Giai Nobel 2012
01:43:56 am Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

? Dạng khó trong dao động điều hòa ?

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ? Dạng khó trong dao động điều hòa ?  (Đọc 10592 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« vào lúc: 11:46:47 am Ngày 26 Tháng Ba, 2010 »

Trong bài toán về dao động điều hòa. Theo em khó nhất là dạng bài.
Cho phương trình dao động điều hòa. Tính quãng đường mà vật đi được trong thời gian từ t1 đến t2. Tức là trong thời gian [tex]\Delta t[/tex].
Xin các thầy , các bạn biết cho em xin phương pháp giải bài toán trên được không ạ.
 Hiện tại em đã được đọc một phương pháp trên violet nhưng tác giả không hiểu gì về dao động điều hòa đưa ra phương pháp không đúng, có chăng chỉ đúng trong trường hợp đặc biệt là ở t1 chất điểm ở vị trí cân bằng, hoặc vị trí biên. Còn lại là không đúng.
Em mong được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn.


Logged



Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:51:26 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2010 »

Hiện tại em đã được đọc một phương pháp trên violet nhưng tác giả không hiểu gì về dao động điều hòa đưa ra phương pháp không đúng, có chăng chỉ đúng trong trường hợp đặc biệt là ở t1 chất điểm ở vị trí cân bằng, hoặc vị trí biên. Còn lại là không đúng.
Em mong được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn.

Bạn nguyen_lam_nguyen phải thật cẩn thận khi phát biểu như vậy (dòng màu đỏ!).

Dạng bài tập này không khó. Có thể dùng đồ thị để giải. Các bước như sau:

* Phác họa đồ thị thời gian, li độ của vật (t,x).

* Tại thời điểm t1, xác định ly độ của vật, xác định chiều chuyển động (thông qua vận tốc). Từ đó xác định điểm A ứng với t1 trên đồ thị.

*Tương tự,  xác định điểm B trên đồ thị ứng với vật ở thời điểm t2.

*Đếm xem giữa A và B có bao nhiêu chu kỳ tròn. Gọi C là điểm trên đồ thị, nằm giữa A và B, sao cho A và C giới hạn tối đa số chu kỳ tròn. Nói cách khác, C là điểm ngay trước B sao cho thời gian giữa hai điểm C, B nhỏ hơn một chu kỳ; giữa A, C có một số nguyên lần chu kỳ.

*Sau đó xác định xem từ C đến B vật chuyển động như thế nào. Từ đó có thể tính được quãng đường vật di chuyển từ C đến B.

*Cuối cùng tính được quãng đường từ A đến B.

 
PS: * Nếu giữa t1 và t2 nhỏ hơn một chu kỳ  thì C chính là A.
      * Ở đây ta chỉ cần phác họa đồ thị, không cần phải vẽ chính xác.
      * Mấu chốt quan trọng là phải xác định được vị trí ban đầu, vị trí sau cùng và bao nhiêu chu kỳ tròn giữa 2 vị trí đó.










Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:28:26 am Ngày 27 Tháng Ba, 2010 »

I/ Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến hay phương pháp của Trần quỳnh.
Có người đã gọi phương pháp trên là vẽ vết của đường đi.
II/ Em nói khó ở đây là nói khó với học sinh khi gặp phải bài này, nhất là bài toán ứng với bài toán không phải là trường hợp đặc biệt. Chứ không phải là khó với thầy cô giáo, hay là sinh viên học khoa vật lý, và càng không khó với một người học trên đại học.
III/ Hãy tưởng tượng bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để giảng cho hoc sinh để học hoàn thành dạng này ( Đưa ra vấn đề, giải quyết, áp dụng thành thục, ghi nhớ ..) Khi đó sẽ biết đây là dạng khó hay là dạng dễ.
IV/ Thưa anh trần quỳnh tôi biết mình nói gì. Nếu anh không tin tôi có thể tìm tài liệu trên violet co anh thấy. Tác giả đó đã sử dung phương pháp chia [tex]\Delta t[/tex]=n1 T+n2T/2+n3T/4+[tex]\Delta t[/tex]0

