Giai Nobel 2012
05:37:35 pm Ngày 27 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Giao thoa sóng âm thì sao

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: giao thoa sóng âm thì sao  (Đọc 8513 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
thutu
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 78


Email
« vào lúc: 09:45:57 am Ngày 25 Tháng Tám, 2010 »

nếu hai nguồn âm cùng pha thì trung điểm là âm nghe cực đại hay cực tiểu các bác?Mình nghe nói dao dộng của phần tử tại đó cực đại nên áp suất cực tiểu-âm nghe cực tiểu. không biết có đúng không?


Logged


Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 03:01:36 pm Ngày 25 Tháng Tám, 2010 »

dap động cực đại thì áp suất cực đại chứ nhỉ, như vậy âm nghe to chứ nhỉ
ai rành cho ý kiến, cung dang vuong vụ này lắm


Logged

giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:50:48 pm Ngày 27 Tháng Tám, 2010 »

Chúng ta đều biết sóng âm là sóng áp suất. Khi ta nghe âm trong không khí, áp suất không khí thay đổi, có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn áp suất khí trong màng nhĩ. Vì vậy, màng nhĩ dao động. Sự dao động này truyền lên não qua hệ thống dây thần kinh, từ đó có cảm giác âm.
Trong không khí, sóng âm là sóng dọc. Với hai nguồn âm đồng pha thì tại các điểm trên đường thẳng chứa hai nguồn âm xảy ra sự kết hợp các dao động âm.Tại trung điểm hai nguồn có cực đại giao thoa. Tại đây áp suất không khí biến thiên với biên độ lớn nhất làm cho màng nhĩ dao động mạnh nhất. Vậy nghe được âm to nhất.


Logged
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:52:41 pm Ngày 28 Tháng Tám, 2010 »

trường hợp nào thì trung điểm là điểm cực tiểu giao thoa vậy bác ơi, không phụ thuộc gì tới khoảng cách hả bác......do em chưa nắm vững lý thuyết

he he thanks


Logged
tengrimsss
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +48/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 140

tengrimsss
Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:58:23 pm Ngày 28 Tháng Tám, 2010 »

Chúng ta đều biết sóng âm là sóng áp suất. Khi ta nghe âm trong không khí, áp suất không khí thay đổi, có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn áp suất khí trong màng nhĩ. Vì vậy, màng nhĩ dao động. Sự dao động này truyền lên não qua hệ thống dây thần kinh, từ đó có cảm giác âm.
Trong không khí, sóng âm là sóng dọc. Với hai nguồn âm đồng pha thì tại các điểm trên đường thẳng chứa hai nguồn âm xảy ra sự kết hợp các dao động âm.Tại trung điểm hai nguồn có cực đại giao thoa. Tại đây áp suất không khí biến thiên với biên độ lớn nhất làm cho màng nhĩ dao động mạnh nhất. Vậy nghe được âm to nhất.

Trời, ai bảo bác là sóng âm là sóng áp suất, sóng âm được tạo thành là nhờ sự lan truyền dao động của môi trường truyền sóng, chính vì vậy mà kim loại truyền sóng âm nhanh hơn trong không khí, nó truyền dao động đến đập vào màng nhĩ kích thích các sóng điện ở màng nhĩ theo dây thần kinh truyền nên vỏ não, xử lý thông tin ở đây.

Nói như bác thì thì khi ta dùng bình nén áp suất lớn cã vài trăm ATM thì chắc âm thanh không truyền qua được ạ  Cheesy


Logged

Only You!
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 01:25:34 am Ngày 30 Tháng Tám, 2010 »

Gửi Tonypham! Trường hợp hai nguồn ngược pha thì trung điểm là cực tiểu giao thoa. Bạn có thể tự chứng minh bằng cách lập phương trình sóng gây bởi hai nguồn tại trung điểm rồi tổng hợp lại.
Gửi Tengrimsss! Trường hợp sóng âm truyền trong không khí là sóng áp suất vì sóng âm trong chất khí là sóng dọc, khi lan truyền tạo nên các miền nén và giãn của chất khí. Với bình khí có áp suất cao cũng vậy. Có điều là, trong bình khí áp suất cao, mật độ phân tử khí cao hơn ở không khí nên tốc độ truyền âm cao hơn.
Sóng âm truyền trong chất rắn gây nên biến dạng lệch nên là sóng ngang. Mật độ phân tử của kim loại rất cao nên tốc độ âm trong kim loại rất lớn.
Chúng ta nghe âm đều qua không khí cả. Ta lặn trong nước thì trong tai vẫn có không khí truyền âm. Còn có lẽ chưa ai đưa một thanh kim loại chạm vào màng nhĩ để nghe âm cả.


