07:03:09 am Ngày 10 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

[Help] bài tập lý!!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: [Help] bài tập lý!!!  (Đọc 8743 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
mu7beckham
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 01:58:32 pm Ngày 04 Tháng Tư, 2011 »

Các thầy cô giúp em bài này ạ :d

Câu1:
 Trong TN Y-âng giao thoa ánh sáng. Nguồn sáng phát ra 2 bức xạ có bước sóng lần lượt là lamđa1=0.5x10-6m, lamđa2=0.75x10-6m. Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng ứng với bước sóng lamđa1 và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng lamđa2 (M,N ở cùng phía đố với O). Từ M đến N ta đếm đc:
A:5 vân sáng B:3vân sáng C:7 vân sáng D:9 vân sáng

Với bài này nữa ạ, bài này e tính không ra kết quả Sad

  Con lắc lò xo m=200g chiều dài lò xo ở vị trí cân bằng là 30cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s và biên độ A=5cm.Lực phục hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài 33 cm là:
A:0,33N   B:0,3N     C:0,6N    D:0,5N


Logged


Huỳnh Nghiêm
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:38:55 am Ngày 05 Tháng Tư, 2011 »

Câu 1: k2/k1 = l1/l2 = 2/3  (l là lamđa) suy ra các vị trí trùng ứng với cặp k2,k1 là (2 ; 3) (4 ; 6)  (6 ; 9) v.v...
Vậy M là vị trí trùng lần 2 (kể từ tâm), N là vị trí trùng lần 3. Do đó giữa M, N còn 1 vân l2 (k2 = 5) và 2 vân l1 (k1 = 7, k1 = Cool.
Trả lời: nếu tính cả tại M, N thì có 5 vân còn không thì 3 vân

Câu 2: k = m x omega(bình) = 20N/m;  |x| = 0,03m suy ra |f| = k|x| = 0,6N, chọn C
Bài này dễ mà


Logged
mu7beckham
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:51:50 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2011 »

  Con lắc lò xo m=200g chiều dài lò xo ở vị trí cân bằng là 30cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s và biên độ A=5cm.Lực phục hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài 33 cm là:
A:0,33N   B:0,3N     C:0,6N    D:0,5N

Câu 2: k = m x omega(bình) = 20N/m;  |x| = 0,03m suy ra |f| = k|x| = 0,6N, chọn C
Bài này dễ mà

Nhưng sao một số bài e lại thấy dùng công thức là F= k.(delta(l) + x) ạ?


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:05:42 pm Ngày 06 Tháng Tư, 2011 »

F = - kx để tính lực phục hồi.
F = k(denta l + x) để tính lực đàn hồi của lò xo.


Logged
mu7beckham
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:41:48 am Ngày 07 Tháng Tư, 2011 »

F = - kx để tính lực phục hồi.
F = k(denta l + x) để tính lực đàn hồi của lò xo.

Thầy có thể giảng cho e sự khác nhau của 2 lực này đc k ạ?


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:53:14 am Ngày 07 Tháng Tư, 2011 »

F = - kx để tính lực phục hồi. lực luôn luôn hướng về VTCB trong dao động điều hòa, x là li độ của vật vào thời điểm t
F = k(denta l + x) để tính lực đàn hồi của lò xo. ở đây (denta l + x) là độ biến dạng của lò xo


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_4689_u__tags_0_start_0