. căn ( D/(D-D'))          B  T' =  T căn ( D/(D+D'))     C  T'=T căn ((D+D')/D)    D           T'=T căn ((D-D')/D)
9/      một con lắc gồm lò xo có độ cứng K=50N/m  và vật nặng có m=200g treo thẳng đứng.             đưa vật đến vị trí lo xo nén đoạn 4cm rồi buong nhẹ cho vat dddhoa .  xac định thời điểm đầu tiên lực đàn hồi bằng nửa giá trị cực đại và đang giảm , tính từ thời điểm buông vật . lấy g=pi^2   
A 0.116s           B 0.1s             C          0.3s       D                   0.284s
         CÁC BẠN CỐ GẮNG GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN NHIỀU !!!!!!!!!

Quang Dương:
Giúp em hai câu đầu
1/ Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. nếu chiếu tia tử ngoại lên chất đó để kích thích sự phát quang thì ánh sang phát quang có thể có màu gì??( Ai làm câu này thì giải thích rõ tí nhé)
A vàng    B đỏ     C chàm  D lục
Ánh sáng hỗn hợp hai thành phần đỏ và lục tạo cho mắt cảm giác vàng – Đáp án A
   
2/  trong thí nghiệm i-âng người ta chiếu 2 khe bằng hỗn hợp gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng là lamda1 = 400nm  và lamda2= 600nm. tại điêm M trên màn có vân sáng bậc 2 của ánh sáng có lamda1. tại điểm N trên màn có vân sáng bậc 7 của buoc song lamda2..... hỏi trong khoảng giữa 2 điểm M,N có nhiêu vân sáng
    A 13         B 10        C 12        D 15
  ( mình làm ra 13 nhưng đáp án la 10 thì phải_ cứu với)
Trong khoảng MN có  : 8 vân sáng của lamđa 1 ; : 8 vân sáng của lamđa và ba vị trí trùng nhau của hai hệ vân
Đáp án B

weathercock:
Trích dẫn từ: dauquangduong trong 02:22:24 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2011

   2/  trong thí nghiệm i-âng người ta chiếu 2 khe bằng hỗn hợp gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng là lamda1 = 400nm  và lamda2= 600nm. tại điêm M trên màn có vân sáng bậc 2 của ánh sáng có lamda1. tại điểm N trên màn có vân sáng bậc 7 của buoc song lamda2..... hỏi trong khoảng giữa 2 điểm M,N có nhiêu vân sáng
    A 13         B 10        C 12        D 15
  ( mình làm ra 13 nhưng đáp án la 10 thì phải_ cứu với)
Trong khoảng MN có  : 8 vân sáng của lamđa 1 ; : 8 vân sáng của lamđa và ba vị trí trùng nhau của hai hệ vân
Đáp án B

Thưa thầy em không hiểu bài này lắm. Làm thế nào để ra đc k1 và k2=8 ạ. Em tính số vân trùng lại ra 4 vân chứ k phải 6 vân. Thầy có thể giải bài này cụ thể hơn giúp em đc k ạ. Em cám ơn thầy.

Quang Dương:
Trích dẫn từ: weathercock trong 06:28:04 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2011

Trích dẫn từ: dauquangduong trong 02:22:24 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2011

   2/  trong thí nghiệm i-âng người ta chiếu 2 khe bằng hỗn hợp gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng là lamda1 = 400nm  và lamda2= 600nm. tại điêm M trên màn có vân sáng bậc 2 của ánh sáng có lamda1. tại điểm N trên màn có vân sáng bậc 7 của buoc song lamda2..... hỏi trong khoảng giữa 2 điểm M,N có nhiêu vân sáng
    A 13         B 10        C 12        D 15
  ( mình làm ra 13 nhưng đáp án la 10 thì phải_ cứu với)
Trong khoảng MN có  : 8 vân sáng của lamđa 1 ; : 8 vân sáng của lamđa và ba vị trí trùng nhau của hai hệ vân
Đáp án B

Thưa thầy em không hiểu bài này lắm. Làm thế nào để ra đc k1 và k2=8 ạ. Em tính số vân trùng lại ra 4 vân chứ k phải 6 vân. Thầy có thể giải bài này cụ thể hơn giúp em đc k ạ. Em cám ơn thầy.


