Giai Nobel 2012
07:03:44 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài toán tĩnh học

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: bài toán tĩnh học  (Đọc 2911 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
rainbow_lx60
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 9


Email
« vào lúc: 10:46:07 pm Ngày 15 Tháng Giêng, 2010 »

Thang chiều dài AB =L  nghiêng góc a so với sàn tại A và tựa vào tường tại B
Khối tâm C của thang cách A một đoạn L/3
a)   Chứng minh rằng thang không thể cân bằng nếu không có ma sát
b)   Gọi k là hệ số ma sát giữa thang với sàn và tường, a = 60độ. Tính k nhỏ nhất để thang cân bằng
c)   Khi k nhỏ nhất, thang có trượt không nếu 1 người có trọng lượng bằng trọng lượng thang đứng tại D cách A 2L/3
ĐS: b) [tex]k=\frac{\sqrt{35}-3\sqrt{3}}{4}=0,18[/tex]
      c) có


Logged


Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:31:45 am Ngày 21 Tháng Giêng, 2010 »

Các lực tác dụng lên thang chỉ trên hình vẽ, FA,FB là các lực ma sát của phần b.
Điều kiện cân bằng của thang là tổng các lực tác dụng lên nó =0. tổng mômen lực cũng bằng 0.
a) ko có ma sát
Theo phương oy: NA-P=0  --> NA=P
                   ox: NB=0
Mômen lực đối với trục quay qua gốc O : Mo=NA.l.cosa-NB.l.sina-P.2l/3.cosa
Từ trên --> Mo=P.l/3.cosa khác 0, --> Thang không thể cân bằng.
b) a=60 độ,lực ma sát trên hình vẽ. Fms ở đây là lực ma sát nghỉ, kmin ứng với Fms=kN
Điều kiện cân bằng :
      ox :   NB-FA=0       (1)
      oy : NA+FB-P=0   (2)
mômen : Mo=NA.l.cosa-NB.l.sina-P.2l/3.cosa=0  (3) (FA và FB có phương đi qua trục quay nên mômen của nó với trục quay O bằng 0)
Ta có FA=kNA ; FB=kNB
từ (1) (2): NB=FA=kNA  --> FB=P-NA=kNB=k^2.NA  --> P=(k^2+1)NA   (4)
Thay (4) vào (3), rút gọn được phương trình [tex]2k^2+3\sqrt{3}k-1=0[/tex]
Nghiệm của nó : [tex]k=\frac{\sqrt{35}-3\sqrt{3}}{4}\simeq 0,18[/tex]
c) Tương tự nhưng em xét thêm một trọng lực P nằm cách A một đoạn 2l/3 trong điều kiện cân bằng.

lưu ý : Bạn có thể chọn các trục tọa độ khác nhau (gắn với thanh chẳng hạn ) miễn sao cho phương trình là đơn giản. Nhung chiếu các lực lên ox, oy để tránh sự phụ thuộc của nó vào góc a.
Mômen cũng vậy, Với trục quay qua O ta loại bỏ được mômen của 2 lực ma sát, việc tính toán đơn giản hơn.
« Sửa lần cuối: 10:33:55 am Ngày 21 Tháng Giêng, 2010 gửi bởi Hồng Nhung »

Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3003_u__tags_0_start_0