Giai Nobel 2012
08:19:15 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Lại nói về trạng thái dừng...

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lại nói về trạng thái dừng...  (Đọc 36306 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
cmt07
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 02:51:19 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2011 »

Trạng thái dừng của nguyên tử càng bền vững ,nếu năng lượng của nguyên tử ở trạng thái ấy có giá trị
   a   Trung bình không quá cao không quá thấp
   b   Bất kỳ, trong các giá trị xác định đối với mỗi nguyên tử
   c   Càng thấp
   d   Càng cao
Xin mọi người cho ý kiến về vấn đề này ạ.


Logged


Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:47:35 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2011 »

Chọn c
-----
2 Tiên đề Bo
I. Tiên đề về trạng thái dừng:
Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái dừng có năng lượng xác định,
gọi là trạng thái dừng. Trong các trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ

II. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử:
Trạng thái dừng có năng lượng càng thấp thì càng bền vững. Trạng thái dừng
có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững.
Do đó khi nguyên tử ở trạng thái có năng lượng lớn bao giờ cũng có xu hướng chuyển sang trạng thái
dừng có mức năng lượng nhỏ.


Logged

cmt07
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:52:58 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2011 »

Vậy, năng lượng thấp khi ở gần hay xa hạt nhân ạ?


Logged
laivanthang
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Bài viết: 94


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:36:45 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2011 »

chính xác. trạng thái cơ bạn có mức năng lượng thấp nhất là bền vững nhất
và nguyên tử bao giờ cũng có xu hướng trở về mức năng lượng thấp nhất


Logged
tengrimsss
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +48/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 140

tengrimsss
Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:25:23 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2011 »

Vậy, năng lượng thấp khi ở gần hay xa hạt nhân ạ?
Đương nhiên là càng gần hạt nhân, năng lượng càng cao
Các mức năng lượng của các hạt tỉ lệ nghịch với khoảng cách mà, chính vì thế trong các phàn ứng hóa học hay vật lý hạt nhân, những electron ở lớp ngoài dễ bị tách ra khỏi hạt nhân, điều này cũng hình dung như các mức năng lượng Ion hóa trong hóa học ấy.
 Tongue


Logged

Only You!
cmt07
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:41:50 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2011 »

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?


Logged
tengrimsss
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +48/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 140

tengrimsss
Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:53:07 pm Ngày 20 Tháng Hai, 2011 »

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?


     Không có gì là lạ ở đây cả, vì thứ mà các bạn được học ở cấp 3 là theo tiên đề của nhà bác học Bohr
Bohr đưa ra 2 đề xuất chính với mô hình nguyên tử như sau:
   - Trong nguyên tử electron chỉ có thể chuyển động trên quỹ đạo xác định có bán kính xác định. Khi quay trên quỹ đạ o đó, năng lượng được bảo toàn.
   - Mỗi quý đạo ứng với một mức năng lượng của electron. Quỹ đạo gần hạt nhân nhất ứng với mức năng lượng thấp nhất, càng xa hạt nhân, năng lượng càng cao.
Đó là 2 tiên đề chính của Bohr, và kết hợp với nhà bác học Planck, Bohr đưa ra công thức tính năng lượng của Electron khi quay quanh hạt nhân như sau:

                        [tex]\large E_{n}= - \frac{1}{8 \varepsilon _{0}^{2}} . \frac{me^{4}}{h^{2}} . \frac{1}{n^{2}}[/tex]
 
              Trong đó: [tex]\large \varepsilon _{0}[/tex]: hằng số điện môi chân không được tính
                            bới 
                                        [tex]\large \varepsilon _{0} = 8,854.10^{-12} \frac{C^{2}}{J.m}[/tex]
                           
Công thức của bạn nêy trên chỉ đúng cho electron của nguyên tử Hidro thoi bạn ah.


Còn nó âm là đúng đó, vì
            Khi electron chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác thì xẩy ra sự hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng, nó hấp thụ năng lượng khi chuyển từ quỹ đạo gần ra xa hạt nhân và ngược lại.
            Lượng tử năng lượng của bức xạ được giải phóng hoặc hấp thụ bằng hiệu giữa hai mức năng lượng và có tần số và bước sóng được xác định bằng công thức ( khi electron chuyển từ n đến m)
           
           [tex]\large \varepsilon = h \gamma = h \frac{c}{ \gamma } = E _{n} - E_{m}[/tex]
Ở cấp 3 chỉ được vậy thôi, chắc bạn cũng biết Bohr có nhiều hạn chế
Bạn có thể đọc sách đại học, họ sẽ nói rất cụ thể về vấn đền này và một phương trình phát triển tổng quát hơn của Bohr, đó là Phương trình Schrodinger
hi Tongue
 


Logged

Only You!
vinci
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 18

Offline Offline

Bài viết: 35


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 09:31:16 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2013 »

