Giai Nobel 2012
11:27:43 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Giúp mình bài này với

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp mình bài này với  (Đọc 7243 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
winter_rain.cold
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« vào lúc: 12:41:07 am Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Mình biết bài này là lý thuyết vào hạng gà nhất, nhưng...... mình cũng gà, mong có bác cao thủ nào giúp mình "đả thông kinh mạch" với  [-O< . Cảm ơn các bác trước nhé  :x
  Câu hỏi: Phương trình nào trong các phương trình sau không phải là phương trình của vật dao động điều hòa?
  A, [tex]x = Asin(\omega t + \varphi )[/tex]
  B, [tex]x = 2 + Acos(\omega t + \varphi )[/tex]
  C, [tex]x = A cos^{2} (\omega t + \varphi )[/tex]
  D, [tex]x = \omega t + A cos( \omega t + \varphi )[/tex]
 Undecided




Logged


nguyenvien
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 10


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:07:57 am Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Theo mình thì câu D rồi


Logged
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:31:02 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Đúng vậy đáp án là D. Theo định nghĩa về dao động điều hòa mà suy: Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) theo thời gian.
Dễ dàng nhận thấy đáp án D không thỏa mãn định nghĩa. Đáp án C đúng vì bạn biến đổi đi sẽ thấy ngay.


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:58:02 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

 %-)
Mình biết bài này là lý thuyết vào hạng gà nhất, nhưng...... mình cũng gà, mong có bác cao thủ nào giúp mình "đả thông kinh mạch" với  [-O< . Cảm ơn các bác trước nhé  :x
  Câu hỏi: Phương trình nào trong các phương trình sau không phải là phương trình của vật dao động điều hòa?
  A, [tex]x = Asin(\omega t + \varphi )[/tex]
  B, [tex]x = 2 + Acos(\omega t + \varphi )[/tex]
  C, [tex]x = A cos^{2} (\omega t + \varphi )[/tex]
  D, [tex]x = \omega t + A cos( \omega t + \varphi )[/tex]
 Undecided

Lâm Nguyễn cũng xin góp vui tẹo về bài toán.
Đáp án C là một hàm tuần hoàn chứ?
Đáp án B là một hàm ...................?
Xin mọi người cho ý kiến.
Đề có vấn đề.
 %-)


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Hoàng Anh Tài
GV Vật lí
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 101

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 159


Venus_as3@yahoo.com
Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:22:51 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

%-)
Mình biết bài này là lý thuyết vào hạng gà nhất, nhưng...... mình cũng gà, mong có bác cao thủ nào giúp mình "đả thông kinh mạch" với  [-O< . Cảm ơn các bác trước nhé  :x
  Câu hỏi: Phương trình nào trong các phương trình sau không phải là phương trình của vật dao động điều hòa?
  A, [tex]x = Asin(\omega t + \varphi )[/tex]
  B, [tex]x = 2 + Acos(\omega t + \varphi )[/tex]
  C, [tex]x = A cos^{2} (\omega t + \varphi )[/tex]
  D, [tex]x = \omega t + A cos( \omega t + \varphi )[/tex]
 

Lâm Nguyễn cũng xin góp vui tẹo về bài toán.
Đáp án C là một hàm tuần hoàn chứ?
Đáp án B là một hàm ...................?
Xin mọi người cho ý kiến.
Đề có vấn đề.
 %-)
Đáp án B đương nhiên là hàm điều hòa: [tex]x = 2 + Acos(\omega t + \varphi )[/tex] => [tex]x -2 = Acos(\omega t + \varphi )[/tex] đặt X = x - 2 =>  [tex]X = Acos(\omega t + \varphi )[/tex]
Đáp án C: [tex]x = A cos^{2} (\omega t + \varphi )[/tex] dùng công thức hạ bậc sẽ ra giống đáp án B
Chỉ có D không phải là hàm điều hòa


Logged

Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:10:05 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

 %-)
 Roll Eyes

Xin chào venus_as3
Lâm Nguyễn thấy lâu lắm rồi bác không vào diễn đàn. Xin cho phép giao lưu với bác chút, bác có thể gửi vào mục tin nhắn của tôi.

Xin trả lời với bác và anh em trong diễn đàn một vấn đề như sau. Bài toán này là một trong những bài toán mà đã từng xảy ra tranh cãi rất nhiều trong các cuộc họp và đã có hai trường phái.
Một như bác, một như em đã nói.

