Về vấn đề con lắc trùng phùng mình có ý kiến như sau:
- Cách làm tổng quát theo mình là lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp
- Theo công thức trong các tài liệu hay viết: thời gian trùng phùng liên tiếp = (T1.T2)/(T1-T2) giả sử T1>T2, trong các tài liệu có viết là hai chu kì này phải xấp xỉ bằng nhau. Nhưng thế nào là xấp xỉ bằng nhau? 1,4s và 1,8s có thể coi là xấp xỉ nhau không? 1,33s và 1,35s thì sao? ...Nếu áp dụng công thức trên cho các trường hợp này thì kết quả thử lại trong thời gian trùng phùng tính được, các con lắc không thực hiện một số nguyên lần dao động -->

Nếu áp dụng công thức trên cho các TH 2s và 1,5s hoặc 4s và 4,8s thì lại cho kêt quả hợp lí.
- Theo mình cách làm lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp luôn đúng. Cách làm lấy tích / hiệu chỉ đúng khi tỉ số T1/T2 ra một phân số tối giản và tử số và mẫu số chênh nhau 1 đơn vị. Ví du 3/2; 4/5; 7/8; 5/6.... Còn nếu lập tỉ số T1/T2 = 7/9 ( T1 = 1,4s; T2=1,8s ) thì cách làm tích trên hiệu không chính xác.
Đây là quan điểm của mình. Rất mong mọi người bàn luận cho ý kiến