Giai Nobel 2012
03:07:39 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Hệ quy chiếu

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: hệ quy chiếu  (Đọc 33264 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« vào lúc: 08:58:15 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2010 »

hì hì dạo này thấy topic 10 này ko hoạt động nữa
nhân kỷ niệm em lên lớp 10 em muốn topic hoạt động vui vẻ hơn với những bài viết bổ ích
mở đầu em muốn đặt vấn đề về hệ quy chiếu (các anh các chị và các bạn giải thích kỹ hộ em về phần này với )đặc biệt là cách vẽ hệ quy chiếu
và nếu.... nếu ai biết sâu hơn nữa về hệ quy chiếu quán tính thì chỉ bảo giúp em nữa (he he mặc dù em chưa học đến định luật niuton nhưng em khoái cái khoản này lắm anh chị nào am hiểu chỉ cho em với :x)
vì mới học nên em ko rõ  về phần hệ quy chiếu này lắm nhất là cái vẽ hệ quy chiếu ấy thầy chưa vẽ nên khó hình dung
giúp em nhé
« Sửa lần cuối: 09:01:43 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2010 gửi bởi khanhhuyen »

Logged



Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:28:26 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2010 »

không nhớ rõ lắm, có gì mấy bác bổ sung:

thường thì trước khi làm một bài chuyển động cơ, ta gắn vào nó một hệ quy chiếu trước khi tính toán, cái này có những trường hop không bắt buộc nên cũng chẳng cần phức tạp hóa vấn đề. nhưng đa số trường hợp ta phải gắn hệ quy chiếu như sau:
+ đầu tiên là gốc tọa độ: cái này thường đi với những câu sau: " chọn trục ox, trong đó O là lúc vật bắt đầu chuyển động" hoặc "....O là lúc t=0" hoặc ".....v=0"...... đôi khi phải chọn hệ trục tọa độ oxy (ném xiêng chẳng hạn) ...còn oxyz thì mình cũng chưa gặp nũa, không biết có không mấy bác.

+ tiếp đến là gốc tính thời gian: " t=0 lúc vật bắt đầu chuyển động"......v...v...
+ không biết là mình có quên yếu tố nào của hệ quy chiếu ko.....

làm được mấy bước trên là ta đã có 1 hệ quy chiếu ứng với trường hợp a đang xét rồi, tiếp theo là thay số tính toán thôi

đó là quy ước cho bài làm của mình thêm bài bản thôi thôi, đôi khi có thể lược bớt cho đỡ phức tạp, ..còn vẽ hình hả, nếu không chọn trục thì khỏi vẽ hình cũng chẳng sao....

khi mới lần đầu nghe khái niệm hệ quy chiếu cũng thấy ghê ghê nhưng mà hoc rồi mới thấy dễ dễ....he he

nói đi nói lại chốt lại vấn đê này bằng 1 câu là: "TÙY TRƯỜNG HỢP"


Logged
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:12:58 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

bác nào có thể vẽ cho em cái hệ quy chiếu được ko em chỉ biết nó phải vẽ trong ko gian Oxyz nhưng rất khó hình dung lên đọc chả hiểu gì cả
thanks


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:48:17 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

Vấn đề vẽ hệ quy chiếu thì mấy bạn xem thử vd sau có thể rút ra vài thứ:

bt: "1 xe lên dốc dài 50m cđ thẳng chậm dần đều, vận tốc dưới chân dốc là 18km/h, khi lên tới đỉnh vận tốc còn 3m/s. Tính thời gian lên dốc và gia tốc cđ ?"

giải:
* Hệ quy chiếu: Chọn trục Ox // với mặt dốc, chiều dương là chiều từ dưới chân dốc lên đỉnh (chiều cđ), t=0 lúc vật bắt đầu lên dốc (tức v=18km/h).
Ta có :      [tex]v_{0}=18km/h=5m/s[/tex];         [tex]v=3m/s[/tex];       [tex]\Delta x=S=50m[/tex]

*Thay số tính toán:
Gia tốc của cđ là: [tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2a\Delta x => a=-0,16m/s[/tex]
Thời gian lên dốc: [tex]a=\frac{\Delta v}{\Delta t} => \Delta t=12,5s[/tex
--------------------------------------------

He he, ...còn nếu bạn nào đam mê hội họa thì có thể vẽ phác ra hình 1 quả núi chẳng hạn, rồi vẽ một đường thẳng // với sườn núi....tia Ox trong đó O dưới chân núi.....ka ka.