Logged
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:11:02 am Ngày 30 Tháng Tám, 2010 »

Nói như giaovienvatly cũng có lý
như vậy tóm lại là, tại điểm âm cực đại, áp suất là lớn nhất hay nhò nhất, hay không có mối liên quan gì?
Nhớ lần trước, lúc đi tập huấn TN 12 ở ĐH Sài Gòn cách đây mấy năm, các bác nhà ta bàn là nó noh3 nhất hay lớn nhất j đó, cũng tranh luận ì xèo, h quên mất rồi, nhưng nói tóm lại là thấy bảo có liên quan.


Logged

giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:36:43 pm Ngày 30 Tháng Tám, 2010 »

Tôi nghĩ rằng, áp suất khí tại một điểm có sóng âm truyền qua biến thiên quanh giá trị đang có của áp suất chất khí. Biên độ biến đổi này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức cường độ âm lớn hay nhỏ. Mối quan hệ đó định lượng thế nào thì tôi cũng không rõ, chỉ suy luận định tính thế thôi.


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:13:40 am Ngày 31 Tháng Tám, 2010 »

Ở trên có chỗ bác giaovienvatly nói rằng sóng âm trong chất rắn là sóng ngang. Xin bác có thể giải thích rõ hơn điều này không?

 


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: 01:12:18 pm Ngày 31 Tháng Tám, 2010 »

Biên độ biến đổi này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức cường độ âm lớn hay nhỏ. Mối quan hệ đó định lượng thế nào thì tôi cũng không rõ, chỉ suy luận định tính thế thôi.

Mình cũng nghĩ vậy. Như vậy tại điểm áp suất lớn tức là có âm to. Vậy đúng k nhỉ. mong mọi người cho ý kiến


Logged

thutu
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 78


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 10:44:27 pm Ngày 31 Tháng Tám, 2010 »

dap động cực đại thì áp suất cực đại  , như vậy âm nghe to . có ai chắc chắn vậy không?sách giải toàn theo hướng này, không biết có đúng không?


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 11:11:53 pm Ngày 31 Tháng Tám, 2010 »

Tôi cho rằng, không hoàn toàn chỗ có áp suất cao thì âm to. Độ to của âm phụ thuộc tần số âm và mức cường độ âm. Với âm có tần số xác định, độ to phụ thuộc mức cường độ âm. Mà mức cường độ âm trong không khí thì phụ thuộc vào biên độ biến thiên áp suất gây bởi sóng âm so với áp suất môi trường.
Chẳng hạn, áp suất khí quyển là 9,8.10^4 (Pa). Một sóng âm gây nên biến thiên áp suất với biên độ 10^(-5) (Pa) thì âm nghe nhỏ hơn âm khác có biên độ biến thiên áp suất là 1,5.10^(-5) (Pa).
Về vấn đề âm truyền trong chất rắn là sóng ngang thì SGK 12NC có nêu ở trang 72: " Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng lệch thì truyền sóng ngang. Sóng ngang chỉ truyền trong chất rắn...."
Có thể minh họa bằng thí nghiệm sau: rắc cát lên mặt bàn nằm ngang. dùng búa gõ vào một chỗ của mặt bàn. Ta thấy các hạt cát nảy lên rồi rơi xuống. Búa gõ vào mặt bàn đã gây biến dạng lệch cho mặt bàn. Biến dạng này truyền đi làm cho các hạt cát nảy lên.


Logged
thutu
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 78


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 11:29:02 pm Ngày 01 Tháng Chín, 2010 »

mình không hỏi sâu xa vậy đâu, chỉ hỏi xem chỗ dao động cực đại và cực tiểu thì sự khác biệt là những yếu tố nào thôi?về độ to, về áp suất?


