Giai Nobel 2012
04:00:05 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

[Help] Một số bài toán dao động điều hòa!!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: [Help] Một số bài toán dao động điều hòa!!!  (Đọc 15201 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
mu7beckham
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« vào lúc: 10:06:44 pm Ngày 04 Tháng Hai, 2011 »

Câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hóa vs chu kì T, biên độ A. Khi vật đi qua VTCB người ta giữ điểm chính giữa của lò xo lại.Bắt đầu từ thời điểm đó, vật sẽ dao động điều hòa vs biên độ là:

A.2A B. A/2 C. A/[tex]\sqrt{2}[/tex] D. A[tex]\sqrt{2}[/tex]

Câu 2: Một con lắc lò xo với k = 50 N/m. Vật dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách VTCB 1 khoảng như cũ. Khối lượng vật nặng bằng:

A.50g        B.100g           C.25g              D.250g

Câu 3: Hai chất điểm cùng xuất phát từ gốc tọa độ và bắt đầu dao động điều hòa theo cùng 1 chiều trên trục Ox với biên độ bằng nhau và chu kì là 3s6s. Tỉ số tốc độ của 2 chất điểm khi gặp nhau là:

A.2      B.4        C.1        D.3

Câu 4: Hai vật dao động điều hòa cùng tần số và biên độ dọc theo 2 đường song song cạnh nhau. Hai vật đi qua cạnh nhau khi chuyển động ngược chiều nhau, và đều tại vị trí có li độ bằng nửa biên độ. Độ lẹch pha của 2 dao động là:

A.5[tex]\pi[/tex]/6      B.4[tex]\pi[/tex]/3       C.[tex]\pi[/tex]/6            D.2[tex]\pi[/tex]/3

Câu 5: Có 2 vật dao động điều hòa cùng với biên độ A , với tần số 3Hz6Hz. Lúc đầu 2 vật cùng xuất phát từ vị trí có li độ A/2. Khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng 1 li độ là:

A. 1/18s         B. 1/26s     C.1/27s                 D.0.25s


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:12:16 am Ngày 05 Tháng Hai, 2011 »

Hai câu tiếp nhé :
Câu 3: Hai chất điểm cùng xuất phát từ gốc tọa độ và bắt đầu dao động điều hòa theo cùng 1 chiều trên trục Ox với biên độ bằng nhau và chu kì là 3s và 6s. Tỉ số tốc độ của 2 chất điểm khi gặp nhau là:

A.2      B.4        C.1        D.3

Tốc độ của vật dao động điều hòa được tính bởi :
V = ômêga X căn ( A^2 – x^2 )
Khi hai vật gặp nhau chúng có cùng giá trị x^2. Vậy tỉ số V 1 / V 2 cũng là tỉ số của ômêga 1 và ômêga 2 và cũng là tỉ số của T 2 và T 1 .
Đáp án A ( giả thiết thừa và không chuẩn là " cùng xuất phát từ gốc tọa độ "

Câu 4: Hai vật dao động điều hòa cùng tần số và biên độ dọc theo 2 đường song song cạnh nhau. Hai vật đi qua cạnh nhau khi chuyển động ngược chiều nhau, và đều tại vị trí có li độ bằng nửa biên độ. Độ lẹch pha của 2 dao động là:

A.5 /6      B.4 /3       C. /6            D.2 /3

Vẽ giản đồ vectơ ta có đáp án D


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:22:32 am Ngày 05 Tháng Hai, 2011 »

Câu 5: Có 2 vật dao động điều hòa cùng với biên độ A , với tần số 3Hz và 6Hz. Lúc đầu 2 vật cùng xuất phát từ vị trí có li độ A/2. Khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng 1 li độ là:

A. 1/18s         B. 1/26s     C.1/27s                 D.0.25s

Gọi t là khoảng thời gian cần tìm ,ta có hai trường hợp :
+ Nếu dao động 1 sớm pha hơn dao động 2 :
Vẽ giản đồ vectơ ta được :
( ômêga 2  –  ômêga  1 ) t = 2pi /3
Suy ra t = 1 / 9 s

+ Nếu dao động 2 sớm pha hơn dao động 1 :
Vẽ giản đồ vectơ ta được :
( ômêga 2  –  ômêga  1 ) t = 4pi /3
Suy ra t = 2 / 9 s
 Không biết sai chỗ nào ?


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
mu7beckham
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 35
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 54


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:36:42 pm Ngày 05 Tháng Hai, 2011 »

e cảm ơn Thầy ạ !