[tex]\Delta t[/tex]0 < T/4.
Sau đó tính quãng đường trong thời gian n1T bằng n1.4A
Quãng đường trong thời gian n2T/2 bằng n2.2A ......
........
Thưa anh Trần quỳnh phương pháp đó có đúng không?
Em có thể khẳng định đó không đúng nó chỉ đúng cho trường hợp t1 chất điểm ở vị trí biên, hoặc vị trí cân bằng. Và anh trần quỳnh ạ, có rất nhiều người đã sai ở chỗ này.
Vậy em xin đặt ra một vấn đề nếu là thầy giáo giảng dạy chuyên đề về Phương pháp giải bài tập vật lý sơ cấp, các thầy cô giảng dạy phổ thông khi giảng dạy về chuyên đề này ta sẽ giảng dạy như thế nào là hiệu quả ? ( Vì qua bài toán trên hoc sinh hiểu về vấn đề dao động điều hòa rất tốt Huh )



Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Trami
Thành viên mới
*

Nhận xét: +2/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 22


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:31:03 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2010 »

     Bạn Nguyen_lam_nguyen thân!
   Đọc bài của bạn, Trami đồng ý rằng Phương pháp của tác giả đưa bài trên violet đã có sự nhầm lẫn. Cái nhầm ở đây là từ quãng đường trong 1T là 4A suy ra quãng đường trong 1/2 chu kì là 2A, trong 3/4 T là 3A. v.v.. Bởi khi chất điểm dao động, vận tốc nó biến thiên điều hòa, quãng đường đi được trong khoảng thời gian nhỏ hơn chu kì còn phụ thuộc nó đi từ vị trí nào đến vị trí nào?
  (ví dụ: Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian T/4 khi qua VTCB sẽ lớn hơn quãng đường đi được trong khoảng thời gian ấy khi qua vị trí biên?)

  Tuy nhiên chỉ vì sự nhầm lẫn này có thể kết luận rằng "tác giả ko hiểu gì về DĐĐH như bạn nói không?Bản thân Trami nghĩ rằng ko thể.
  Ai cũng có lúc nhầm lẫn, hoặc thậm chí sai hoàn toàn. Nhưng Trami tôn trọng tất cả những thành viên đã chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm của mình. Dù sao tác giả cũng mong muốn tìm ra 1 phuơng pháp giúp mọi ng giải nhanh bài toán dao động. (chỉ tiếc 1 điều PP đã sai?). Trami thấy phần đa mọi ng vào web tìm tài liệu, thường sau khi down về, có mấy ai viết được lời cảm ơn tác giả. Đúng thì sử dụng làm kiến thức,kinh nghiệm, sai thì quay sang chỉ trích.....và có mấy ai xem xong rồi góp ý để tác giả hoàn chỉnh thêm?
 
  Bài của NLN, anh Trần Quỳnh đã đưa ra PP giải và bạn cũng đồng ý rồi! Trami chỉ có thêm ý kiến là khi giải bài toán DĐĐh Mi thường quy về chuyển động trên quỹ đạo tròn, việc xử lý bài toán sẽ nhanh hơn rất nhiều.


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:38:24 am Ngày 29 Tháng Ba, 2010 »

   
  Tuy nhiên chỉ vì sự nhầm lẫn này có thể kết luận rằng "tác giả ko hiểu gì về DĐĐH như bạn nói không?Bản thân Trami nghĩ rằng ko thể.
  Ai cũng có lúc nhầm lẫn, hoặc thậm chí sai hoàn toàn. Nhưng Trami tôn trọng tất cả những thành viên đã chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm của mình. Dù sao tác giả cũng mong muốn tìm ra 1 phuơng pháp giúp mọi ng giải nhanh bài toán dao động. (chỉ tiếc 1 điều PP đã sai?). Trami thấy phần đa mọi ng vào web tìm tài liệu, thường sau khi down về, có mấy ai viết được lời cảm ơn tác giả. Đúng thì sử dụng làm kiến thức,kinh nghiệm, sai thì quay sang chỉ trích.....và có mấy ai xem xong rồi góp ý để tác giả hoàn chỉnh thêm?
 

Đây cũng là ý tranquynh muốn nói. Các bạn cũng nên góp ý với tác giả để họ chỉnh sửa và hoàn thiện thêm những gì họ đã upload lên internet. Tin rằng các tác giả luôn để lại email ở đâu đó trong tài liệu mà họ gửi lên.





Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3213_u__tags_0_start_0