05:10:03 am Ngày 11 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

1 Vài ý nhỏ ... trong Cách đọc tên hóa hữa cơ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 1 Vài ý nhỏ ... trong Cách đọc tên hóa hữa cơ  (Đọc 50927 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« vào lúc: 06:33:37 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2010 »

UHm , xem nào , mình có nhớ có ai đã từng tâm sự rằng:đại khái là như thế này : Mình thích môn lý nhất, còn môn hóa thì mình ngán cái phần đọc tên ...( Ko nhớ rõ nguyên văn câu, chỉ nhớ đại ý là như thế  Cheesy)
Sao nhỉ !!! Nói thiệt , mình cũng từng một thời như thế, và vì " thấu hiẻu" vì đã có lúc nằm trong " hoàn cảnh " như thế ... Mặt # mình thấy trong các đề thi đaih học , có khoảng 1 đến 2 câu liên quan đến đọc tên..=> Mong có thể " góp ý kiến " 1phần nào đó để cho sức ép giảm đi khi thấy tên của chất hữu cơ ( hic, chỉ còn vài tháng nữa là thi rùi )
1) Để đọc được cái tên ta cần hiểu được khái niệm và bản xchất các quy luật sau
  * *Mạch chính là mạch dài nhất, nhiều nhánh nhất và đặc biệt có thể có chứa " đặc điểm đặc trưng của từng chât"
  Vd : " đặc điểm đặc trưng" của anken ankin ancol ... là liên kết đôi , liên kết 3 ,và có nhóm OH  (Ngoài lề : chẳng thấy có từ nào phù hợp , nên cứ tạm gọi là " đặc điểm đặc trưng"... Cheesy)
   * Vì mạch dài nên ta đánh số thứ tự C bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn
** Tên nhánh:
  + khi trong phân tử có nhóm Halogen, Nh2, No2, thì ta đọc tên nhóm halogen trước rồi đến NO2 rồi đến NH2 rồi nhánh ankyl
   +tên nhánh ankyl ( CnH2n+1) khi gọi tên nhánh thì theo thứ tự vần chữ cái ( Vd : 3-etyl-2-metylhepan thì nhánh etyl gọi trước nhánh metyl)
  * Khi đã nói đến tên nhánh thì ta sẽ nghĩ đến sẽ có CHỈ SỐ VỊ TRÍ NHÁNH, có thể số chỉ vị trí nhánh là số chỉ vị trí của nhóm " đặc điểm đặc trứng"
 Trước khi nếu rõ cách đọc tên từng chất, thì mình cũng xin " truyền lại " 1 " câu thơ" để nhớ tên mạch chính ( " cái này " được " lĩnh hội " từ thầy cô đó  Cheesy : MÊ EM PHẢI BỎ PHÍ HỌC HÀNH ...tương ứng với met, et, prop, but, pent, hex, hept,.. Thưiờng thì người ta chỉ cho đọc tới hept là hết thôi , Còn nếu muón nhớ oct, non, đec  thì ... nhớ đến tháng 10, 11, 12 trong tiếng anh í  Smiley)
2) CẤu trúc tên từng phần ( Tạm gọi nó là như thế )... Ở đây mình chỉ nói đến " tên thay thế " thôi
Mình đưa ra cái phần " sườn"  của các nhóm trước, như thế sẽ dễ nhớ hơn, còn cái phần " râu ria" rườm rà của mỗi chất sẽ " gắn " sau , cái phần " râu ria" ấy đôi lúc chính là sự " đặc điểm đặc trưng " của chất đó đấy ...
  a) HC ( hidrocacbon) no : Ankan , xicloankan và ko no : Anken . ankin
       *Tên thay thế : SỐ CHỈ VỊ TRÍ NHÁNH_TÊN NHÁNH, TÊN MẠCH CHÍNH + TÊN PHẦN ĐỊNH CHỨC
Tên phần định chức là có thể : an , in, en ( ankan, anken, ankin) , hay axetat, ol...)
    + Đối với Xicloankanthì ta chỉ thêm phần " rau ria" là " XCLO" chen giữa tên nhánh và tên mạch chính
     + Đối với anken, ankin, như đã nói ở trên: có thể số chỉ vị trí chính là số chỉ vị trí của " đặc điẻm đặc trứng" nên ....