Việc chọn hệ quy chiếu rất nhiều trường hợp vận tốc tính ra mang dấu "-" trong thực tế thì vận tốc luôn dương, làm gì có chuyện vận tốc âm đúng không....nhưng các bạn đừng quá bận tâm dấu "-" đó chỉ có nghĩa trong hệ quy chiếu bạn chọn thôi, nếu muốn mất dấu "-" thì bỏ v vào dấu "trị tuyệt đối". ....khỏi cãi
vd: như trên trường hợp kia, sau khi lên dốc, xe thả dốc xuống lại [tex]v_{0}=0[/tex], tính vận tốc dưới chân dốc.??......
Nếu vẫn dùng hệ quy chiếu trên tính thì kết quả chắc chắn v1<0, vì vật đang đi theo ciều âm mà....
Còn nếu đặt lại hệ quy chiếu khác: Ox từ trên đỉnh dốc hướng xuống thì ra v2>0.....nhưng mà cần gì đặt hệ quy chiếu chi cho mất công. Lưu ý là độ lớn v1=v2.

................vậy đó nếu sợ bắt bẻ thì có thể vẽ hệ quy chiếu như sau:
không cần vẽ quả núi ra đâu nhá..he he.....nhiều hs vui tính còn vẽ thêm hình chiếc xe, cây cối, ổ gà này nọ cho ra dáng 1 con dốc....he he......chỉ cần vẽ một trục Ox xiêng xiêng từ dưới hướng lên là được rồi, vẽ tiếp 1 vecto [tex]v_{0}[/tex] ghi độ lớn của nó bên cạnh (18km/h). Vậy là được rồi.
----------------------------------------
Còn hệ quy chiếu quán tính, phi quán tính nếu cần bữa khác mình sẽ làm sau nhá.......

THANKS một cái lấy tinh thần nào.









Logged
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:54:39 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

Hình như bị lỗi gì thì phải, trỏ chuột vào chỗ đó nó mới hiện chữ lên nha........


Logged
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: 03:12:54 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

thanks anh đạt nhá để em đọc rồi từ từ hiểu sau
cũng mong các anh các chị và các bạn cho ý kiến về phần này


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
nhoctiukenvin1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +3/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 21


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 03:25:28 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

 Cheesy Theo mình thì hệ quy chiếu chỉ là cách chọn vd như gốc thời gian từ nào, chiều dương từ đâu tới đâu.... dể từ đó mình tính toán ra kết quả ( kết quả âm hay dương tùy thuộc vào việc chúng ta lựa chọn hệ quy chiếu như thế nào).... chỉ cần lựa chọn sao cho dễ tính toán. Không cần phải vẽ ra cũng dc.
 Bạn nào còn cách giải thích khác thì pót lên nha , mình chỉ biết có vậy à Tongue


Logged
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:04:06 pm Ngày 30 Tháng Bảy, 2010 »

Ừ ừ... he he đúng cái mình định nói á, về sau có những bài toán không cần vẽ hệ quy chiếu chỉ cần nói sơ sơ cho xong chuyện như "chọn trục Ox /// phương chuyển động, chiều dương là chiều cđ" ......

Nói chung là vậy he he he


Logged
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 09:31:13 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2010 »

  Xem nào !! Có 1 vài ví dụ cho cô bé khánh huyền nhà ta đây , có gì thì coi qua thử xem sao nha
    1) Định vị trí và thời điểm 2 xe khi bik khoảng cách của chúng trong chuỷen động thẳng đều
           Lúc 8h một ô tô khởi hành từ A => B với v = 12m/s , 5 phút sau một xe khởi hành từ B về A với v=10m/s , bik AB = 10,2 km , Định thời điểm và vị trí 2 xe khi chúng cách nhau 4,4km
    2) Định vị trí và thời điểm gặp nhau của 2 chuyển động biến đổi đều
          * Một người đi xe đạp lên dốc chậm dần đều với vận tốc ban đầu là v1=18km/h , cùng lúc người # cũng đi xe đạp xuống dốc nhanh dàn đều với vận tốc đầu là v2= 3,6km/h , độ lớn gia tốc của 2 xe bằng nhau và bằng a=0,2m/s , khoẳng cách ban đầu của 2 xe là 120m
            a) lập ptcd của mỗi xe với cùng gốc tọa độ , thời gian và chiều (+)
            b) tìm thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau
    3) chuyển động ném đứng và rơi tự do
       * Một vật được thả rơi tự do ở độ cao h=95m , 1s sau từ mặt đất ta phóng thẳng dứng lên 1 vật có vận tốc ban đầu V=20m/s , g=10m/s^2
    a) lấy cùng trục tọa độ , cùng thời gian , viết ptcd
    b) chúng gặp nhau ở độ cao nào và lúc đó vật mén len đang đi lên hay đi xuống với vận tốc bao nhiu ?
    4) Chuyển động ném xiên
         Một vật được ném lên từ mặt đất theo phuwong xiên góc . tại điểm cao nhất của quỹ đạo vạt có vận tốc bằng một nửa vận tốc ban đầu và độ cao h=15cm , g = 10
       a) viết ptqd
       b) tính khoảng cách từ chỗn ném đến chỗ chạm đất
       c) Ở độ cao nào so với mặt đất thì vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 30 độ ?