Em xin được mạn phép góp ý:
Từ công thức tính năng lượng trạng thái dừng [tex]\frac{-13.6}{n^{2}}[/tex]
Ta nhận xét:
Muốn chuyển từ trạng thái dừng n sang trạng thái dừng khác cần năng lượng tối thiểu là [tex]\Delta E=\frac{13,6}{n^{2}}-\frac{13,6}{(n+1)^2}[/tex]
Để ý thấy n càng lớn thì delta E càng nhỏ, nghĩa là năng lượng cần thiết để chuyển sang trạng thái khác càng nhỏ, nguyên tử càng kém bền vững.
Ta có điều ngược lại là phù hợp với câu hỏi, nghĩa là mức năng lượng thấp thì nguyên tử càng bền vững.


Logged
quangtrunghd1987
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 21

Offline Offline

Bài viết: 68


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 01:24:36 am Ngày 22 Tháng Tư, 2013 »

Tiên đề 1 có viết:nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là các trạng thái dừng.Trong các trạng thái dừng nguyên tử,nguyên tử không bức xạ
Xin hỏi thầy cô giáo một câu .Trong trạng thái dừng nguyên tử có hấp thụ năng lượng hay không?


Logged
quangtrunghd1987
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 21

Offline Offline

Bài viết: 68


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 05:35:47 pm Ngày 22 Tháng Tư, 2013 »

Trong sách giáo khoa vật lí nâng cao lớp 12. có bài tập số 2 trang 241 nội dung như sau:
câu 2:Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì
A.nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng
B.nguyên tử không bức xạ nhưng hấp thụ năng lượng
Vậy theo các thầy cô thì phương án nào đúng nhât?


Logged
vuthiyen1234
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 20

Offline Offline

Bài viết: 42


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 06:47:13 pm Ngày 22 Tháng Tư, 2013 »

Trong sách giáo khoa vật lí nâng cao lớp 12. có bài tập số 2 trang 241 nội dung như sau:
câu 2:Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì
A.nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng
B.nguyên tử không bức xạ nhưng hấp thụ năng lượng
Vậy theo các thầy cô thì phương án nào đúng nhât?
t nghi la A


Logged
quangtrunghd1987
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 21

Offline Offline

Bài viết: 68


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 02:46:35 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2013 »

Trong sách giáo khoa vật lí nâng cao lớp 12. có bài tập số 2 trang 241 nội dung như sau:
câu 2:Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì
A.nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng
B.nguyên tử không bức xạ nhưng hấp thụ năng lượng
Vậy theo các thầy cô thì phương án nào đúng nhât?
có lẽ thầy cô giáo cũng không muốn "Soi" sách giáo khoa thì phải
có lẽ đây là vấn đề tranh cãi và ai cũng có cái lí của mình cả nên vấn đề đẻ trong im lặng


Logged
maimai57
Super Mod Giảng Dạy Vật Lý
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +16/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 21

Offline Offline

Bài viết: 131


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 11:24:05 am Ngày 21 Tháng Bảy, 2013 »

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?


Neu ban doc sach nang cao 12 se thay trong chuong trinh ptth ,nang luong cua nguyen tu noi chung duoc tinh bang tong dong ngang cua cac dien tu va the nang tuong tac giua hat nhan va dien tu (Wt =kq1.q2/r)nen mang dau am .


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 10:19:56 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2013 »

Kính chào cô Maimai57:

Theo quy định của Diễn Đàn, tất cả các bài viết đều phải viết bằng tiếng Việt có dấu. Do đó, BQT mong cô cũng cố gắng thực hiện điều này.

Xin cảm ơn cô!


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
huongduongqn
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 179
-Được cảm ơn: 324

Offline Offline

Bài viết: 606


http://diendankienthuc.net

keng_a3@yahoo.com
WWW Email
« Trả lời #14 vào lúc: 08:14:28 am Ngày 22 Tháng Bảy, 2013 »

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?


 nó âm là đúng bạn ạ. vì đây là tổng động năng và thế năng tương tác của hạt nhân và electron.
Theo kiến thức vật lý 11 phần điện thì bạn có:
[tex]W=k\frac{q.q'}{r}[/tex]
mà hạt nhân mang điện dương còn electron lại mang điện âm nên nó mang dấu âm là chính xác


Logged

Trying every day!
leaflife
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +15/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 37
-Được cảm ơn: 164

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 234


Email
« Trả lời #15 vào lúc: 09:53:57 pm Ngày 22 Tháng Bảy, 2013 »