.....và vị trí " đặc điểm đặc trưng của anken, ankin chính là " vị trí liên kết đôi , liên kết 3"
Nên tên thay thể của Anken, ankin sẽ đọc gióng với cái " sườn " đọc tên ankan nhưng thêm " SỐ CHỈ VỊ TRÍ LIÊN KẾT ĐỐI( OR 3) TRƯỚC "EN" (OR " IN" )
        *Tên gốc - chức : = tên phần gốc (met, et..) + tên phần định chức 
( Ngoài lề : tên gốc- chức dễ đọc hơn nhiều...  )
   b)Dẫn xuất halogen
    ** Ta chỉ xét đến ancol, andehit, xeton, Axit cacbolxilic   ( Vì phenol, benzen có mạch chính là mạch vòng => đọc tên theo cái " sườn " # )
       * Tên thay thế= TÊN HC TƯƠNG ỨNG + (M)..
Với (M) có thể là OL ( đối với ancol)
                        Al ( đối với andehit)
                        On ( đối với xeton)
                        OIC ( đối với Axit cacbõylic)
    Nói chung : các chữ " ol. on. oic " CÓ THỂ đều lấy từ " 1 VÀI CHỮ TRONG TÊN CHẤT ĐÓ "
VD: " oic" có thể lấy "o" từ " boy" và "ic" lấy từ " lic", tương tự đối với chất còn lại ...
( Ngoài lề: Nếu mình thấy được các " mối quan hệ " đó thì nó sẽ nhanh nhớ lắm , Thiệt !!!  Smiley Cheesy)
   + Giờ ta sẽ xét đến cái phần " râu ria " của mỗi chất nè ...Trong 4 chất trên , chỉ có 2 chất là đọc # đi một chút ... bởi lẽ ... nó có " râu ria"... Cheesy
        ii) Ancol: Vì có nhóm OH, có thể gắn vào các vị trí trong mạch C nên sẽ có thêm " SỐ CHỈ VỊ TRÍ "
           Tương tự như HC ko no thì " SỐ CHỈ VỊ TRÍ " Sẽ đứing trước OL
                   Tên HC  + Số chỉ vị trí  + Ol
        jj) axit cacbõyylic   : cái này thì dễ hơn , phần " râu ria " của nó chỉ là từ " AXIT " , vì thế  thêm từ " Axit" trước tên HC ...
                    Axit   +  HC    + OIc
** Sẽ có thắc mắc rằng   : " Thế tên HC tương ứng mạch chính sẽ đọc như thế nào ?
... Uhm thì cách đọc sẽ giống như đọc tên HC no và ko no ấy ...
Nói tóm gọn cho dễ hiểu là " TÊN HC TƯƠNG ỨNG THEO MẠCH CHÍNH = ĐỌC TÊN ANKAN, ANKEN, ANKIN
* Đối với TÊN THÔNG THƯỜNG thì Ancol có thể đọc như sau :   Ancol  + tên gốc HC  + ic
Chứ như theo tinh thần ... của sách thì " hầu hết tên thông thường đều đọc theo lịch sử nguồn gốc"
2) Benzen : SỐ CHỈ VỊ TRÍ ( o, m, p) + NHÓM ANKYL  + BENZEN
vị trí o,p,m lần lượt có thể là (2.6) ( 3,5) và (4)
3)ESTE : vì có cấu tạo dạng R-COO -R' nên
   tên = tên R'  + Tên gốc AXit  + at
Đối với ESTE thì mình thấy trong sách " Ôn tập chuỗi pư hóa học 10,11, 12" của " TRẦN THANH " ( Nhà xuất bản đại học QG TP HCM -2009) có đưa ra bẳng : " Tên 1 số gốc Axit và 1 số góc HC thưongf gặp " ( Cái bảng này xin post sau nha )
4)AMIN, AMInoAXIT
Phần " sườn "   Tên= tên gốc + Vị trí nhóm + " tên nó "
" TÊn nó " ở đây chính là " amin" hay " aminoaxit "
đó chỉ là phần tổng quát , còn vô phần riêng thì nó hơi rườm rà hơn nhiều...
    ii) Amin :
       Bậc 1 : Tên Thay thế= tên gốc HC ( thường là ankan) + VỊ TRÍ NHÓM NH2 + AMIN
       Bậc 2 : R-NH-R'   : tên= N_tên gốc HC ( thường là tên ankyl)   + tên HC tương ứng của gốc mạch chính  + Amin
       bậc 3 : tên= N, N _ tên HC + in
( Thường thì amin bậc 2 ,3 ít cho ra lắm)
 