Lâm Nguyễn đã được biết một cuộc họp của các giáo viên VL của một tỉnh bàn về phương pháp đổi mới, trong đó có đưa ra vấn đề này. Và đã được chuyên viên về VL của một tỉnh kết luận.
1. Những vấn đề bàn cãi, thì không bàn cãi nữa và thống nhất theo một phương án chung.
2. Đề thi sẽ không đụng chạm vào những vấn đề đó.
3. Về bài toán trên
A là một hàm điều hòa.
B,C là một hàm tuần hoàn.
D là một hàm biến thiên.
Không biết ý của tác giả hỏi về bài toán này với mục đích gì?
Nhưng như những gì Lâm Nguyễn biết thì bài toán này với giáo viên hiện nay không đưa ra nữa, còn nó chỉ xuất hiện trong những  sách cũ thôi.
TB. Lâm Nguyễn cũng không bàn về vấn đề này nữa chỉ có những suy nghĩ gì thì nói thôi.
Các bác đừng hiểu nói như thế là tiêu cực, những vấn đề đó đã được thống nhất như Lâm Nguyễn biết.
 %-)  %-)
« Sửa lần cuối: 09:35:23 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 gửi bởi nguyen_lam_nguyen81 »

Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:15:54 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Mình hoàn toàn đồng ý với venus_as3. Cách giải thích đó rất chính xác thưa thầy Nguyễn Lâm Nguyễn. Đáp án B là dạng phương trình dao động điều hòa mà trong sách của GS Vũ Thanh Khiết cũng từng nói rồi thì phải.


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
winter_rain.cold
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:29:31 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Xin lỗi các thầy và các bạn, hôm nay mình (xin phép các thầy cho em xưng hô như thế cho cộng đồng nhé :.))) bận quá lên giờ mới onl đc, cảm ơn vì mọi người đã giúp đỡ một thành viên mới như mình.
Bài này mình thấy bài trong quyển "Tổng hợp kiến thức Cơ Bản và Nâng Cao Vật Lí 12" do nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm xuất bản năm 2008, hôm qua ngồi nghĩ không ra nên mới post nên đây mọi người giải dùm thôi ạ, mà đáp án là D hay đề bài sai đấy ạ?


Logged
Hoàng Anh Tài
GV Vật lí
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 101

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 159


Venus_as3@yahoo.com
Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:56:43 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2010 »

Dạo này bận quá không có thời gian onl. Cảm ơn Lam Nguyễn vẫn nhớ venus.

Kích thích cho hệ dao động. Bỏ qua mọi ma sát, chọn gốc tọa độ tại vị trí cách VTCB của vật một khoảng xo. Viết phương trình chuyển động chẳng phải ra dạng như đáp án B là gì? Sao phải cãi nhau nhỉ  m:-s


Logged

Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết
Hoàng Anh Tài
GV Vật lí
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 101

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 159


Venus_as3@yahoo.com
Email
« Trả lời #9 vào lúc: 12:06:22 am Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Theo tôi dạng B và C là phương trình dao động của chất điểm dao động điều hòa. với phương trình dđ x = xo+Acos([tex]\omega + \varphi[/tex]) thì tọa độ của VTCB tại vị trí có li độ x = xo, còn x = Acos([tex]\omega + \varphi[/tex]) thì VTCB của vật tại vị trí có li độ x = 0. Còn dạng C dùng công thức hạ bậc trong lượng giác sẽ ra dạng B và cũng là phwowng trình của vật dđđh. Đáp án là D


Logged

Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết
winter_rain.cold
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 09:51:02 am Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Vâng, cảm ơn các bác nhé.  Lý thuyết cũng phức tạp các bác nhỉ !


Logged
CHU VĂN BIÊN
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 16


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 12:52:39 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Rất nhiều tác giả viết sách nhầm lẫn giữa "LI ĐỘ" và "TỌA ĐỘ"!!
Vật dao động điều hòa thì :
1) Phương trình "LI ĐỘ" tổng quát có dạng: x = Acos(wt + phi) với A, w, phi là các hằng số và x là độ lệch so với vị trí cân bằng.
2) Phương trình "TỌA ĐỘ" tổng quát có dạng: x = Acos(wt + phi) + B với A, B, w, phi là các hằng số và x là độ lệch so với gốc tọa độ.
Chúc thành công!
« Sửa lần cuối: 12:55:11 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 gửi bởi CHU VĂN BIÊN »

Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #12 vào lúc: 02:55:03 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

 [-O<

Em phục bác Biên quá bác nói khéo quá. Ai hiểu sao thì hiểu.
Nhưng bác nói thế nhiều anh em không hiểu bác định nói gì đâu.
Mong lần sau bác nói rõ ràng hơn bác ạ.
 Roll Eyes


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #13 vào lúc: 03:57:30 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Rất nhiều tác giả viết sách nhầm lẫn giữa "LI ĐỘ" và "TỌA ĐỘ"!!
Vật dao động điều hòa thì :
1) Phương trình "LI ĐỘ" tổng quát có dạng: x = Acos(wt + phi) với A, w, phi là các hằng số và x là độ lệch so với vị trí cân bằng.
2) Phương trình "TỌA ĐỘ" tổng quát có dạng: x = Acos(wt + phi) + B với A, B, w, phi là các hằng số và x là độ lệch so với gốc tọa độ.
Chúc thành công!
Thầy Biên nói thế là vừa đủ rồi còn gỉ nữa nhỉ. Cảm ơn thầy Biên nhé!


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 08:34:22 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Nể NLN và hepsinhi mình nói thêm câu hỏi"
  Câu hỏi: Phương trình nào trong các phương trình sau không phải là phương trình của vật dao động điều hòa?
  A, [tex]x = Asin(\omega t + \varphi )[/tex]
  B, [tex]x = 2 + Acos(\omega t + \varphi )[/tex]
  C, [tex]x = A cos^{2} (\omega t + \varphi )[/tex]
  D, [tex]x = \omega t + A cos( \omega t + \varphi )[/tex]
 Undecided
" là không thể chấp nhận được!!!Câu hỏi này thuộc loại "THỊT BA CHỈ" VÌ KHÔNG NÓI RÕ X LÀ GÌ??? "TỌA ĐỘ" HAY "LI ĐỘ".
Nếu x là li độ thì chọn B, C, D đều được. Nếu x là tọa độ thì chọn D.


[/quote]
« Sửa lần cuối: 08:37:15 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 gửi bởi Chu Van Bien »

Logged
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #15 vào lúc: 09:50:41 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Vẽ đồ thị ra:
x = Acos(wt +fi) có một nửa ở phần dương, một nửa ở phần âm. Đó là một hàm điều hòa.
x = 2 + Acos(wt +fi) có một nửa ở phía trên đường x =2 và một nửa ở phía dưới. Phần âm và phần dương không cân bằng nhau, nên đây không thể gọi là hàm điều hòa được. Tuy nhiên, nếu ai muốn nói là vật dao động điều hòa quanh vị trí x = 2 thì cũng được. Chỗ này vẫn còn phải bàn thêm.
x =A2.cos(wt + fi) có một nửa ở phía trên đường x = A/2 và một nửa ở phía dưới. Đây là hàm tuần hoàn. Tuy vậy ai nói là vật dao động điều hòa quanh vị trí x = A/2 thì cũng không sao.
x = wt + Acos(wt +fi) là đường vừa uốn lượn, vừa đi lên. Giá trị của nó sẽ tiến tới vô cùng khi t rất lớn. Chuyển động này không thể là một dao động điều hòa được. Ta hình dung đây là chuyển động của một con lắc lò xo dao động theo phương nằm ngang. Con lắc này được đặt trên một chiếc xe chuyển động đều với tốc độ w. Nếu bạn là người quan sát đứng yên, bạn có thấy nó dao động điều hòa không?


Logged
CHU VĂN BIÊN
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 16


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 10:36:00 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2010 »

Vấn đề ở chỗ "x là CÁI GÌ? LI ĐỘ HAY TỌA ĐỘ"?


Logged
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #17 vào lúc: 06:59:38 am Ngày 01 Tháng Giêng, 2011 »

x là tọa độ thày ạ.
Theo tôi hiểu thì tọa độ là độ dời của vật khỏi gốc O, li độ là độ dời của vật khỏi VTCB. Nếu VTCB trùng với gốc tọa độ thì li độ và tọa độ là một. Nếu VTCB không trùng với gốc tọa độ thì li độ khác tọa độ. Một vật dao động điều hòa khi li độ của nó biến thiên theo hàm sin hoặc cos. Nếu hiểu x là li độ thì chỉ có phương án A là dao động điều hòa.
Ở bài này, đề đã không nói rõ, nên mới gây nên sự tranh luận như vậy.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.