Giai Nobel 2012
08:05:02 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Chọn khái niệm quang - phát quang

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chọn khái niệm quang - phát quang  (Đọc 6797 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« vào lúc: 12:16:10 am Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

SGK Vật lí 12 nêu sơ lược hiện tượng quang phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
SGK Vật lí 12 NC thì nêu: Có một số chất hấp thụ năng lượng dưới dạng nào đó thì có khả năng phát ra bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy.
Dễ thấy, SGK CB nêu chung chung, còn SGK NC nêu cụ thể hơn về ánh sáng phát xạ.
Vậy, nên sử dụng cách diễn đạt nào đây nhỉ?
Xin cảm ơn!


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:36:29 am Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

Theo tôi SGK cơ bản nêu hiện tượng quang - phát quang ; còn SGK NC nêu hiện tượng phát quang.
Hiện tượng phát quang là hiện tượng tổng quát nói chung : vật có thể hấp thụ năng lượng dưới mọi hình thức để phát quang trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Còn trong hiện tượng quang - phát quang vật hấp thụ năng lượng dưới dạng " ánh sáng " ( bức xạ điện từ ) để phát ra ánh sáng nhìn thấy !


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Huỳnh Nghiêm
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:00:15 am Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

SGK nâng cao thì phát biểu ĐL Stốc cho cả lân quang và huỳnh quang (lamđa' > lamđa).
SGK CB thì bảo đó là "Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang", dễ dẫn đến suy nghĩ ánh sáng lân quang có ngoại lệ chăng.

Bạn nào rành vấn đề này xin chỉ giáo


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:05:01 am Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

SGK nâng cao thì phát biểu ĐL Stốc cho cả lân quang và huỳnh quang (lamđa' > lamđa).
SGK CB thì bảo đó là "Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang", dễ dẫn đến suy nghĩ ánh sáng lân quang có ngoại lệ chăng.

Bạn nào rành vấn đề này xin chỉ giáo
Theo mình nghĩ SGK NC đúng hơn !
Vì khi hấp thụ photon có bước sóng lamđa. Vật sẽ mất bớt năng lượng do rất nhiều lí do : va chạm , dao động mạng ,...nên khi bức xạ photon sẽ có năng lượng nhỏ hơn ngĩa là bước sóng lớn hơn .năng lượng


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:23:03 am Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

SGK nâng cao thì phát biểu ĐL Stốc cho cả lân quang và huỳnh quang (lamđa' > lamđa).
SGK CB thì bảo đó là "Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang", dễ dẫn đến suy nghĩ ánh sáng lân quang có ngoại lệ chăng.

Bạn nào rành vấn đề này xin chỉ giáo
Theo mình nghĩ SGK NC đúng hơn !
Vì khi hấp thụ photon có bước sóng lamđa. Vật sẽ mất bớt năng lượng do rất nhiều lí do : va chạm , dao động mạng ,...nên khi bức xạ photon sẽ có năng lượng nhỏ hơn ngĩa là bước sóng lớn hơn .năng lượng

Lân quang và huỳnh quang khác nhau ở chỗ trong hiện tượng lân quang nguyên tử dịch chuyển đến một mức năng lượng trung gian trước khi trở về trạng thái ban đầu. Hiện tượng lân quang vì thế cần thời gian lâu hơn để xảy ra.

Định lý Stocks áp dụng cho cả lân quang và huỳnh quang. Tuy nhiên, nói lambda' > lambda là không chính xác. Vì có khi lambda'=lambda hoặc lambda'<lambda. Dịch chuyển Stocks là do tương tác giữa photon với dao động tinh thể (phonon) của chất được ánh sáng chiếu vào. Tùy vào sự tương tác này là:

1. Phonon hấp thụ năng lượng của photon: --> lambda'>lambda
2. Không có sự trao đổi năng lượng photon-phono : --> lambda' = lambda; đây còn gọi là hiện tượng huỳnh quang cộng hưởng.
3. Phonon cung cấp năng lượng cho photon: --> lambda'<lambda; đây gọi là hiện tượng phản Stocks (anti-Stocks).



Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:49:41 pm Ngày 25 Tháng Ba, 2011 »

các thày tham khảo thêm ở đây nhé
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2n_quang


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:50:08 am Ngày 28 Tháng Ba, 2011 »

Điều tôi thắc mắc là SGK cơ bản nêu: bước sóng do "vật phát quang"(tên do tôi đặt) có bước sóng khác bước sóng ánh sáng kích thích, như vậy ánh sáng phát quang có thể không phải ánh sáng nhìn thấy cũng được.
Trong khi đó, SGKNC thì cho rằng ánh sáng phát quang phải là ánh sáng nhìn thấy.
Vậy, chọn cách diễn đạt nào thì hợp lý hơn?


Logged
bangbang1210
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 08:35:44 am Ngày 28 Tháng Ba, 2011 »

Voi Lan Quang : Sau khi chuyen len muc nang luong cao. mot so chat co muc sieu ben : e co the ton tai kha lau o do  sau khi mat mot phan nang luong do tuong tac. khi chuyen ve tt co nang luong thap hon phat anh sang co buoc song dai hon !
nEU CHhi noi la buoc song khac thi khong dung vu buoc song khac co the ngan hon ( untistock ! ) ban co the tim tai lieu quang cua Thay Ben truong khoa hoc tu nhien DHQG HN


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: 09:29:33 am Ngày 28 Tháng Ba, 2011 »

Điều tôi thắc mắc là SGK cơ bản nêu: bước sóng do "vật phát quang"(tên do tôi đặt) có bước sóng khác bước sóng ánh sáng kích thích, như vậy ánh sáng phát quang có thể không phải ánh sáng nhìn thấy cũng được.
Trong khi đó, SGKNC thì cho rằng ánh sáng phát quang phải là ánh sáng nhìn thấy.
Vậy, chọn cách diễn đạt nào thì hợp lý hơn?

SGK cơ bản hợp lý hơn.

@bangbang1210 : anti-Stokes (http://en.wikipedia.org/wiki/Raman_spectroscopy) chứ không phải là untistock.


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_4622_u__tags_0_start_0