Vậy, năng lượng thấp khi ở gần hay xa hạt nhân ạ?
Đương nhiên là càng gần hạt nhân, năng lượng càng cao
Các mức năng lượng của các hạt tỉ lệ nghịch với khoảng cách mà, chính vì thế trong các phàn ứng hóa học hay vật lý hạt nhân, những electron ở lớp ngoài dễ bị tách ra khỏi hạt nhân, điều này cũng hình dung như các mức năng lượng Ion hóa trong hóa học ấy.
 Tongue
haha....anh tengrimsss trả lời sai rùi nhé :.)) :.)) :.)) :.)) :.)) :.)) :.)) :.)) :.)) :.))
quả bóng trên mặt đất không thể có năng lượng cao hơn quả bóng đang bay trên trời được!!
càng gần hạt nhân thì năng lượng càng thấp!!
những electron có năng lượng cao thì mới có thể thoát khỏi sự không chế của hạt nhân được!!
cho dù nói đến cấu hình e thì trong SGK hóa 10 cũng nói rất rõ về phân mức năng lượng rùi!
nếu ai không thích tưởng tượng thì cũng có thể lấy ngay công thức [tex]E=-\frac{13,6}{n^2}[/tex] cũng được!
khi n càng tăng thì E càng nho(chú ý dấu -)


Logged

Hãy là một CHIẾC LÁ
Cho CUỘC ĐỜI thêm xanh
lan.pey
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 11:25:28 am Ngày 28 Tháng Chín, 2013 »

Ngoài ra bạn cũng có thể qua trang web của thầy Dũng VTN để xem thêm nhiều video và tư liệu thú vị về trạng thái dừng nhé. Thầy dạy rất hay và dễ hiểu nữa, mình cũng đang học thầy này, thầy dạy hay lắm, dễ hiểu cực kì. bạn có thể qua trang của thầy nhé. http://thaydung.com/


Logged
cuong_91
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #17 vào lúc: 03:07:31 am Ngày 25 Tháng Giêng, 2014 »


đông ý là electron có mức năng lượng càng cao cang dế thoát ra khỏi hạt nhân
và càng gần hạt nhân thì electron mang năng lượng càng thấp
"nhưng [tex]E=-\frac{13,6}{n^2}[/tex]  khi n càng tăng thì E càng nho " là sai
n hình như là số lớp, n càng lớn càng xa hạt nhân hơn
vì thế khi n càng tăng thì E càng lớn mới đúng


Logged
Thái Nguyên
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 10

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« Trả lời #18 vào lúc: 04:26:28 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2014 »

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?

Hoàn toàn tính được ra số đó bạn ạ
- electron chuyển động trên quỹ đạo dừng bán kính [tex]r_{n}=n^{2}r_{o}[/tex] với [tex]r_{o}=5,3.10^{-11}m[/tex], coi là chuyển động tròn đều dưới tác dụng lực tĩnh điện (giữa hạt nhân với e) đóng vai trò lực hướng tâm
Nên: [tex]k\frac{\left|q_{1} q_{2}\right|}{r_{n}^{2}}=\frac{mv^{2}}{r_{n}}[/tex]
Suy ra động năng của e trên quỹ đạo: [tex]W_{d}=\frac{mv^{2}}{2}=k\frac{e^{2}}{2r_{n}}[/tex]
- Thế năng tương tác giữa hạt nhân (điện tích +e) với e (điện tích -e): [tex]W_{t}=k\frac{-e^{2}}{r_{n}}=-k\frac{e^{2}}{r_{n}}[/tex]
Vậy năng lượng nguyên tử Hidro ở trạng thái dừng thứ n là:
[tex]W=W_{d}+W_{t}=-\frac{ke^{2}}{2r_{n}}=-\frac{ke^{2}}{2r_{o}n^{2}}[/tex]
Thay số vào bạn sẽ được kết quả như công thức.
Công thức này chỉ áp dụng cho nguyên tử Hidro vì hạt nhân có điện tích 1e và vỏ chỉ có 1e




Logged
hoainam
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 28


Email
« Trả lời #19 vào lúc: 05:04:06 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2014 »

Trong sách giáo khoa vật lí nâng cao lớp 12. có bài tập số 2 trang 241 nội dung như sau:
câu 2:Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì
A.nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng
B.nguyên tử không bức xạ nhưng hấp thụ năng lượng
Vậy theo các thầy cô thì phương án nào đúng nhât?
Đáp án của SGK là A
Sau khi tham khảo các ý kiến của mọi người ở chủ đề tương tự, tôi nghĩ rằng đáp án đúng là đáp án A
Lý do:
Theo tiên đề 1, tiên đề về trạng thái dừng thì khi ở một trạng thái dừng nào đó,nguyên tử có năng lượng xác định ( không thay đổi mức năng lượng),nếu hấp thụ hoặc bức xạ năng lượng thì năng lượng sẽ phải thay đổi và nguyên tử sẽ phải chuyển qua một trạng thái dừng khác.Vì vậy khi nguyên tử ở một trạng thái dừng cụ thể nào đó thì sẽ không bức xạ hoặc hấp thu năng lượng.


Logged
Tags: trạng thái dừng nguyên tử bohr 
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.