Logged
hoainam
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 28


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 04:38:46 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2010 »

mình không hỏi sâu xa vậy đâu, chỉ hỏi xem chỗ dao động cực đại và cực tiểu thì sự khác biệt là những yếu tố nào thôi?về độ to, về áp suất?
Tôi có 1 ý nho nhỏ thế này nhé:
Áp suất thì có áp suất tĩnh và áp suất động.Tại 1 điểm bất kỳ trong không khí khi có sóng âm thì sẽ có áp suất toàn phần = áp suất tĩnh + áp suất động do âm thanh gây ra.Ở nơi sóng âm dao động với biên độ cực đại thì áp suất toàn phần = áp suất động cực đại+áp suất tĩnh của kk,còn ở nơi có biên độ âm cực tiểu thì áp suất toàn phần = áp  suất tĩnh và độ to của âm cũng bằng 0.


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 11:16:57 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2010 »

Ý kiến của thutu về sự khác nhau giữa điểm dao động cực đại và cực tiểu thì tôi cho rằng:
- Áp suất điểm dao động cực tiểu có áp suất gần như bằng áp suất khí quyển vì biên độ biến đổi của áp suất gây bởi âm giao thoa rất nhỏ. Tại đây, tai ta có thể không nghe thấy âm, phải dùng thiết bị thu âm rất nhạy mới có thể phát hiện được.
- Ngược lại, điểm dao động cực đại thì có sự thăng giáng áp suất so với áp suất khí quyển, biên độ thăng giáng là cực đại so với các điểm lân cận không phải là cực đại giao thoa. Sự thăng giáng đó làm cho màng nhĩ dao động cực đại, gây nên âm to cực đại.
Ý kiến của hoainam về sự tồn tại của áp suất động có lẽ cần xem lại. Tôi cho rằng chỉ có áp suất tĩnh và sự thăng giáng của áp suất tĩnh, hầu như không có áp suất động. Sở dĩ có nhận định như vậy là dựa vào cơ sở: áp suất động chỉ xuất hiện ở dòng chất lỏng và dòng chất khí. Áp suất động này tuân theo định luật Becnuli. Còn trường hợp sóng âm thì không phải sự truyền âm là do có dòng khí chuyển động theo phương truyền âm mà có sự truyền dao động giữa các phân tử khí. Tốc độ trung bình của dao động này bằng không. Sự dao động của các phân tử khí đã gây nên sự biến thiên mật độ của phân tử khí, tức là tạo nên miền nén và giãn, dẫn tới thăng giáng áp suất khí.


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #15 vào lúc: 09:40:46 am Ngày 05 Tháng Chín, 2010 »


Về vấn đề âm truyền trong chất rắn là sóng ngang thì SGK 12NC có nêu ở trang 72: " Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng lệch thì truyền sóng ngang. Sóng ngang chỉ truyền trong chất rắn...."


Ở trong các chất rắn có cấu trúc tinh thể (ví dụ kim loại), sự dao động mạng tinh thể sẽ làm cho các nguyên tử của dao động theo. Sự dao động này sẽ tạo nên các phonon (http://en.wikipedia.org/wiki/Phonon). Phonon là tác nhân chính trong việc truyền âm thanh trong chất rắn.

Nếu ta chỉ xét mạng đơn giản 1 chiều, sự dao động của mạng tinh thể là dao động dọc (-->truyền sóng dọc). Nên âm thanh trong chất rắn cũng là sóng dọc.

Tuy nhiên, khi xét mạng 3 chiều, sẽ có xuất hiện dao động trong các chiều khác, sinh ra thêm sóng ngang. Cho nên, có thể nói, sóng truyền trong chất rắn là có cả sóng ngang lẫn sóng dọc.

Nếu không thì xin mời bác giaovienvatly xem và bình luận thêm ở topic này:

http://thuvienvatly.com/forums/index.php/topic,3589.msg18956/topicseen.html#msg18956

« Sửa lần cuối: 09:42:34 am Ngày 05 Tháng Chín, 2010 gửi bởi tranquynh »

Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3551_u__tags_0_start_msg18875