Giai Nobel 2012
05:03:15 am Ngày 29 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào ngày nào trong tháng 4/2020 ?

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào ngày nào trong tháng 4/2020 ?  (Đọc 949 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
lynkliv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 9


Email
« vào lúc: 03:02:45 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2020 »

Đối với những ai có niềm đam mê thiên văn học thì chắc hẳn sẽ không bỏ qua các hiện tượng độc – lạ xuất hiện trên bầu trời vào mỗi năm. Có thể kể đến những hiện tượng như nhật thực, nguyệt thực, mưa sao băng, siêu trăng… luôn được mọi người đón xem vào mỗi năm. Năm 2020, chúng ta có dịp đón 4 siêu trăng liên tiếp. Theo các nhà thiên văn, sau “siêu trăng tuyết” tháng 2, “siêu trăng giun” tháng 3, sang tháng 4 này sẽ xuất hiện “siêu trăng hồng”. Đây là hiện tượng thiên nhiên khá hiếm mà ai cũng mong muốn được chiêm ngưỡng vào mỗi năm. Vậy siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào ngày nào trong tháng 4/2020? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!!!

1. Siêu trăng là gì?

Mặt trăng di chuyển xung quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình ovan và đây được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Khi di chuyển tới vị trí cực cận – có khoảng cách gần nhất với Trái Đất, kích thước của Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất sẽ lớn hơn.

Đặc biệt khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt trăng ở cận điểm. Mặt Trăng lúc đó sẽ sáng hơn và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).

So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% so với trăng tròn bình thường khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.

siêu trăng và trăng thường
Trên thực tế, cái tên siêu trăng là do nhà thiên văn học Richard Nolle đề xuất vào năm 1979 . Đến nay, thuật ngữ “siêu trăng” vẫn không được sử dụng chính thức trong cộng đồng khoa học hoặc trong thiên văn học, mà thay vào đó, các nhà khoa học gọi đó là “sự thẳng hàng của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời tại điểm cận địa” (perigee-syzygy) hoặc “Trăng tròn/Trăng mới tại điểm cận địa”.

Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông, xã hội, thuật ngữ “siêu trăng” đã trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng. Rõ ràng việc nói “siêu trăng” dễ dàng hơn là sử dụng thuật ngữ khoa học khó hiểu như “sự thẳng hàng của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời tại điểm cận địa”. Vì vậy không có gì là lạ khi thuật ngữ “siêu trăng” lại trở nên phổ biến.


2. Siêu trăng sẽ xuất hiện vào ngày nào trong tháng 4/2020?

Trong tháng 4 này, siêu trăng sẽ xuất hiện vào đêm 7/4 rạng sáng ngày 8/4. Đặc biệt siêu trăng tháng tư lần này sẽ đi kèm với “nguyệt thực nửa tối”. Bạn sẽ cảm thấy có một “bóng ma” lờ mờ lướt ngang mặt trăng và làm nó tối đi chút ít. Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi mặt trăng lọt vào phần rìa của bóng trái đất, thay vì hoàn toàn nằm trên một đường thẳng với trái đất, mặt trời và bị tối đen. Rất tiếc từ Việt Nam không thể quan sát lần nguyệt thực nửa tối này mà may mắn thuộc về các quốc gia phía bên kia địa cầu.

Lần siêu trăng này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Hồng bởi nó đánh dấu thời điểm xuất hiện của loài cỏ hồng rêu, hoặc loài địa giáp trúc hoang – một trong những loài hoa mọc sớm nhất vào mùa xuân. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Mầm Cỏ, Trăng Trứng. Nhiều bộ lạc ven biển còn gọi là Trăng Cá bởi đây là thời điểm loài cá Bẹ bơi ngược dòng để đẻ trứng.

Đây cũng là lần siêu trăng thứ ba trong tổng số bốn lần siêu trăng của năm 2020. Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần cực cận với Trái Đất và trông có vẻ lớn hơn và sáng hơn so với lúc trăng tròn bình thường khác.


3. Hướng dẫn cách quan sát siêu trăng
Là một người yêu thiên văn chắc hẳn bạn sẽ không thể không chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng tháng 4 vào đêm 7/4 rạng sáng ngày 8/4 này phải không nào? Bạn hoàn toàn có thể quan sát được siêu trăng bằng mắt thường mà không cần sử dụng biện pháp bảo vệ mắt. Việc bạn cần làm là chọn một nơi thoáng đãng, tránh ô nhiễm ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát. Nếu trời nhiều mây hoặc mưa sẽ khó quan sát, thậm chí không quan sát được.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngắm rõ hình dáng cũng như bề mặt của Mặt Trăng thì bạn hãy chuẩn bị một chiếc kính thiên văn nhé. Chúc các bạn có buổi chiêm ngưỡng siêu trăng tuyệt vời.


Ngoài Siêu trăng tháng 4, sắp tới, người yêu thiên văn còn có dịp mãn nhãn với loạt hiện tượng thiên văn kỳ thú khác như mưa sao băng vào tháng 4, tháng 8, tháng 12; Trăng Hoa vào 7/5, nhật thực , nguyệt thực; trăng xanh vào đúng Haloween,…



Logged


Tags: siêu trăng trăng hồng siêu trăng tháng 4 
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.