   Hây !! Chị làm siêng chép được tới nhiu đó  Cheesy, đưa vài ví dụ để em nghía dần dần , cũng chẳng có bao nhiu nhưng vẫn được coi là nhìu ( hơn 2 là nhìu rùi ha !! b-) ) , Lên lớp 10 học giỏi nha ... thành viên của 9a1 vô đối !!  b-) 


Logged
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: 09:11:22 am Ngày 02 Tháng Tám, 2010 »

cám ơn các anh chị rất nhiều em đã hiểu rõ hơn về cái phần này mặc dù vẫn chưa hình dung ra cái cách vẽ hệ quy chiếu như thế nào hì hì hì Cheesy
ak còn cái phần hệ quy chiếu quán tính nữa(gồm HQC Coprernic, HQC Galie, HQC địa tâm) các anh chị giải thích rõ ràng cho em nhé cả phần đổi hệ quy chiếu nữa


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: 12:59:16 pm Ngày 02 Tháng Tám, 2010 »

gồm HQC Coprernic, HQC Galie, HQC địa tâm
Chỉ là những HQC với các tên gọi khác nhau thôi, ít người sài lắm, mỗi HQC đó nó chọn gốc và các trục khác nhau thôi


Logged

tengrimsss
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +48/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 140

tengrimsss
Email
« Trả lời #11 vào lúc: 09:19:14 am Ngày 09 Tháng Tám, 2010 »

Em Khanh Huyen đọc kĩ đây nha:
Cùng một sự kiện vật lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác nhau.
1. Cơ học cổ điển

Khi thay đổi hệ quy chiếu thì việc ghi nhận thời gian và vị trí sẽ thay đổi. Tuy nhiên, chênh lệch thời gian giữa các sự kiện trong cơ học cổ điển là "bất biến", không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Thời gian trong cơ học cổ điển được gọi là thời gian tuyệt đối. Cũng vậy, khoảng cách giữa các điểm trong không gian của cơ học cổ điển không thay đổi với sự biến đổi hệ quy chiếu.

Việc thay đổi ghi nhận về vị trí trong cơ học cổ điển dẫn đến việc vận tốc, gia tốc, động lượng và các loại lực hay đại lượng vật lý phụ thuộc vào vận tốc hay vị trí mang "tính tương đối" dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Đặc biệt, tính tương đối của lực trước biến đổi hệ quy chiếu có thể giúp phân loại lực và hệ quy chiếu ra làm hai.
1. 1. Lực

Các lực mà vật thể chịu tác động có thể không phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, một đại lượng không thay đổi khi hệ quy chiếu thay đổi) hoặc có phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực từ, phụ thuộc vào vận tốc các hạt mang điện).

Có thể phân loại lực ra làm hai theo tính chất tương đối của chúng. Các lực mà không phụ thuộc vào biến đổi hệ quy chiếu, hoặc không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu đều có thể quy về các lực cơ bản. Các lực mà phụ thuộc biến đổi hệ quy chiếu và luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất gọi là lực quán tính.

Hệ quy chiếu trong cơ học cổ điển cũng được phân ra hai loại, hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu phi quán tính.

Hệ quy chiếu quán tính được định nghĩa là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện lực quán tính ( Có một định nghĩa khác: Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mà trong đó chuyển động của hạt tự do (hạt không chịu tác động của lực nào) là chuyển động thẳng đều.) . Điều này có nghĩa là mọi lực tác động lên các vật thể trong hệ quy chiếu này đều có thể quy về các lực cơ bản. Theo định luật thứ nhất của Newton khi không bao hàm lực quán tính, một vật trong hệ quy chiếu quán tính sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi tổng các lực cơ bản tác dụng lên vật bằng không. Tương tự định luật thứ hai của Newton hay các định luật cơ học khác, khi chỉ bao hàm lực cơ bản, sẽ chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, nơi không có lực quán tính.