Vị trí vân trùng k1.i1 = k2.i2 ta suy ra k1 lamđa 1 = k2 lamđa 2 suy ra k1 = 2k2/3 hoặc k2 = 3k1/2
Vị trí vân sáng bậc 2 của lamđa 1 :  2i1 = 1,5 i2 ; nghĩa là  trong khoảng vân sáng bậc 1 đến bậc 2 của lamđa 2
Vị trí vân sáng bậc 7 của lamđa 2 :  7i2 = 10,5i1 ; nghĩa là  trong khoảng vân sáng bậc 10  đến bậc 11 của lamđa 2)
Vậy trong khoảng giữa 2 điểm M,N có vân sáng bậc từ 3 đến 10 của lamđa 1 tổng cộng là 8 vân ; có vân sáng bậc từ 2 đến 6 của lamđa 2 tổng cộng là 5 vân
Các vị trí trùng nhau là vị trí vân sáng bậc 2 ; 4 ; 6  của lamđa 2

weathercock:
 Em hiểu bài trên rồi ạ, e cám ơn thầy :D. Thầy có thể làm nốt 2 bài này của saodoingoi đc k ạ? 2 bài cuối này em vẫn chưa làm đc.
 
7/ một con lắc lõ xo có K=100N/m , m=400g... ban đầu người ta kéo vật dọc theo truc lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo ko biến dạng , đoạn 10 cm rồi buông nhẹ, lấy g=10, hệ sô ma sát 0,1            .       tốc độ của vât khi qua vị tri O lần thứ 2 là:       
A    0,95m/s          B        1,39              C 0,88              D           1,45

8/    một con lắc đơn có quả lắc làm bằng hợp kim có khối lượng riêng D,  khi đặt trong chân không con lac có chu ki dao động bé T.  đặt trong kkhi có KLRieng D'.             bỏ qua sức cản kk so với lực đẩy acsimet , chu ki dao động của con lắc la
A T'= T. căn ( D/(D-D'))          B  T' =  T căn ( D/(D+D'))     C  T'=T căn ((D+D')/D)    D           T'=T căn ((D-D')/D)

Tiện thể thêm mấy bài này nữa. Các thầy cô giúp em với:
 Câu 1. Trong mẫu nguyên tử Bo, năng lượng ở trạng thái dừng thứ n của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức:En=[tex]-\frac{13,6(eV)}{n^{2}}(n=1,2,...)[/tex] . Khi kích thích một nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản chuyển lên trạng thái dừng có bán kính quỹ đạo lớn gấp 9 lần, thì khi chuyển về lại trạng thái cơ bản phôtôn mà nguyên tử có thể phát ra có tần số lớn nhất bằng bao nhiêu?
   A.1,82.10^34                        B.2,19.10^15        C.2,92.10^15                   D.1,37.10^34

Câu 2 :    Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm: điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ổn định. Thay đổi L thì thấy khi L = L1 = 3mH hoặc L = L2 = 6mH thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị như nhau. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm sẽ cực đại khi độ tự cảm cuộn dây là:
A.   2mH   B.   4,5mH   C.   4mH   D.   3mH

Câu 3 :    Hai chất điểm dao động điều hoà trên cùng một trục tọa độ 0x, coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: x1 = 4cos(4t +[tex]\frac{\pi }{3}[/tex]) cm và x2 = 4 cos(4t +[tex]\frac{\pi }{12}[/tex]) cm. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là:

A.   4cm   B.   6cm   C.   8cm   D.   ( 4[tex]\sqrt{2}[/tex]-4)cm


Câu 4 :    Một đám hơi hiđrô đang ở áp suất thấp thì được kích thích bằng cách chiếu vào đám hơi đó một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng  [tex]\lambda[/tex]= 0,101 m. Biết toàn bộ đám hơi sau khi được kích thích chỉ phát ra được 3 loại bức xạ:[tex]\lambda[/tex]1,  [tex]\lambda[/tex]2 = 0,121 m và [tex]\lambda[/tex]3 ([tex]\lambda[/tex]1 <[tex]\lambda[/tex]2 < [tex]\lambda[/tex]3). Xác định  [tex]\lambda[/tex]3

A.   0,456 m
B.   0,656  m
C.   0,055  m
D.   0,611 m




 

Navigation

[0] Message Index