Logged
[V-L]GaVui
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 59


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:46:33 pm Ngày 07 Tháng Hai, 2011 »

Em muốn đóng góp ý kiến:
Cũng chia ra các trường hợp 2 vật CĐ cùng (khác) hướng sau đó dùng pt CĐ.
Để chúng có li độ bằng nhau cho 2 pt bằng nhau rồi giải pt lượng giác và tìm nghiệm nhỏ nhất.
Em làm vậy có được không? Xin cho ý kiến. Cheesy


Logged
Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #5 vào lúc: 08:43:00 am Ngày 10 Tháng Hai, 2011 »


Câu 5: Có 2 vật dao động điều hòa cùng với biên độ A , với tần số 3Hz và 6Hz. Lúc đầu 2 vật ĐỒNG THỜI ĐI QUA vị trí có li độ A/2. Khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng 1 li độ là:

lỜI GIẢI THIẾU MỘT TRƯỜNG HỢP :

Gọi t là khoảng thời gian cần tìm ,ta có BA trường hợp :

+ Nếu dao động 1 sớm pha ban đầu hơn dao động 2 :
Vẽ giản đồ vectơ ta được :
( ômêga 2  –  ômêga  1 ) t = 2pi /3
Suy ra t = 1 / 9 s

+ Nếu dao động 2 sớm pha ban đầu hơn dao động 1 :
Vẽ giản đồ vectơ ta được :
( ômêga 2  –  ômêga  1 ) t = 4pi /3
Suy ra t = 2 / 9 s

+Nếu hai dao động cùng pha ban đầu :
( ômêga 2  –  ômêga  1 ) t = 2pi
Suy ra t = 1 / 3 s
 Không biết sai chỗ nào ?

 Hỗi xưa thi đại học đề tự luận thì đậu, giờ mà quay lại thi trượt là cái chắc rồi.  Tongue
 Mình cũng ko hiểu nhiều về quy cách ra đề trắc nghiệm, nhưng câu hỏi trắc nghiệm như trên thì quá rắc rối. Đề bài nói "đồng thời đi qua vị trí có li độ A/2", nhưng vấn đề là đi cùng chiều hay ngược chiều, nếu ngược thì cái nào theo chiều âm, cái nào theo chiều dương?..., vậy sẽ có nhiều trường hợp nhỏ.
 Lời giải của bác dauquangduong dùng giản đồ vecto ở trên đã chỉ cho 2 dao động quay theo cùng một chiều nên có 3 cặp nghiệm và vẫn chưa thấy cái nào đúng.  , còn nữa thì Nhung lười ko giải luôn. Sad


Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #6 vào lúc: 01:18:30 pm Ngày 11 Tháng Hai, 2011 »

 Thầy dauquangduong:, các câu hỏi trên diễn đàn, một phần nhỏ là do sinh viên, giáo viên đưa lên, còn lại là học sinh, có lẽ các em thấy khó ko trả lời được là hỏi, cũng hok biết thế nào là câu "chuẩn mực" hết,  hi vọng thầy ko trách các em điều này.

 Xem lại đề, Nhung nghĩ có lẽ ko phải người ra đề này "cẩu thả" đâu, vấn đề là nếu ta biết rõ chiều chuyển động của từng vật ở thời điểm ban đầu, thì bài toán lại trở nên quá cơ bản rồi.
 
 Đề bài hỏi tìm thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng li độ, ta sẽ biện luận định tính như sau:

 + Hai vật chuyển động cùng chiều về vị trí cân bằng: khi đó vật 2 đi nhanh hơn vật 1, tới vị trí biên -A trước (hết quãng đường 3A/2) và hai vật chỉ có thể gặp nhau (lần đầu) khi vật 2 quay về, tức gặp trong khoảng từ -A tới O tới A/2.
 + Hai vật chuyển động ngược chiều, tương tự chúng chỉ có thể gặp nhau lần đầu khi một vật đã tới vị trí biên và quay trở lại gặp vật kia.
 + Trường hợp 2 vật chuyển động cùng chiều ra vị trí biên A: vật 2 sẽ tới biên A trước (đi hết quãng đường A/2) sau đó quay về gặp vật 1 trong khoảng A -->A/2 (lúc này vật 1 chưa tới biên).

  Rõ ràng trong 3 trường hợp trên, thời gian gặp nhau là ngắn nhất khi hai vật chuyển động cùng chiều đến vị trí biên A.
  Vậy đáp án sẽ là 1/27 (s)

  Đọc lập luận trên thì dài dòng thế thôi chứ ta mà hình dung thì chỉ trong tích tắc thôi,  Smiley , hi vọng các thầy cô cho ý kiến thêm.
« Sửa lần cuối: 01:23:54 pm Ngày 11 Tháng Hai, 2011 gửi bởi Hồng Nhung »

Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:33:40 am Ngày 12 Tháng Hai, 2011 »

Cảm ơn Hồng Nhung chỉ ra chỗ sót của tôi !
Cách giải rất hợp lí !


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
son_que
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 07:40:40 pm Ngày 18 Tháng Mười Một, 2011 »


Hai vật dao động điều hòa cùng tần số và biên độ dọc theo 2 đường song song cạnh nhau nghia la gi thay oi em cha gap bao gio


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 06:35:35 am Ngày 29 Tháng Năm, 2012 »

Cách giải này chỉ xét trường hợp hai vecto trùng nhau , thiếu trường hợp hai vec tơ đối xứng với nhau qua trục hoành


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_4321_u__tags_0_start_0