Trong cơ học cổ điển, một hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc (thẳng đều hoặc đứng yên) so với một hệ quy chiếu quán tính khác thì cũng sẽ là hệ quy chiếu quán tính. Nguyên lý Galileo phát biểu trong cơ học cổ điển coi mọi hiện tượng cơ học đều xảy ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính. Sau này Albert Einstein mở rộng tính chất này và cho rằng tất cả các quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong hệ quy chiếu quán tính (lý thuyết tương đối hẹp) rồi rộng hơn nữa là mọi quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu (lý thuyết tương đối rộng).

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có xuất hiện lực quán tính. Trong cơ học cổ điển, chúng là các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này dạng của các định luật cơ học cổ điển chỉ chứa các lực cơ bản có thể thay đổi so với trong các hệ quy chiếu quán tính, do có thêm lực quán tính. Các định luật cơ học bao gồm cả lực quán tính sẽ không cần thay đổi.

Trong thực tế hầu như không có một hệ quy chiếu nào gắn với các vật thể là hệ quy chiếu quán tính hoàn toàn cả do mọi vật thể đều chuyển động có gia tốc so với nhau. Hệ quy chiếu gắn với Trái Đất cũng không phải là hệ quy chiếu quán tính thực sự. Ví dụ, trọng lượng biểu kiến của mọi vật trên Trái Đất cũng thay đổi do sự chuyển động quay của Trái Đất. Thông thường một vật ở xích đạo sẽ nhẹ hơn vật ở hai cực 0.35%, do lực ly tâm trong hệ quy chiếu quay của bề mặt Trái Đất tại xích đạo. Tuy nhiên, ta có thể xem là hệ quy chiếu này là gần quán tính nếu các lực quán tính là rất nhỏ so với các lực khác.
2. Thuyết tương đối

Trong thuyết tương đối, việc thay đổi hệ quy chiếu làm chênh lệch thời gian giữa các sự kiện và khoảng cách giữa các điểm có thể thay đổi. Không gian và thời gian không bị tách rời nhau mà nhập thành một khái niệm duy nhất không-thời gian. Khái niệm "khoảng cách" được mở rộng cho không thời gian để nó bất biến trước phép biến đổi hệ quy chiếu.
2. 1. Thuyết tương đối hẹp
Thuyết tương đối hẹp là thuyết vật lý do Albert Einstein đề xuất vào năm 1905.

Cơ học Newton cho rằng các hiện tượng cơ học chỉ liên quan đến các lực cơ bản đều xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính, nhưng không nói rõ các hiện tượng khác trong nhiệt động lực học, điện từ học... có xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính hay không. Điện từ học chỉ ra rằng tương tác từ xảy ra chủ yếu là do chuyển động của các hạt mang điện. Như vậy có thể trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau các hiện tượng điện từ sẽ xảy ra khác nhau. Nhiều thí nghiệm được thực hiện với các hệ qui chiếu quán tính khác nhau với mục đích tìm ra một hệ qui chiếu quán tính mà ở đó tốc độ ánh sáng khác hẳn với tốc độ ánh sáng trong các hệ qui chiếu quán tính khác. Nhưng những thí nghiệm đó không đạt được kết quả.

Phương trình nổi tiếng của Einstein

Năm 1905 Einstein phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của các hệ qui chiếu quán tính với hai tiên đề.

E=mc²

Trong tiên đề đầu tiên:

    Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.

Tiên đề này chỉ ra rằng các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Nó cũng phủ định sự tồn tại của một hệ qui chiếu quán tính đặc biệt, như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề này các nhà khoa học khẳng định không thể tồn tại một môi trường ête truyền sóng điện từ (ánh sáng) với một vận tốc khác biệt các hệ qui chiếu khác.

Phép biến đổi của Galileo Galilei làm cho các phương trình Newton trở nên bất biến. Điều đó không có gì mâu thuẫn so với giả thuyết thứ nhất của Einstein tuy nhiên khi xét đến tham số thời gian thì định luật 2 của Newton chỉ áp dụng một cách tổng quát cho biến thiên động lượng.

Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein:

    Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.

Giả thuyết này giải thích cho kết quả của thí nghiệm Michelson-Morley và thí nghiệm Sitter vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên không thể sử dụng công thức cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.

Thực tế giả thuyết này có thể suy trực tiếp từ tiên đề đầu tiên. Mọi phương trình vật lý không thay đổi khi đi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác, nghĩa là các phương trình Maxwell cũng bất biến, và một kết quả của nó là tiên đoán về tốc độ ánh sáng cũng phải bất biến. Do đó giả thuyết này không thể là tiên đề, chỉ là hệ quả của tiên đề tổng quát đầu tiên, nếu coi lý thuyết điện từ Maxwell là đúng.

Cũng có thể chú ý rằng, giả thuyết thứ hai có thể đứng độc lập thành một tiên đề, nếu không công nhận lý thuyết điện từ Maxwell hoặc không cần dùng đến hiểu biết về trường điện từ.
2. 2. Thuyết tương đối rộng
Thuyết tương đối rộng hay Thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết hình học về hấp dẫn được Albert Einstein công bố năm 1915. Hiện nay nó là lý thuyết thành công nhất miêu tả về hấp dẫn của ngành vật lý học hiện đại. Thuyết tương đối rộng thống nhất giữa thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với bốn-động lượng (khối lượng-năng lượng và động lượng tuyến tính) của sự có mặt của vật chất và bức xạ. Mối liên hệ này được xác định bởi phương trình trường Einstein, một hệ phương trình vi phân riêng phần.

Mô phỏng một lỗ đen có khối lượng bằng mười lần khối lượng Mặt Trời khi nhìn từ khoảng cách 600 Km với nền là dải Ngân Hà.

Nhiều tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát là rất khác thường so với vật lý cổ điển, đặc biệt đó là sự liên quan đến sự trôi đi của thời gian, về hình học của không gian, chuyển động của vật rơi tự do, và sự lan truyền của ánh sáng.Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Nhiều tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát đã được xác nhận trong rất nhiều quan sát và thí nghiệm cho tới ngày nay. Mặc dù thuyết tương đối rộng không chỉ là lý thuyết tương đối tính về hấp dẫn duy nhất, nó còn là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa trả lời được, câu hỏi căn bản nhất đó là làm thế nào để thuyết tương đối rộng có thể kết hợp được với các định luật của cơ học lượng tử để tạo thành một lý thuyết hoàn chỉnh và nhất quán, lý thuyết hấp dẫn lượng tử.

Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong thiên văn vật lý. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen - những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị bóp méo đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được - một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Đã có những bằng chứng cho các hố đen khối lượng sao cũng như hố đen siêu khối lượng là nguyên nhân cho những bức xạ cường độ mạnh được phát ra từ những vật thể thiên văn học như nhân các thiên hà hoạt động hoặc các vi quasar. Sự bẻ cong đường đi của tia sáng dẫn tới một hiệu ứng gọi là thấu kính hấp dẫn, trong đó có nhiều ảnh của cùng một thiên thể được nhìn thấy trên bầu trời. Thuyết tương đối tổng quát cũng tiên đoán sự tồn tại các sóng hấp dẫn, chúng cũng đã được đo một cách gián tiếp; và hiện nay đang có nhiều dự án với mục đích đo được trực tiếp sóng hấp dẫn như LIGO. Hơn nữa, thuyết tương đối rộng còn là cơ sở cho các mô hình vũ trụ học hiện tại về sự đang giãn nở không ngừng của vũ trụ.


Nói chung vấn đề hệ quy chiếu mà em nói nó rộng lớn lắm em ah!
Em phải học ầ làm nhiều bài tập mới biết rõ vấn đề này, nó liên quan tới nhứng vấn đề khác to lơn hơn nó, nó là nền tảng của những vấn đề lớn khác đó>
Chúc em hiểu rõ hơn vấn đề.


Logged

Only You!
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: 10:22:20 am Ngày 09 Tháng Tám, 2010 »

Bài này nếu copy từ wiki xuống thì phải nên ghi rõ nguồn. Bạn cố gắng viết tiếng Việt có dấu nhé.  Smiley


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: 11:35:25 am Ngày 09 Tháng Tám, 2010 »

cám ơn mọi người nhiều lắm
em mong rằng mọi người sẽ tiếp tục chia sẻ nhiều hơn nữa


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3391_u__tags_0_start_msg18406