Logged


Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:50:48 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2010 »

    jj) Aminaminoaxit
   tên= Axit + Vị trí nhóm Amino ( nhóm Nh2) + Vị trí nhóm , tên nhánh ankyl ( nếu có )  + tên HC tương ứng ( đuôi OIC)
=> Túm lại các tên đều có mối quan hệ gì đó giống nhau , ta cứ nắm chắc cái " dàn bài " rồi từ đó triển khai cái " ý rườm rà " , và những " yếu tố # " mà đọc thành tên
Nếu mà làm theo cách : tới bài nào mà học tên chất đó thì nó dễ bị " loạn " và mau quên hơn ( vì là Người " trong hoàn cảnh đó " nên có chút ý kiến thế  Cheesy), Vì thế dù chẳng đáng là bao nhưng mong sao có thể giúp một phầm nào đó để đơn giản hóa " về vấn đề đọc tên "
Đó chỉ là 1 ít kinh nghiệm chủ quan (+ thêm rất nhiều sự khách quan của SGK  Cheesy) Vì thế nếu có gì sai sót mong các bạn góp ý và sửa chữa ... [-O<
Còn về phần bảng tên như đã hứa ở trên thì xin post sau vậy , cảm phiền  Cheesy, chứ giừ trễ rồi
...." Giờ ăn đến rồi , giờ ăn đến rồi .... Hảo Hảo thơm ngon !!! ... Vòng quanh thế giới ... Azinomto..."  Cheesy =d>


Logged
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:09:22 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2010 »

                   TÊN MỘT SỐ GỐC AXIT VÀ 1 SỐ GÓC HC THƯỜNG GẶP
Tên gốc axit       Gốc R-COO                           GỐC R'                     Tên gốc HC
 a) fomiat           HCOO-                                -CH3                         metyl
 b)axetat            CH3COO-                            -C2H5                        etyl
 c)propionat        C2H5COO-                           -CH2CH2CH3               propyl
 d)butirat            CH3[CH2]2COO-                   -CH2[CH2]2CH3           butyl
 e)isobutirat        (CH3)2CHCOO-                     -CH2CH(CH3)2             isobutyl
 ê)valerat            CH3[CH2]3COO-                   -CH(-CH3)CH2CH3        sec-butyl
 g)pamitat           CH3[CH2]14COO-                  -C(CH3)3                   tert-butyl
 h)stearat            CH3[CH2]16COO-                 -CH2[CH2]3CH3           amyl
 k)acrilat             CH2=CH-COO-                     -CH=CH2                    vinyl
 l)matacrilat         CH2=C(-CH3)COO-               -CH2-CH=CH2              anlyl
 m)oleat              C17H33COO-                       -mạch vòng                 phenyl
 n)benzoat           Mạch vòng -COO-                -CH2-mạch vòng          benzyl
 o) oxalat            COO-(COO-)-     (1)              -CH2-                       metylen
** Chú ý  đối với o) nhóm COO-(COO-)- nằm theo chiều thẳng đứng
Mình thấy đa số hay gặp là a, b,c, d ,e , và k,l, m,n, o
...................... The And...............


Logged
tonnypham
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +11/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 192


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:17:23 pm Ngày 22 Tháng Năm, 2010 »

Hơi bị đuối.

THANKS


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3247_u__tags_0_start_0